Kho giống má trên cánh đồng chữ nghĩa!

Thứ Bảy, 15 tháng 8, 2015

Làm phim thảm sát Bình Phước: Muốn nổi tiếng bằng mọi giá kể cả ăn theo cái ác!



'Phim' vụ thảm sát tại Bình Phước trên YouTube: 'Vi phạm Luật nhân thân'

13/08/2015 - Thể thao văn hóa
Phim vụ thảm sát tại Bình Phước trên YouTube: Vi phạm Luật nhân thân . Chiều 12/8, clip có tiêu đề: Phim ngắn Vụ thảm sát số 6 (Theo câu chuyện có thật vụ thảm sát 6 người ở Bình Phước) đã xóa, khóa hoặc bị chặn trên tất cả các kênh YouTube. Các website đăng tải video khác cũng đồng loạt gỡ nội dung này.

‘Phim’ về vụ thảm sát Bình Phước trên YouTube: Công an Bình Phước đề nghị cơ quan chức năng vào cuộc - hôm qua - Thể thao văn hóa
Phim ngắn về vụ thảm sát tại Bình Phước bị khóa, chặn trên YouTube - 13/08/2015 - Tiin
Chiều 12/8, clip có tiêu đề: Phim ngắn Vụ thảm sát số 6 (Theo câu chuyện có thật vụ thảm sát 6 người ở Bình Phước)” đã xóa, khóa hoặc bị chặn trên tất cả các kênh YouTube. Các website đăng tải video khác cũng đồng loạt gỡ nội dung này. 
Các kênh YouTube đăng tải lại “phim” về vụ thảm sát Bình Phước đều đã bị chặn

Tuy nhiên, đến chiều 12/8, khi bài viết thứ 2 được đăng tải trên Thể thao & Văn hóa, tất cả các kênhYouTube đều đã xóa, khóa hoặc bị chặn. YouTube giải thích về lý do chặn clip “phim” về vụ thảm sát Bình Phước: “Đoạn video này chứa nội dung từ Mạng METUB (METUB Network), đơn vị này đã chặn nội dung vì lý do vi phạm bản quyền”. 

Theo mô tả của METUB Network trên Website của đơn vị này, đây là một mạng lưới  hỗ trợ các nhà sản xuất Video. Đơn vị này cũng giới thiệu trên trang của mình rằng METUB Network là đối tác của YouTube tại Việt Nam.
Đặc biệt, trên trang web của đơn vị này ghi rõ lợi ích khi tham gia mạng lưới, sản xuất clip, phát hành trên YouTube là được bảo hộ bản quyền và được nhận doanh thu.
Thể thao & Văn hóa đã liên hệ với METUB để làm rõ các thông tin: “Phim” có tiêu đề “Phim ngắn Vụ thảm sát số 6 (Theo câu chuyện có thật vụ thảm sát 6 người ở Bình Phước)” đăng trên NhacPro Tube có thuộc mạng lưới của METUB không? Việc đăng “phim” trên NhacPro Tube có thỏa thuận thu lợi nhuận không?
Người trực đường dây nóng đơn vị này hẹn sẽ chuyển tới các bộ phận liên quan để xác nhận và trả lời sau.
Cần xử nghiêm kiểu “lách luật” phát tán phim
Nhà biên kịch Trịnh Thanh Nhã bày tỏ quan điểm: “Vụ thảm sát tại Bình Phước vừa mới xảy ra gần đây, nỗi đau và sự kinh hoàng trong xã hội vẫn còn quá lớn, khai thác làm clip hay “phim” như người ta nói để câu view thì thật vô cảm.
Poster trong clip Vụ thảm sát số 6
Theo tôi, nếu những người làm phim lấy tên nhân vật trong phim trùng với tên hung thủ và nạn nhân trong vụ án Bình Phước, mà không xin phép gia đình nạn nhân sẽ là phạm luật về nhân thân”.
Cũng theo bà Nhã, luật hiện hành quy định, một bộ phim phải được cấp phép thì mới được phát hành. Nhưng cái cách “lách luật” để phát tán phim trên mạng, có view và thu được tiền cũng cần phải bị xử lý nghiêm.
Bà Nhã cũng nêu ví dụ gần đây có một số phim đã khai thác các vụ án có thật, như Mất xác, Scandal - Hào quang trở lại dựa theo vụ án thẩm mỹ Cát Tường. Tuy nhiên các phim này không khai thác chi tiết, trong phim không có những cảnh mô tả cái ác man rợ, không vi phạm Luật Điện ảnh nên đều được duyệt.
“Luật Điện ảnh không cấm những bộ phim khai thác các vụ án có thật. Nhưng Luật có quy định, cấm khai thác những hình ảnh man rợ, bạo lực” - bà Nhã nói thêm.
Phim Việt lấy chất liệu từ các vụ án có thật
Năm ngoái, Mất xác trước khi ra rạp đã quảng cáo rầm rộ là phim dựa theo vụ án thẩm mỹ Cát Tường, khi vụ án này vẫn còn khiến xã hội chưa hết bàng hoàng. Ngoài ra có Scandal - Hào quang trở lạicũng đề cập đến vụ án này.
Tuy nhiên cả hai phim đều không hề dựa quá nhiều vào vụ án,mà chỉ lấy vụ án làm cái tứ. Đơn cử như Scandal kể câu chuyện một nữ nghệ sĩ đi phẫu thẩm mĩ bị đột tử, đã bị bác sĩ thủ tiêu xác.
Năm ngoái, còn có phim Hương Ga, với nhân vật chính Hương Ga được xây dựng theo nguyên mẫu bà trùm đất Cảng Dung Hà.
Hầu hết các series phim truyền hình đề tài tội phạm, hình sự phát sóng hiện nay đều khai thác chất liệu từ hồ sơ các vụ án có thật, như loạt phim Cảnh sát hình sự trong đó phần phim Cổ cồn trắng khai thác chất liệt từ vụ án Năm Cam; Lãnh địa trắng khai thác từ vụ án Khánh “Trắng”, Chạy án (phần 1) khai thác vụ án Mai Văn Dâu...
Linh Lan

Phạm Mỹ - Ngọc Diệp
http://news.go.vn/dien-anh/tin-2162158/phim-vu-tham-sat-tai-binh-phuoc-tren-youtube-vi-pham-luat-nhan-than.htm 


Đèn vàng: Ăn theo cái ác 
14/08/2015
TTO - Đúng một tháng sau vụ thảm sát 6 người ở Bình Phước gây phẫn nộ, bàng hoàng, một phim ngắn "ăn theo" được tung lên mạng. Nhưng gọi là phim ngắn có lẽ hơi quá lời...
Thảm sát số 6, ngày 7-7 Bình Phước là nhan đề của phim ngắn dài 22 phút này, một sản phẩm phim ngắn của T.P. cũng là lời đề tựa trên video.
Bộ phim trước khi gỡ bỏ đã có 700 ngàn lượt xem - Ảnh chụp từ Youtube.
Bộ phim trước khi gỡ bỏ đã có 700 ngàn lượt xem - Ảnh chụp từ Youtube.
T.P. (sinh năm 1994, quê Bình Định vào TP.HCM lập nghiệp bằng nghề ca sĩ) cũng là người đóng vai chính -  vai Dương trong phim này. Phim khá "trung thành" với câu chuyện đau lòng của vụ thảm sát khi mà xưởng gỗ, cô con gái tên Linh cùng gia đình ông chủ xưởng và tất nhiên cả vụ thảm sát lần lượt 6 người cũng được "phục dựng" lại nguyên trạng, hời hợt và thô thiển.

PV Tuổi Trẻ tìm được FB cá nhân của T.P. và trò chuyện với cậu. Cảm nhận đầu tiên, P. khá ngây thơ khi nhìn nhận mọi chuyện. T.P. bảo: "Sao người ta nói em câu view là sao? Có ai xem phim em đâu mà câu? Hơn 700 ngàn lượt là ít hay nhiều hả chị? Mà em gỡ phim xuống rồi mà?"
Hỏi T.P. có ý thức được việc mình làm là thiếu đạo đức khi "ăn theo" một vụ án đau lòng đang gây phẫn nộ dư luận không? T.P. ngạc nhiên: "Làm gì phải lên án thế ạ? Mặc dù em diễn dở thật nhưng cũng là công sức em bỏ ra. Và răn dạy với đời sống đừng ai lạc vào con đường tội lỗi đó nữa. Nếu mà em làm quá về phim em thì đã khác. Đằng này phim em còn bỏ rất nhiều chi tiết cơ mà?"
Nhắc T.P. về luật điện ảnh (Chương V, điều 36 về việc phổ biến phim trên internet cũng phải tuân theo luật điện ảnh nghĩa là phải có giấy phép phổ biến phim), T.P. càng "hồn nhiên" hơn: "Em thấy mấy phim ngắn kia có giấy phép gì không? Em hỏi hết rồi em mới làm. Phim em cũng như bao phim khác thôi mà..."
Còn nhớ khi sát thủ Lê Văn Luyện gây ra những cái chết thương tâm của ba người trong gia đình chủ một tiệm vàng ở Bắc Giang, trên mạng xã hội cũng tràn ngập các fanpage và FB cá nhân mới lập ăn theo hoặc dùng đích danh tên Luyện với hình ảnh đại diện là hình Luyện, hoặc nhận là "em anh Luyện"! Cụm từ "em anh Luyện" thậm chí còn trở thành câu "đùa" cửa miệng của nhiều người khi trò chuyện trên mạng.
Người ta có lẽ không còn nhớ ra Luyện là kẻ đã giết 3 người!
Trở lại vụ thảm sát ở Bình Phước, ngay khi nghi can Nguyễn Hải Dương bị bắt, chỉ vài giờ sau đó hàng loạt các trang FB mang tên Nguyễn Hải Dương với hình ảnh là ảnh thật lấy từ FB của Dương hoặc trên báo chí là hình ảnh đại diện. Khó mà đánh giá đầy đủ động cơ của những kẻ làm việc này. Đạo đức hay luật pháp sẽ phán xét?
Trường hợp của T.P. - không khó để nhận ra cậu đã vi phạm luật điện ảnh khi phổ biến phim trên internet mà chưa có giấy phép. T.P. đã gỡ phim bởi áp lực của những comment. Như comment từ bạn Pafchom: "Chí ít các bạn cũng phải thay đổi tên nhân vật, đó là đạo đức tối thiểu mà người diễn viên, người làm phim phải có. Bộ phim này hoàn toàn không có ý nghĩa gì ngoài việc khơi lại nỗi đau cả, tốt nhất là các bạn nên xóa ngay đi, tôi là người ngoài xem còn thấy đau thì thân nhân của người đã khuất sẽ thế nào."
T.P. chia sẻ rằng cậu muốn trở thành một nghệ sĩ. Nhưng cái cách bắt đầu con đường dài của T.P. (dù vô tình) thật đáng tiếc. Nhưng ngay cả khi coi tuổi 21 của T.P. là còn nhiều ngờ nghệch khi mô phỏng ngớ ngẩn một vụ án đang chấn động nhân tâm thì khó mà tin sự có mặt của một số người lớn trên phim lại là vô tình!
Phải chăng đó cũng là mặt trái của mạng xã hội khi ăn theo cái ác dễ thành một trào lưu?
Nghệ thuật đừng sống sượng thế...
Còn nhớ khi vụ án bác sĩ thẩm mỹ viện Cát Tường gây chết một phụ nữ rồi vứt xác xuống sông, bộ phim Mất xác của đạo diễn Đỗ Thành An đã lập lờ quảng bá rằng phim này được làm từ "cảm hứng" vụ Cát Tường kia.
Thậm chí Đỗ Thành An đã từng trả lời báo chí rằng: “Nội dung phim cũng được hé lộ là có liên quan đến một vụ án mạng chấn động trong dư luận gần đây? Có phải sự thật là như vậy? - Đúng vậy, vụ án “Cát Tường” là một trong những vụ án nổi tiếng được mọi người quan tâm, một cái xác bị mất không vớt được nó vỡ ra quá nhiều vấn đề đau lòng và nhức nhối. Tôi lấy “cảm hứng” từ vụ án đó để cài đặt trong “cấu trúc” chính của mạch phim”...
Nhưng hóa ra đó chỉ là sự mượn câu chuyện đời thực đang xôn xao để PR cho phim mình. Mất xáccủa Đỗ Thành An không liên quan đến câu chuyện ấy.
Nhìn ra thế giới, có rất nhiều phim nổi tiếng được lấy "cảm hứng" hoặc thậm chí là phục dựng lại các vụ án kinh hoàng. Tiêu biểu có thể kể đến Psycho (Kẻ tâm thần) của đạo diễn phim kinh dị hàng đầu thế giới Alfred Hitchcock.
Hitchcock đã "phục dựng" nhân vật Norman trong phim ông từ nguyên mẫu El Gein ở đời thực. El Gein luôn giết các cô nhân tình của hắn trong phòng tắm rồi mặc quần áo của họ thì phim của Hitchcock, nhân vật Norman giết nhân tình rồi mặc quần áo của mẹ hắn cho họ...
Một vụ án chấn động nước Mỹ khác là vụ bắt cóc đứa con 20 tháng tuổi của viên phi công Charles Lindbergh năm 1932, đứa bé đã được tìm thấy hai tháng sau đó và đã chết.
Hai năm sau, kẻ sát nhân là Bruno Richard Hauptmann đã bị bắt và phải lên ghế điện sau phiên tòa. Nhưng, đã có rất nhiều tác phẩm nghệ thuật lấy "cảm hứng" từ vụ án này từ âm nhạc, tiểu thuyết đến phim ảnh.
Trong suốt hơn 80 năm qua, đã có 4 bản nhạc, 6 tiểu thuyết, một vở nhạc kịch và 10 bộ phim cả truyền hình lẫn điện ảnh được sáng tác dựa trên vụ án rung động nước Mỹ này.
CÁT KHUÊ
 http://tuoitre.vn/tin/van-hoa-giai-tri/20150814/den-vang-an-theo-cai-ac/949047.html

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Không có nhận xét nào: