|
Hai diễn giả nổi bật trong cuộc biểu tình này là America Ferrera, 32 tuổi, và Madonna, 58 tuổi. Madonna, ca sĩ khá nổi tiếng. America, diễn viên, không nổi tiếng lắm. Cha mẹ Ferrera là người di dân từ Hondura và cô gái mang tên America này may mắn được sinh ra trên đất Mỹ. Hai diễn giả, hai bài diễn văn, mỗi người một vẻ, nhưng tựu trung chỉ là những đòi hỏi vô cớ, những lời tuyên truyền gây thêm hận thù, chia rẻ. Cô diễn viên trẻ với khuôn mặt không mấy khả ái cao giọng tuyên bố:
“Phải nói rằng đây là lúc người di dân rất nhói tim. Một cơ sở đại diện cho thù ghét và chia rẻ đã chiếm chiếc ghế quyền lực ngày hôm qua. Nhưng tổng thống này không phải Hoa Kỳ. Nội các của ông ta cũng không phải Hoa Kỳ. Quốc hội cũng không phải Hoa kỳ. Chúng ta chính là Hoa Kỳ”
Mang cái tên America, có lẽ cô muốn nói chính cô mới là Hoa Kỳ, ngoài ra mọi thứ khác đều không phải.
Và cô gào thét:
“Chúng ta xuống đường hôm nay để cốt lõi đạo đức của quốc gia này chống lại một Tổng thống đang tạo chiến tranh”
Cô con gái của hai vợ chồng di dân từ Trung Mỹ nhờ đất nước này đã thực hiện được giấc mơ Hoa Kỳ nhưng lại đi nói những lời sặc mùi ăn cháo đá bát. Rất may, suốt bài diễn văn của cô không có tiếng chửi tục. Madonna, trái lại, chửi tục toáng cả lên, dùng chữ “F” đến những mấy lần. Có lẽ bà gần sáu bó nên không ai thèm…”F” với bà. Nếu cô bé America dùng chữ “F” giống Madonna, chắc sẽ có người hưởng ứng.
Với những diễn giả hạ cấp và những bài diễn văn hạ cấp như thế, cuộc biểu tình “Women’s March” rõ ràng là một trong những đống rác vĩ đại đảng Dân chủ để lại sau 8 năm cầm quyền.
Đến nay thì hầu như mọi người đều biết thành phần nào xứng đáng được mang tên gọi “deplorable”. Những con người kêu gào gieo hận thù, chia rẻ như Ferrera, chửi bới tục tằn như Madonna, chính là những người đại diện cho thành phần “deplorable”.
Dưới đây là một đoạn trong bài diễn văn của Madonna:
“Chào mừng các bạn đến tham dự cuộc cách mạng yêu thương này. Đến với cuộc nổi loạn này. Đến để chúng ta từ chối không chấp nhận thời đại của độc tài….”
Bà kết thúc câu văn bằng một chữ “F”. Còn nữa, ở một đoạn văn khác bà văng tục mạnh hơn, nhiều hơn (xin ghi nguyên văn):
“And to our detractors that insist that this March will never add up to anything, F. you. F. you.”
Bà ta còn cho đám biểu tình biết nhiều lúc bà muốn cho nổ tung cả tòa Bạch Ốc dù biết rằng có làm vậy cũng chằng thay đổi được gì.
Nhóm chủ trương “Women’s March” trước kia khi xin giấy phép biểu tình đã tránh không nói đến mục đích chính của họ là để chống lại cuộc nhậm chức của TT Donald Trump. Về đến thủ đô HTĐ, họ hiện nguyên hình là thành phần thù ghét người đã đánh bại ứng cử viên của họ. Mấy trăm ngàn phụ nữ này đến nay vẫn chưa nguôi mối hận lòng khi thấy ứng cử viên của họ thua cuộc. Họ đã tìm đủ mọi cách để lật ngược kết quả bầu cử nhưng không thành. Họ đã muốn kéo về thủ đô ngay ngày Lễ đăng quang của Donald Trump nhưng không được phép. Tân tổng thống Donald Trump là cái gai trong mắt họ, cần phải nhổ.
Cuộc biểu tình “Women’s March ngày 21 tháng 1 năm 2017 tại thủ đô HTĐ phảng phất ít nhiều hình ảnh những cuộc biểu tình của thanh niên sinh viên thân cộng tại miền Nam Việt Nam trước năm 75. Sách động quần chúng nổi loạn là một trong những ngón nghề điêu luyện của Việt cộng. Ngày hôm nay, ngay trên đất nước tự do này, hai người phụ nữ đại diện cho nhóm “Women’s March” đã rập y khuôn thước của những tên hoạt đầu cộng sản: kêu gọi đấu tranh giai cấp, chia rẻ, hận thù.
Một mặt “Women’s March” kêu gào nổi loạn, một mặt truyền thông “dòng chính” không ngớt tìm các yếu điểm của chính phủ mới để tấn công. Gần hai năm trời không ngớt xỉa xói ứng cử viên Donald Trump, truyền thông “dòng chính” đến nay vẫn không bỏ lỡ cơ hội nào để tiếp tục nói xấu vị tân Tổng thống. Dùng những bức ảnh được chụp dưới ống kính lệch lạc của họ, họ cho rằng con số người về tham dự lễ Đăng quang không bằng con số các bà hiện diện trong cuộc biểu tình “Women’s March”. Họ ra rả lặp đi lặp lại sự khác biệt giữa số người dự lễ nhậm chức của Obama năm 2009 và của lễ đăng quang năm nay.
Trên thực tế, số người hiện diện tại thủ đô trong lễ Đăng quang của Tổng thống Donald Trum nhiều hơn số người của “Women’s March”. Số người có mặt tại thủ đô HTĐ năm 2009 nếu có lớn hơn, nhiều hơn số người có mặt tại HTĐ năm 2017 cũng không quan trọng. Quan trọng ở chỗ người lãnh tụ mà họ hết lòng ủng hộ tám năm về trước đã làm được gì cho đất nước.
Người lãnh tụ ấy, sau 8 năm cầm quyền, đã để lại một hậu hoạn lớn. Món nợ quốc gia từ 10 ngàn tỷ ở năm 2008 nay đã lên đến gần 20 ngàn tỷ. Những cuộc xung đột giữa người da đen và nhân viên công lực tại các thành phố lớn cũng đã tăng vọt nhiều so với trước năm 2008. Giềng mối xã hội lung lay đến độ có người xem Hiến pháp rẻ hơn những gì họ muốn. Họ chà đạp lên đạo đức nhưng lại nhân danh đạo đức. Mầm mống chia rẻ đã trở thành một cái gì rất hiện thực, có thể nói chính mầm mống đó đã nảy sinh ra cuộc bạo động của vài nhóm nhỏ tại thủ đô HTĐ trong ngày lễ Đăng quang và cuộc biểu tình “Women’s March” diễn ra một ngày sau đó.
Cuộc chiến sắp diễn ra, nếu có, sẽ là cuộc chiến giũa thiểu số ồn ào và đa số thầm lặng. Sức mạnh của đa số thầm lặng đã giúp Donald Trump đánh bại Hillary, và cũng chính sức mạnh của đa số thầm lặng sẽ giúp cho Tổng thống Trump thực hiện được hoài bão làm cho nước Mỹ vĩ đại trở lại.
Đoạn đường trước mặt của Tân Tổng Thống Trump sẽ rất cam go. Thù trong, giặc ngoài. Những người không thích ông luôn ra rả kêu gọi tranh đấu chống lại ông tới cùng, cho dù hiện nay ông vẫn chưa làm gì có hại cho đất nước này.
Cá vượt vũ môn thành rồng, là một người đã từng vượt qua không biết bao nhiêu chướng ngại vật để cuối cùng trở thành vị Tổng thống thứ 45 của nước Mỹ, nhất định Donald Trump sẽ khắc phục khó khăn, đưa Hoa Kỳ lên đài vinh quang, “Make America Great Again”. Mong sao đến lúc đó những người chống đối, chỉ trích, đả kích ông hôm nay, trong số có cô diễn viên America, sẽ nhìn ông bằng ánh mắt khác hơn.
( GÁNH NẶNG CỦA TÂN TỔNG THỐNG TRUMP )
Muỗi Cà Mau
Phần nhận xét hiển thị trên trang
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét