Kho giống má trên cánh đồng chữ nghĩa!

Thứ Ba, 3 tháng 1, 2017

Vì sao Việt Nam không nên quá quan tâm đến kết quả PISA?


Lâu rồi tôi không viết gì về giáo dục. Có nhiều lý do, trong đó có một lý do đơn giản là: Chán!
Vì sao mà chán? À, chán là vì nói lắm cũng chẳng ai nghe, mà nếu có vài người nghe thì những người ấy thường cũng chẳng thay đổi được gì.
Nhưng hôm nay, đọc thấy một số bài viết, nhận định vv về kết quả PISA của Việt Nam năm 2015 (mới công bố cách đây ít lâu), tôi lại thấy mình phải tiếp tục nói. Không phải để cho có ai nghe và thay đổi, mà chỉ nói để góp phần làm tăng số người hiểu đúng lên trước đã.
Thêm được người nào hay người nấy, và kiên nhẫn chờ cho đến khi nào có nhiều người hiểu đúng thì may ra mới có thể mong chờ sự thay đổi. Chứ hiểu còn không đúng thì làm sao có hành động đúng cho được?
Vậy thì đây, xin mời các bạn.
------------
Cứ 3 năm một lần, tổ chức OECD lại đưa ra kết quả của "kỳ thi" PISA, theo đó các học sinh ở độ tuổi 15 từ khắp các quốc gia trên thế giới được kiểm tra năng lực toán học, khoa học và đọc hiểu. Xin chú ý rằng ở trên tôi đã ghi từ "kỳ thi" (PISA) trong ngoặc kép, vì thực ra nó không phải là một kỳ thi, vì kỳ thi bắt buộc phải đưa đến những "hậu quả" (tốt hoặc xấu) cho người đi thi, ví dụ như đậu hoặc rớt, được hoặc không được lên lớp, tốt nghiệp, chuyển cấp, cấp chứng chỉ vv). Trong khi đó, "kỳ thi" PISA chỉ nhằm để biết mức năng lực của các thí sinh được xem là đại diện cho toàn bộ học sinh ở độ tuổi 15 của những quốc gia khác nhau, nhằm so sánh xem quốc gia nào đạt kết quả cao hơn, và tại sao.

Về bản chất, "kỳ thi" này cần phải được gọi là "cuộc khảo sát" thì mới đúng bản chất (kiểm tra để biết xem ai hơn ai kém, vậy thôi). Đây là một "trò chơi" vốn dành cho câu lạc bộ các nước giàu (các nước OECD), nhưng không loại trừ các nước khác tham gia nếu muốn, miễn là đóng đủ tiền và thực hiện các yêu cầu về kỹ thuật khảo sát của PISA.
(Khuya rồi, tôi phải đi ngủ đã, mai viết tiếp, xin đón đọc he he. Ai thức khuya chưa đi ngủ thì trong khi chờ đợi, có thể đọc bài này, rất hay dù hơi dài, và bằng tiếng Anh, tất nhiên: https://www.washingtonpost.com/news/answer-sheet/wp/2016/12/06/why-americans-should-not-panic-about-international-test-results/?utm_term=.83acba196fa4#comments)

Dưới đây là một đoạn trích từ bài trên mà tôi rất đồng ý:
Does its results in reading, math, and science accurately capture the domains of expertise each individual needs for successful participation in the future society anywhere in the world?

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Không có nhận xét nào: