Tuong Lai, The New York Times
Athena, CTV Dân Luận chuyển ngữ
Athena, CTV Dân Luận chuyển ngữ
Việt Nam cần phải ký hiệp định Đối tác Thương mại xuyên Thái Bình Dương (gọi tắt là TPP), một kế hoạch thương mại toàn diện được Hoa Kỳ hậu thuẫn. Thỏa thuận này sẽ giúp nền kinh tế của Việt Nam bắt kịp được với các nước công nghiệp hóa trên thế giới, và điều đó sẽ đi cùng với tương lai dân chủ hóa cho nước nhà.
Điều quan trọng không kém là, hiệp định TPP gồm 12 nước trong khu vực Thái Bình Dương nhưng không có Trung Quốc, sẽ thiết lập lại mối quan hệ địa chính trị và giúp ngăn chặn chủ nghĩa bành trướng của Trung Quốc trên vùng biển Nam Trung Hoa (Việt Nam gọi là biển Đông –ND) – đây là một điểm cực kỳ quan trọng trong chính sách tái cân bằng của Hoa Kỳ đối với khu vực châu Á.
Việt Nam có gần 3.500km đường biển, một bộ phận hàng hải quan trọng trong việc giao dịch thương mại với quốc tế. Năm 2013, gần 1/3 lượng dầu thô thế giới và hơn một nửa lượng khí đốt tự nhiên được trung chuyển qua đây. Đây cũng là con đường vận chuyển ngắn nhất từ khu vực tây Thái Bình Dương sang Ấn Độ, và cũng là con đường được rất nhiều lực lượng hải quân ưa chuộng, trong đó có cả Hoa Kỳ.
Nhưng Việt Nam sẽ không thể phát huy vai trò địa chính trị quan trọng này nếu nó không phát triển toàn diện về mặt kinh tế và tự do chính trị. Và việc chấp nhận các yêu cầu của TPP – các hiệp hội thương mại tự do, giảm thiểu sự can thiệp của nhà nước vào nền kinh tế, minh bạch hơn – sẽ giúp Việt Nam đi đúng hướng.
Trải qua nhiều năm bế quan tỏa cảng, Việt Nam đã có một bước tiến đầy ấn tượng sau năm 1996, khi nước này quyết định mở cửa với thế giới. Trong giai đoạn 1990 – 2010, Việt Nam là một trong những nước có tỉ lệ tăng trưởng GDP cao nhất thế giới. Việt Nam tham gia Tổ chức Thương mại Thế giới năm 2007, và kể từ đó đến nay đã ký kết thêm rất nhiều thỏa thuận thương mại quan trọng. Năm 2013, Việt Nam xếp thứ hai trên thế giới về xuất khẩu gạo và cà phê. Năm ngoái, Việt Nam đứng đầu các nước ASEAN xuất khẩu sang Hoa Kỳ tính theo đồng dollar, vượt mặt cả Malaysia và Thái Lan.
Nhưng đây mới chỉ là giai đoạn đầu của sự phát triển, nó còn phụ thuộc rất nhiều vào các ngành xuất khẩu chính cũng như các ngành thâm dụng lao động và có giá trị gia tăng thấp. Hiện Việt Nam đang có nguy cơ mắc kẹt trong mức thu nhập trung bình. Tỉ lệ tăng trưởng GDP của Việt Nam đang giảm nhẹ trong mấy năm gần đây. Việt Nam cũng đang đứng cuối cùng trong danh sách các ứng cử viên cho TPP về mặt phát triển kinh thế, với mức thu nhập bình quân khoảng 1.910USD, so với mức thu nhập khoảng 6.660USD của Peru là nước thấp thứ hai.
TPP sẽ đưa ra bước thứ hai trong việc phát triển kinh tế và xã hội cho Việt Nam. Như thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã phát biểu hồi tháng Hai vừa qua, trích dẫn hiệp định này cũng như các hiệp định thương mại khác rằng: “Những thỏa thuận này yêu cầu chúng ta phải cởi mở hơn. Vì vậy thị trường của chúng ta phải trở nên năng động và hiệu quả hơn.”
Chấp nhận TPP cũng có nghĩa là giảm thiểu đáng kể thuế nhập khẩu áp dụng cho hàng may mặc của Việt Nam vào các nước TPP, sẽ giúp tăng sức cạnh tranh với các mặt hàng tương tự xuất xứ từ Trung Quốc, Ấn Độ, Indonesia và Thái Lan. Nhưng quy định về nguồn gốc mặt hàng của TPP cũng yêu cầu rằng tất cả các vật liệu được sử dụng trong hàng xuất khẩu phải được sản xuất tại địa phương. Điều này sẽ buộc Việt Nam phải phát triển các ngành công nghiệp phụ trợ và mở rộng cơ sở sản xuất – cũng như giúp nó ít phụ thuộc vào Trung Quốc hơn, vốn là nước đang cung cấp rất nhiều vật liệu cho ngành dệt may của Việt Nam.
Chấp nhận TPP cũng có nghĩa là giảm thiểu đáng kể thuế nhập khẩu áp dụng cho hàng may mặc của Việt Nam vào các nước TPP, sẽ giúp tăng sức cạnh tranh với các mặt hàng tương tự xuất xứ từ Trung Quốc, Ấn Độ, Indonesia và Thái Lan. Nhưng quy định về nguồn gốc mặt hàng của TPP cũng yêu cầu rằng tất cả các vật liệu được sử dụng trong hàng xuất khẩu phải được sản xuất tại địa phương. Điều này sẽ buộc Việt Nam phải phát triển các ngành công nghiệp phụ trợ và mở rộng cơ sở sản xuất – cũng như giúp nó ít phụ thuộc vào Trung Quốc hơn, vốn là nước đang cung cấp rất nhiều vật liệu cho ngành dệt may của Việt Nam.
TPP cũng yêu cầu các thành viên ký kết phải tôn trọng các công đoàn tự do, luật sở hữu trí tuệ và sự minh bạch về luật pháp, quy định và thực tiễn. Có lẽ điều quan trọng nhất đối với Việt Nam chính là sự kỳ vọng chính phủ các nước TPP sẽ không ưu đãi các doanh nghiệp nhà nước hoặc không để họ bóp méo tự do thương mại. Điều này cũng có nghĩa là vai trò của các công ty như vậy ở Việt Nam sẽ giảm đáng kể.
Các doanh nghiệp nhà nước chi phối các thành phần chính của nền kinh tế - như ngân hàng, sản xuất năng lượng và giao thông vận tải – vốn được đánh giá quá cao nhưng lại thường xảy ra tham nhũng. Việc hạn chế ảnh hưởng của các doanh nghiệp sẽ châm ngòi cho cuộc đối đầu với các đảng viên cao cấp có lợi ích kinh tế trong đó. Nhưng hiện giờ chính phủ dường như cũng có ý định làm như vậy, một phần là vì sự hoạt động kém hiệu quả của các doanh nghiệp nhà nước này.
Điều này có nghĩa là hiện chỉ còn rất ít các trở ngại trong nước trong việc Việt Nam gia nhập TPP. Chính phủ đã chấp nhận sự thành lập của các công đoàn lao động độc lập tại các nhà máy. Đây là một nỗ lực đáng kể nhằm thực hiện theo đúng các quyền con người vốn đã bị xem nhẹ, phóng thích một vài nhà hoạt động nổi bật và kiềm chế bắt giữ những người bất đồng chính kiến. Việt Nam cũng bắt đầu thực thi quyền sở hữu trí tuệ, với việc để cho công an triệt phá các cửa hàng bán sách vi phạm bản quyền.
Rào càn duy nhất hiện tại chính là là Trung Quốc. Bắc Kinh đang cố gắng chống lại chiến lược tái cân bằng với châu Á từ Washington – cái được gọi là chính sách xoay trục của chính quyền Obama – bằng cách thúc đẩy khu vực tự do thương mại, vẽ ra một giấc mơ châu Á – Thái Bình Dương, khởi phát một khu vực đầu tư ngân hàng và rót hàng tỉ USD vào các dự án cơ sở hạ tầng lớn. Trung Quốc cũng gây áp lực rất lớn lên các lãnh đạo Việt Nam không muốn tham gia TPP, nhiều như nó đã từng làm trước khi Việt Nam ký kết thỏa thuận WTO và hiệp định thương mại song phương với Hoa Kỳ. Gần đây, khi các báo cáo ngày càng trở nên chính xác hơn về việc tổng bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam sẽ đến Hoa Kỳ vào tháng Sáu, Bắc Kinh lập tức mời ngay vị này đến cuộc gặp cấp cao ngay trong tuần này.
Vì rất nhiều lý do chiến lược, chính trị và kinh tế, Việt Nam khó có thể không tham gia TPP. Nhưng làm như vậy sẽ phải yêu cầu việc điều chỉnh bộ máy, và áp lực đối kháng từ phía Trung Quốc cũng sẽ gia tăng. Việt Nam cần và xứng đáng với tất cả sự hỗ trợ có thể nhận được từ Hoa Kỳ. Điều này thì cần một nỗ lực hợp tác để đối phó với tham vọng ngay trong khu vực ngày càng gia tăng của Trung Quốc.
Tuong Lai, hay còn được gọi là Nguyen Phuoc Tuong, là một là xã hội học và là cựu cố vấn cho hai thủ tướng của Việt Nam.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét