Quá khứ Con đường Tơ lụa tiếp tục đóng vai trò quan trọng cho một trong những khu vực thú vị nhất của thành phố Tây An thời hiện đại.
Cổng giao thương lịch sử của Trung Quốc hiện đại
Khi nhìn vào thành phố Tây An hiện đại, nhộn nhịp ngày nay, khó mà tin được rằng nơi hiện là khu đô thị nhộn nhịp với hơn tám triệu dân này đã từng là điểm khởi đầu của Con đường Tơ lụa thời cổ đại, tuyến đường thương mại dài 6.400km nối liền Trung Quốc với Đế chế La Mã từ hồi đầu thế kỷ thứ hai trước Công nguyên. Lịch sử xa xưa đó nay đang để lại cho thành phố một trong những cộng đồng dân cư thời hiện đại thú vị nhất. (Hình: Mark Fischer/Xi'an Bell Tower/Flickr/ CC BY-SA 2.0)Sự xâm nhập của Hồi giáo
Không chỉ là nguồn cung cấp hàng hóa, Con đường Tơ lụa còn mang những dòng văn hóa, tôn giáo mới vào Trung Quốc, mà nhiều thứ trong số đó vẫn đang tiếp tục phát triển mạnh mẽ cho tới tận ngày nay.Trên thực tế, cộng đồng Hồi giáo với 10 triệu người ở Trung Quốc đa phần đều gắn kết tôn giáo của mình với các thương gia Ả rập và Ba Tư, những người đã mang không chỉ hàng hóa mà cả đạo Hồi tới khi họ đi lại dọc Con đường Tơ lụa.
Ngày nay, khoảng 70 ngàn người Trung Quốc theo đạo Hồi sinh sống trong khu vực Hồi giáo của Tây An, một khu quận sôi động, rất cá tính và tràn đầy năng lượng. Tại đây, người ta rất dễ lạc lối giữa những con hẻm đầy màu sắc, những đoạn phố bày bán tràn ngập thức ăn, sản vật địa phương, đồ cổ và các đồ lặt vặt. (Hình: Zhang Peng/Getty)
Một công trình kiến trúc Hồi giáo
Có khoảng 10 thánh đường tại khu quận Hồi giáo, mà tòa cổ nhất là đại giáo đường Hồi giáo, Tây An Đại Thanh Chân Tự. Tòa nhà này được xây dựng vào năm 742 và được cho là thánh đường Hồi giáo cổ nhất, cũng là một trong những tòa lớn nhất, tại Trung Quốc. (Hình: Tim Graham/Getty)Nét đặc trưng kiến trúc Trung Hoa
Không giống như hầu hết các thánh đường Hồi giáo tại Trung Đông hay Trung Á, Đại giáo đường Hồi giáo Tây An mang những nét đặc trưng của kiến trúc Trung Hoa, như mái ngói, các bức tượng phượng hoàng, chùa chiền Trung Quốc. Ta có thể thấy sức ảnh hưởng từ văn hóa Ả rập trong dòng chữ của đạo Hồi "Thượng Đế là một" tại khu vực Một Thượng Đế của thánh đường. (Hình: Geoff A Howard/Alamy)Mở cửa đón du khách
Ngày nay, sảnh cầu nguyện trong tòa tháp Tỉnh Tâm Lâu có đủ chỗ cho 1.000 người mỗi lần, năm lần làm lễ cầu nguyện một ngày. Giáo đường mở cửa cho du khách từ 8 giờ sáng tới 7 rưỡi chiều hàng ngày, nhưng những người không theo đạo Hồi không được phép đi vào khu sảnh cầu nguyện. (Hình: Bertrand Gardel/Alamy)Sự hồi sinh của một sắc tộc
Khi chúng tôi đi qua khu quận Hồi giáo, Zhang Jie, hướng dẫn viên từ hãng China Odyssey Tours đưa tôi đi chỉ cho tôi thấy các giáo đường nhỏ hơn, thường nằm giữa các con hẻm.Chúng nằm như ẩn náu, anh giải thích, bởi trong thời Cách mạng Văn hóa (1966-1976), nhiều nền văn hóa thiểu số đã bị đàn áp và các buổi lễ cầu nguyện theo nghi thức Hồi giáo đều bị cấm.
Trong thời gian này, Đảng Cộng sản Trung Quốc đã phá hủy hơn 29 ngàn giáo đường Hồi giáo, đốt bỏ các bản kinh Koran và bắt các imam, tức các giáo sỹ Hồi giáo diễu đi trên phố, người bị bôi trát, vẩy sơn.
Chính quyền bắt đầu nới lỏng chính sách đối với Hồi giáo từ năm 1978, và ngày nay, người Hồi, tức hậu duệ của các thương gia qua lại trên Con đường Tơ lụa khi xưa rồi kết hôn với người Hán, được phép theo đạo công khai.
"Khi tôi còn nhỏ, việc học hành tại các giáo đường là bị cấm tiệt," Zhang nói. "Nay thì chúng tôi đã tự do hơn nhiều trong việc theo đạo Hồi ở Trung Quốc." (Hình: Feng Li/Getty)
Hồi tộc
Nhiều cư dân sống trong khu quận Hồi giáo Tây An là người Hồi. "Về mặt sắc tộc thì chúng tôi giống như người Hán Trung Quốc, chỉ khác ở chỗ chúng tôi theo đạo Hồi," Zhang giải thích. "Chúng tôi có thức ăn riêng, mặc đồ kiểu riêng, nhưng vẫn là người Trung Quốc." (Hình: Frederic J Brown/Getty)Thức ăn Hồi trên đường phố Trung Quốc
Đồ ăn kiểu Hồi, đa phần đều được chứng nhận là làm bằng thực phẩm được chế biến theo kiểu Hồi giáo, halal, mà Trung Quốc gọi là thực phẩm thanh trấn, là một trong những nét rất hấp dẫn của khu quận Hồi giáo.Tuy thành phần chủ yếu là thịt cừu non hoặc cừu già, nhưng người Hồi Tây An đã kết hợp rất khéo với các cách thức nấu nướng kiểu Trung Hoa, như om hoặc nướng.
Một số món điển hình nhất của khu quận này là món chuanr (xuyến nhi - tức thịt xiên nướng), bánh mỳ bẹt na'an và món dương nhục bào mô, tức bánh mỳ bẹt xé nhỏ thả vào bát súp cừu. Đó là nguồn năng lượng hoàn hảo cho một ngày lang thang khám phá lịch sử Hồi giáo rực rỡ của Tây An. (Hình: Nellie Huang)
Phần nhận xét hiển thị trên trang
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét