Lăng Ba Vành - Người ta không moi ra tiền từ đó nên bỏ phế di tích lịch sử?
Nỗi đau Lăng Ba Vành
10/10/2012
Đến Huế, đến xứ thơ mộng, du khách gần xa thường thì thăm viếng hoàng cung, vãn cảnh chùa Thiên Mụ, điện Hòn Chén và hẳn nhiên, không quên đến nơi an nghỉ của những ông vua triều Nguyễn như Lăng vua Minh Mạng, Lăng Thiệu Trị, Lăng Tự Đức… Được đánh giá là những công trình kiến trúc vĩ đại, độc đáo trên mọi phương diện văn hóa, kiến trúc, lịch sử…, những lăng vua kể trên gần trung tâm Huế, còn tương đối nguyên vẹn, tiêu biểu cho hệ thống lăng tẩm của các vua triều Nguyễn, bí ẩn, độc đáo đến lạ kỳ nên được nhiều người lui tới...
Vạt lối vào cổ mộ, lại xao lòng khi thấy nấm mồ hình mai rùa gần như muốn sụp đổ, một vòng hang sâu hun hút ăn sâu xuống đáy mộ, vết tích của cuộc thanh trừng hàng trăm năm trước và cũng có thể là vết tích của những kẻ đào bới cổ mộ kiếm tìm báu vật. Cách ngôi mộ bị quật xới là tấm bia đá bị đục chữ ngã sóng soài. Hỏi chuyện ông Nguyễn Mão, một người dân thuộc dòng vương thất sinh sống ở khu vực này, chúng tôi được ông cho biết theo thời gian, đã có quá nhiều kẻ tìm đến nơi này những mong kiếm tìm báu vật. Chẳng biết họ kiếm được gì nhưng cổ mộ bị đào bới với miệng rộng hoang hoác. "Trước đây còn có một tấm bia đá cũng bị đục chữ nằm phía sau mộ nhưng nay cũng mất rồi" - ông Mão trầm giọng.
Những gì mà chúng tôi ghi nhận ở Lăng Ba Vành là như thế. Thật buồn và đau lòng trước cảnh ngôi cổ mộ đến nay vẫn là bí ẩn của lịch sử, phảng phất nét xưa bi hùng với những dấu ấn bị quật mồ, bị trảm bia đá - một chứng tích lịch sử như vậy mà nay tan hoang, chẳng ai đoái hoài, chẳng ai đến thăm, chẳng ai hương khói. Cứ cho lăng mộ này chẳng phải là của Vua Quang Trung nhưng lẽ nào, với 3 vành đai hoành tráng tương ứng với nấm mồ thường thấy của bậc quân vương, và với "bản lý lịch" mộ bị quật bới, bia bị đục chữ chém đầu..., những điều đó lẽ nào không ấn tượng, hấp dẫn với hậu nhân?!
....
(trích từ: Antg.cand)
Quy mô to lớn khác thường, những yếu tố kiến trúc đặc biệt cùng sự trừng phạt thảm khốc và lãng quên trong suốt triều Nguyễn khiến nhiều người tin rằng lăng Ba Vành chính là nơi an nghỉ của Hoàng đế Quang Trung.
Nơi an táng Hoàng đế Quang Trung - Nguyễn Huệ là một trong những ẩn số lớn của lịch sử Việt Nam . Nhiều giả thiết đã được các nhà nghiên cứu đưa ra, trong đó ý kiến cho rằng lăng Ba Vành ở Huế là lăng mộ vị hoàng đế vĩ đại triều Tây Sơn nhận được rất nhiều sự quan tâm.
10/10/2012
Đến Huế, đến xứ thơ mộng, du khách gần xa thường thì thăm viếng hoàng cung, vãn cảnh chùa Thiên Mụ, điện Hòn Chén và hẳn nhiên, không quên đến nơi an nghỉ của những ông vua triều Nguyễn như Lăng vua Minh Mạng, Lăng Thiệu Trị, Lăng Tự Đức… Được đánh giá là những công trình kiến trúc vĩ đại, độc đáo trên mọi phương diện văn hóa, kiến trúc, lịch sử…, những lăng vua kể trên gần trung tâm Huế, còn tương đối nguyên vẹn, tiêu biểu cho hệ thống lăng tẩm của các vua triều Nguyễn, bí ẩn, độc đáo đến lạ kỳ nên được nhiều người lui tới...
Vạt lối vào cổ mộ, lại xao lòng khi thấy nấm mồ hình mai rùa gần như muốn sụp đổ, một vòng hang sâu hun hút ăn sâu xuống đáy mộ, vết tích của cuộc thanh trừng hàng trăm năm trước và cũng có thể là vết tích của những kẻ đào bới cổ mộ kiếm tìm báu vật. Cách ngôi mộ bị quật xới là tấm bia đá bị đục chữ ngã sóng soài. Hỏi chuyện ông Nguyễn Mão, một người dân thuộc dòng vương thất sinh sống ở khu vực này, chúng tôi được ông cho biết theo thời gian, đã có quá nhiều kẻ tìm đến nơi này những mong kiếm tìm báu vật. Chẳng biết họ kiếm được gì nhưng cổ mộ bị đào bới với miệng rộng hoang hoác. "Trước đây còn có một tấm bia đá cũng bị đục chữ nằm phía sau mộ nhưng nay cũng mất rồi" - ông Mão trầm giọng.
Những gì mà chúng tôi ghi nhận ở Lăng Ba Vành là như thế. Thật buồn và đau lòng trước cảnh ngôi cổ mộ đến nay vẫn là bí ẩn của lịch sử, phảng phất nét xưa bi hùng với những dấu ấn bị quật mồ, bị trảm bia đá - một chứng tích lịch sử như vậy mà nay tan hoang, chẳng ai đoái hoài, chẳng ai đến thăm, chẳng ai hương khói. Cứ cho lăng mộ này chẳng phải là của Vua Quang Trung nhưng lẽ nào, với 3 vành đai hoành tráng tương ứng với nấm mồ thường thấy của bậc quân vương, và với "bản lý lịch" mộ bị quật bới, bia bị đục chữ chém đầu..., những điều đó lẽ nào không ấn tượng, hấp dẫn với hậu nhân?!
....
(trích từ: Antg.cand)
Quy mô to lớn khác thường, những yếu tố kiến trúc đặc biệt cùng sự trừng phạt thảm khốc và lãng quên trong suốt triều Nguyễn khiến nhiều người tin rằng lăng Ba Vành chính là nơi an nghỉ của Hoàng đế Quang Trung.
Đây là một khu lăng mộ có quy mô lớn, với chiều dài khoảng 60m, rộng 40m, nằm trong khu rừng thông thuộc địa phần làng Cư Chánh, ngoại thành của Huế. Lăng gồm 3 vòng thành tròn ghép lại. Vòng ngoài cùng có tường đá cao và rất dày, hai đầu là hai trụ cửa lớn.
Vòng thành thứ hai có hai đầu cong ngược ra ngoài với phù điêu đắp nổi. Mô típ trang trí trên phù điêu không giống với bất cứ lăng mộ nào của nhà Nguyễn.
Vòng thành trong cùng ôm nấm mộ có hình mai rùa - loại mộ dành cho bậc công thần, đế vương theo quan niệm thời xưa.
Nấm mộ có vách rất dày, bị bạt góc trái theo kiểu chém “tả đao” dành cho tử tù thời phong kiến, để kéo quan tài ra khỏi mộ.
Bia đá trước mộ bị chặt gãy và vứt chỏng chơ dưới đất, những năm gần đây mới được dựng lại một cách tạm bợ.
Các dòng chữ trên bia đã bị đục phá một cách tàn bạo và không thể đọc được.
Phía trước khu lăng mộ có một hố lõm lớn, là dấu vết của hồ tân nguyệt, một yếu tố phong thủy của mộ vua chúa, hoàng thân xưa kia.
Ngoài ra, giới nghiên cứu còn khẳng định khu lăng mộ tồn tại những dấu tích của một nơi an táng bậc đế vương như nhà bia, cổng tam quan, vườn lăng...
Đặc biệt, nhà nghiên cứu Trần Viết Điền khẳng định gạch dùng để xây mộ là loại gạch Tây Sơn, sau khi đối chiếu với loại gạch ở gò Viên Khâu, đàn Phương Trạch, Học cung Long Hồ... các công trình xây cất dưới triều đại Tây Sơn.
Quy mô to lớn khác thường, những yếu tố kiến trúc đặc biệt cùng sự trừng phạt thảm khốc và lãng quên trong suốt triều Nguyễn khiến nhiều người tin rằng lăng Ba Vành chính là nơi an nghỉ của Hoàng đế Quang Trung.
Theo sử sách, Hoàng đế Quang Trung băng hà ở thành Phú Xuân (Huế) năm 1792. Triều đại Tây Sơn sụp đổ 10 năm sau đó. Sau khi làm chủ Phú Xuân, vua Gia Long đã quật phá mồ mả của kẻ tử thù năm xưa trong cuộc trả thù tàn nhẫn nhằm vào triều Tây Sơn...
Reds/ Theo KIẾN THỨC
Phần nhận xét hiển thị trên trang
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét