Truyện ngắn HG
Phố Phủ không có nhiều chuyện.
Tuy không đến nỗi hẻo lánh, nhưng xa
trung tâm, thông tin chả có nhiều như mọi nơi. Cư dân lại chín người, mười
tỉnh, người ta thường ý tứ, gìn giữ với nhau, không phải bạ chuyện gì cũng đem
ra để nói.
Lối sống “chủ trọng trước mắt, chủ yếu lo cho ngày hôm nay” như một thỏa thuận
ngầm đối với nhiều người.
Ngoài sông nước vẫn trôi, trên trời mây vẫn bay và trên đường ô tô vẫn chạy.
Lâu lâu tăng giá xăng, giá điện, phạt phiếc ở đâu đó, cũng chỉ là chuyện bình
thường, như đã và đang xảy ra hàng ngày, đâu coslamf sao?
Nhu cầu dốc bầu tâm sự, sống tâm hồn, chuộng kiến thức.. có vẻ như là lối sống xa
xỉ, chưa cần thiết đối với nhiều người ở
nơi đầu mom, cuối bãi này.
Chả thế mà năm nào dân hàng phố cũng được trên ban tặng “Nơi có thành tích trật tự,an
toàn xã hội ”.
Những người lo trọng trách điều hành công việc chung của địa phương khá là nhàn,
không phải đôn đáo, ngược xuôi lo những cái u “nổi cộm” như nhiều nơi khác.
Trừ một dạo xuất hiện cái giàn khoan bỏ mẹ của nước láng giềng làm dậy sóng ngoài
biển Đông, người ta có bàn tán xôn xao một tí.
Có người lo xung đột kiểu “cá lớn nuốt cá bé” cơ hồ có thể xảy ra bất cứ lúc
nào.. Âm mưu âm miếc của “kẻ thù thâm hiểm ngàn năm” vài vị cũng có thậm thị
với nhau. Cũng chỉ nói be bé chứ không ai dám nói to, nói công nhiên ở chỗ đông
người. Người ta nghe không biết ở đâu rằng chuyện này có vẻ “tế vi”, “tế nhị”,
“nhạy cảm” sao đó. Ai dại gì nhúng D.
vào nồi nước sôi, họa có ngày.
Việc lớn hẳn là dành cho các người lớn lo, mình dân quê biết gì mà nói. Có lo
cũng chẳng làm được gì. “Gái góa lo việc triều đình”, phỏng ích chi?
Thôi thì lo làm lo ăn, dân có giàu, nước mới mạnh. Mà khi nước mạnh rồi có cho
kẹo cũng đêk thằng con nào dám dòm ngó, có phỏng?
Lo việc bao đồng là chuyện không hay, thiệt vào thân chưa biết chừng..
Lão Ngạnh là người điển hình có cách nghĩ như thế, dù lão được tiếng hay nói
ngược, nói ngang, khiến cho vài người ở hàng phố này không mấy ưa thích
lão. Lão cũng biết đó là yếu điểm của
mình, nó là hạn chế, nghịch tai, ngăn trở lão vô khối chuyện làm ăn, dẫn đến
thiệt thân.
Nhưng đã là tính cách khó bề thay đổi. Chỉ có thời gian, tuổi tác tăng lên, sức
khỏe giảm đi, lão mới bớt bồng bột, bớt làm mất lòng người.
Đến tuổi này, lão nghiệm ra rằng: “Xưa nay nhịn ăn mới chết, chứ nhịn nói chưa
thấy ai chết bao giờ”.
Thấm thêm câu “Một điều nhịn, thêm chín
điều lành”. Thời gian gần đây lão Ngạnh như thành con người khác.
Cù mì, ít nói như bà vợ lão đã có lúc phải ngạc nhiên, phát cáu lên: “ Sao ông
bây giờ quan nhất cũng ừ, quan tư cũng gật thế?” khi người ta đền bù đất đai,
có chút vướng mắc đến gia đình lão. Mặc. Vợ nói hai ba lần lão mới nhẹ nhàng,
khe khẽ:
- Đã có quy định chung của nhà nước. Chả nhẽ tôi lăn ra ăn vạ để đòi cao hơn
người khác à?
Bà vợ sinh nghi. Sao tự nhiên lão thay tính đổi nết lạ kỳ như vậy? Liệu có phải
tại đứa cháu họ công tác bên Lào về cho lạng cao trăn, lão ngâm rượu uống vào,
tính nết đổi khác? Bà nghe người ta nói cao trăn khác với cao khỉ, cao hổ. Nó
đỡ đau mỏi mình mẩy, nhưng lại làm cho “âm vượng dương suy”?
Có lẽ thế thật. Kể từ độ lão dùng thứ cao ấy, cái khoản “ta” kia kém hẳn. Đêm
nằm vợ có vô ý đụng vào là lão hất văng tay ra, miệng làu bàu, gắt bẳn. Gần đây
ôm gối ra hẳn nhà ngoài nằm riêng. Chả bù dạo trước.. Cả ngày vợ đi làm ngoài
xưởng gỗ về mệt muốn chết, lão chả buông tha, cứ hùng hục như trâu húc mả.
Bây giờ, lão thế đâm lại hóa may. Đêm càng no giấc. Ngày đỡ lôi thôi khúc mắc
với mọi người vì tính nói ngang, hay bàn ngược của lão.Thôi thì “lành hơn giữ,
ngủ hơn thức”, chả ảnh hưởng đến ai, dù không lợi lộc gì, mình cũng không
thiệt. Vợ lão nghĩ thế và cảm thấy an tâm.
Tự dưng mấy hôm nay không hiểu do
đâu, lão đổi khác?
( Còn nữa..)
Phần nhận xét hiển thị trên trang
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét