MỘT TUẦN Ở CUBA
MỘNG THƯỜNG
Mộng Thường: Hè năm nay chúng tôi đã chọn Cuba để đến nghỉ mát một tuần. Thật ra quyết đinh đi đến nước này không phai do chủ đích của chúng tôi, mà vì nghe lời thuyết phục của vài người ban đã đi rồi và họ bảo rằng Resort ở Cuba cũng được, nhưng phải book ở hotel 5 sao.
Cả hơn 20 năm nay từ khi cuộc sống tha hương đã được ổn đinh để có đồng ra đồng vào đi du lịch hàng năm cho việc nghỉ hè, chúng tôi chưa bao giờ có ý đinh đi Cuba để nghỉ mát. Măc dù nghe nói giá cả phải chăng, bãi biển đep và nhất là đường bay sang đó rất gần với nơi chúng tôi đang sinh sống. Nhưng cho dù nơi đó có nhũng điều kiện thuận lợi như trên, nhưng nhà tôi vẫn cương quyết không đến nơi này.
Cả hơn 20 năm nay từ khi cuộc sống tha hương đã được ổn đinh để có đồng ra đồng vào đi du lịch hàng năm cho việc nghỉ hè, chúng tôi chưa bao giờ có ý đinh đi Cuba để nghỉ mát. Măc dù nghe nói giá cả phải chăng, bãi biển đep và nhất là đường bay sang đó rất gần với nơi chúng tôi đang sinh sống. Nhưng cho dù nơi đó có nhũng điều kiện thuận lợi như trên, nhưng nhà tôi vẫn cương quyết không đến nơi này.
Lý do dễ hiểu vì đó là một nước Cộng Sản. Theo anh, cuộc sống ở một nước Cộng Sản thì nghèo nàn và bẩn thỉu, có cái gì hiện đai văn minh đâu để mà phục vu khách hàng. Mình đã từng sống với Cộng Sản trong quá khú thì mình đã am hiểu được hết những nỡi đắng cay thiếu thốn của người dân như thế nào rồi. Nhưng người bạn tôi bảo rằng, chúng tôi quên một điều là những nơi resort như thế này là do những công ty ở nước ngoài đầu tư vào, không phải là quốc doanh nên cũng có thể chấp nhận được. Bằng cớ là họ đã đi rồi, và thấy không đến nỗi nào...
Nghe bùi tai nên tôi quyết đinh thay cho nhà tôi, thế là chúng tôi book package và cùng một vài người bạn đợi đến ngày lên đường .
Chuyến bay kkhởi hành rất sớm, 6:15 sáng đã rời phi trường Pearson. Đường bay rất ngắn, ngắn hơn là những lần chúng tôi đi đến những Resort khác ở khu Nam Mỹ. Vừa ăn hết phần điểm tâm trên máy bay chúng tôi đã sắp sủa đáp xuống Varadero là nơi chúng tôi sẽ hưởng trọn vẹn một tuần nghỉ mát tắm biển ở đây.
Từ trên máy bay nhìn xuống lúc sắp sửa landing, tôi thấy cảnh phi trường và vùng phụ cận nghèo nàn quá, nghèo y như cái năm đầu tiên tôi đã về thăm VN vào thời VN mới mở cửa. Chỉ khác có cái là tôi đã không thấy những công an mặc áo vàng, đầu đội nón cối lui cui đi tới đi lui. Nhìn chung quanh phi trường chỉ thấy có duy nhất cái máy bay mà chúng tôi vừa mới tới.
Có tiếng của một người bạn tôi nhận xét:
- Chà! Cuba còn nghèo hơn VN.
- Chuyện, VN bây giờ mở cửa với thế giới bên ngoài nên cũng đã khác xưa.
- Được cái là ở đây không thấy treo cờ và nhiều khẩu hiệu như ở VN.
- Nước Cuba vì bi Mỹ cấm vận nên nghèo xơ nghèo xác.
- Bây giờ nước này chỉ còn trông cậy vào nguồn lợi thu được từ du lich mà thôi...
Mỗi người bạn đưa ra lời nhận xét, nhưng với tôi thì từ hồi nào đến giờ, tôi không biết nhiều về nước Cuba cho lắm, ngoại trừ thỉnh thoảng có người ban nào đi nghỉ mát ở đây về thì tôi biết vây thôi. Nhung hôm nay đứng trước một khoảng không gian của nước Cuba tôi cũng thấy ngậm ngùi cho cái cảnh nhà nghèo của nước này. Bởi nó đã khơi dậy trong tâm tưởng tôi về một nước VN thân yêu cũng đâu có hơn gì họ. Có hơn chăng thì bây giờ chỉ là sư phồn vinh giả tạo ở bên ngoài để lừa bip những người nhẹ dạ và những thế hệ tuổi trẻ như những đứa con tôi .
Theo hành lang đi vào để trình giấy tờ với tui Customs, ngồi dấu kín trong những căn chòi và chỉ để hở một ô vuông khoảng để cho người trình giấy và nhận giấy nhìn được nhau thôi . Tôi goi là căn chòi cũng không quá đáng, vì nó được đóng khung bít bùng như một cái hộp giấy to tướng. Tôi khẽ nói với nhà tôi:
- Nhìn y chang như ở VN hồi mình vê` lần đầu anh nhỉ ?
Nhà tôi gật đầu :
- Đúng là chuồng chim !
Tôi nói thêm:
- Nhưng Công An ở đây không có bô mặt hình sự như ở VN.
Chúng tôi vẫn thường dùng chữ chuồng chim để nói về khâu làm giấy tờ của Customs VN vào những năm đầu 1990. Vì làm sao chúng tôi quên được hình ảnh lần đầu tiên về thăm VN sau mười mấy năm xa cách. Chỉ khác lần này là ỏ đây, trong Passport của chúng tôi và của khách đã không phải kẹp vào đấy vài đồng dollars để hối lộ.
Sau khi lấy hành lý và ra đến bên ngoài để găp người phu trách đưa về Hotel, chúng tôi đươc đưa lên xe bus. Trên đường đến Hotel của chúng tôi phải mất gần 1 tiếng đồng hồ, vì phải thả một số người ở một vài hotel khác. Doc theo đường đi tôi thấy có những cây phượng vỹ, nhưng vì là sắp sửa sang Thu nên hoa đã rụng chỉ còn lác đác lai vài bông hoa chưa kip rơi. Còn những cây ăn trái thì tôi không thấy có như ở một vài resort khác mà tôi đã đi qua.
Khi xe chay trên đường chính, tôi đoán là vây vì tôi có nhìn thấy xe bus công cộng và những chiếc xe hơi cũ mèn kiểu cổ lỗ sỹ như trong những phim đen trắng mà tôi đã được xem. Tôi thấy những người công nhân của nhà nước đang làm đường dưới ánh nắng gay gắt của mặt trời lúc ấy mới chỉ là chưa đến 10g sáng mà ánh nắng đã làm choá mắt chúng tôi. Đa số tôi nhận thấy ho là người da đen. Tôi quay sang hỏi nhà tôi:
- Ở Cuba cũng có " Mỹ đen " sao anh ?
- Ù ! Ho cũng là những người nô lê được mang từ nhiều năm trước sang đây .
Nhìn đám công nhân đang làm đường mà chẳng có một loại máy móc nào cả, ho đều làm bằng tay, đục đường, trộn hồ rồi đổ ximang trên những bờ thành mà không hề có những thiết bi an toàn cho bản thân họ. Thậm chí đến đôi găng tay và mũ bảo hiểm cũng không có nốt. Không ai bảo ai, cả bọn chúng tôi đều tăc lưỡi nhìn nhau ngao ngán. Thấy ở đâu cũng vậy hễ cứ sống dưới chế độ Cộng Sản thì dân khổ trăm điều. Chúng tôi không ngờ ỏ thế kỷ thứ 21 này mà nước Cuba vẫn còn lạc hậu đến như vây. Tội nghiệp cho nhũng người dân sống ở nước này cả một đời đói khổ và lam lũ. Bất giác ngẫm lại bản thân mình tôi thấy chúng tôi quả là may mắn, được ung dung đi nghỉ mát, để lát nữa đây chính những người dân khốn khổ này sẽ phuc dịch chúng tôi, những người đang đươc sống dưới chế độ Tư Do và Dân Chủ.
Tôi nhớ đến lời giảng Pháp của các Thày, là những người kém Đức và năng Nghiệp thi bi sống ở những nơi gọi là " biên đia hạ tiện ", có khác nào là chốn địa ngục trần gian (.....).
Mải miên man với ý tưởng trong đầu, xe bus đã ngừng ở Hotel của chúng tôi lúc nào mà tôi cũng không hay, mãi đến khi người ban đập nhe vào tay tôi.
- Xuống chưa, sao lại thẫn thờ vậy ?
Tôi vội vàng đeo túi xách lên vai và trước khi bước xuống xe, tôi và các bạn đã để lại tiền típ cho người tài xế và người đã đón chúng tôi ở phi trường.
Vào đến lobby trong khi để đám đàn ông ngồi chờ làm giấy tờ, phu nữ chúng tôi đi đổi tiền. Vì trên xe đã được người hướng dẫn nói là du khách đến Cuba không được xài những thứ tiền dollars của nước ngoài mà bắt buộc phải xài tiền goi là CUC (Cuban Convertible Peso) một thứ tiền mà tự họ đặt ra điều lệ để moi thêm tiền khách du lịch. Kể cả ho cũng không cho mình xài tiền Peso của họ. Cứ $1 CDA chỉ đổi được có .87 cent tiền CUC của ho thôi, trong khi tiền US lại còn thảm hại hơn là chỉ đổi ra được .83 cent, đó là hối xuất của ngày hôm ấy . Ai cũng bất bình vì thấy kiểu làm tiền thái quá. Bạn tôi buông ra một câu:
- Tụi này đểu thật ! Tiền chúng nó làm sao sánh được với tiền dollar mà bày đăt.
- Cộng Sản là vậy mà !
- Chúng nó luôn có luật rừng.
Một người bạn kết luận với câu nói trên. Nhưng rốt cụôc thì cũng phải đổi thôi. Vì nếu không đổi thì lấy tiền đâu mà cho típ. Trong khi những người làm công họ chỉ mong chờ vào tiền típ của khách để được có đồng ra đồng vào. Chúng tôi đồng bảo nhau lần sau có đi Cuba thì sẽ mang theo nhiều tiền lẻ US dollar để cho típ. Có nhu vậy mới không bi bọn này " trấn lột" của du khách. Vì chỉ có tiền US mới là bill còn như tiền Canada thì $1 và $2 là tiền đúc, nên dân Cuba không xài được ở nước họ. Hèn chi những ngày sau đó có những người bồi đã lấm lét dúi vào tay chúng tôi những đồng tiền đúc của Canada để nhờ chúng tôi đổi ra tiền CUC cho họ mới xài được.
Vì dù là ghét Mỹ, nhưng tiền Mỹ thi dân buôn bán chợ đen ở đâu mà chăng có vu đổi chui đổi lậu. Nghe được đám đàn bà chúng tôi nói chuyện là lần sau có đi thì phải mang theo tiền lẻ thật nhiều để tránh không phải đổi tiền. Nhà tôi đã buông ra một câu với vẻ bất mãn.
- Chưa chắc có lần thứ hai sang đây nữa...
Tôi biết anh chỉ nói vậy thôi. Chư' có thể tương lai chúng tôi sẽ còn trở lai đây để nghỉ mát, lý do là từ nơi chúng tôi cư ngụ bay sang đây rất gần. Nhà tôi bây giờ ngại bay đường xa lắm.
Nhận hành lý và phòng ốc xong, chúng tôi tắm rửa cho thoải mái và cùng nhau đi ăn trưa. Đang ở xứ lạnh về miền nhiệt đới thấy cũng có sự thay đổi lớn. Ngồi uống giải khát ở lobby, chúng tôi cảm nhận được sức nóng hầm hập ở bên ngoài. Đứa nào đứa nấy quay sang nhau đều có một câu hỏi:
- Ủa ! sao trong này không có máy lạnh ?
Một người bạn trong nhóm của tui tôi lên tiếng:
- Nước Xã Hội Chủ Nghĩa mà anh ơi ! Đói lắm !
Tôi phản đối:
- Nhưng đây là khách sạn 5 sao mà.
- 5 sao hay ngàn sao cũng vậy thôi. Làm sao được như những nước tân tiến khác...
Tôi đưa mắt nhìn quanh, ngoài sáu đứa chúng tôi là ngươi VN, còn không thấy một khuôn mặt người Hoa nào cả, ngoại trừ có 2 căp người Phi mà tôi đã nhìn thấy lúc vừa bước chân vào Lobby, còn lại phần lớn là người đến từ những quốc gia South America vì tôi nghe thấy ho sử dụng ngôn ngữ Spanish và một số người da trắng sủ dung tiếng Anh là người Canadian, đồng hương của chúng tôi. Nhưng chắc chắn môt điều là không có một người nào mang pass port cua Mỹ ở đây cả.
Ăn trưa xong chúng tôi cùng nhau ra ngồi nghỉ trưa ở bể bơi để trước nhất là relax cho thân thể adapt được với thời tiết ở nơi mới đến, hai nữa để cùng nhau thảo chương trinh xem những ngày hôm sau sẽ làm gì và có book đi excursion ở nơi nào không..v..v....
Nhà tôi không có ý định đi excursion ngay từ lúc đầu. Lý do vì biết rõ cái xứ sở này nghèo quá rồi, có gì để tìm hiểu đâu, có gì để phải xem cho biết đâu. Nếu có chăng chỉ tìm hiểu xem ho còn nghèo đến đâu thôi.
Hai cặp vợ chồng bạn tôi ho rất muốn đi Havana để tìm hiểu su tình và xem cho biết, đồng thời ho cũng muốn đi xem chương trình ca nhạc nghe nói là vang tiếng một thời của Cuba tên gọi là Tropicana. Ho bảo không thể bỏ qua được. Nhưng đôi với nhà tôi thi thấy đi cũng chẳng bõ cái công. Lý do là hôm sau khi lên hỏi information của 2 mục này thì được biết khách đi phải khỏi hành từ 7:30 sáng ròng rã 2 tiếng đi xe bus mới lên được Havana, đi thăm thú vài nơi trong thành phố có tour guide dẫn đường. Đến 5:00 chiều thi đoàn sẽ đưa khách về nghỉ tạm tai một hotel mà ban tổ chức đã booked sẵn để khách nghỉ mệt, ăn bữa cơm tối và nhất là để khách có chỗ tăm rủa và thay quần áo ra những bộ đồ lón (ý nói phải là những bộ đồ đi nghe Opera như ở bên Âu Châu). Chương trình mở màn vào lúc 10:30 pm kết thúc lúc 12:30 khuya, sau đó mới lên xe bus để rong ruổi thêm 2 tiếng đồng hồ nữa mới về đến Resort. Ước tính vào khoảng 3:00 sáng của ngày hôm sau.
Chỉ nghe qua chương trình như thế thôi, nhà tôi đã lắc đầu cương quyết:
- Nói thật nhé, nếu cuộc đi chơi này là free hoặc có mua vé mời tôi thì tôi cũng xin cám ơn.
Đám ban tôi cũng hơi mất hứng khi thấy vợ chồng tôi không tham dự. Sau này khi họ đi về rồi, tôi mới thấy là quyết định của nhà tôi thật sáng suốt.
Buổi tối ăn bữa dinner đầu tiên ở restaurant cũng khá ngon. Thực đơn gồm có lobster, cá và thịt bò. Không ai bảo ai cả nhóm chúng tôi đều chấm món lobster, ăn rất ngon miệng. Không nói ra nhưng ai cũng hiểu là một nước nghèo đói như Cuba làm sao mà có thit bò ngon được. Người còn chưa no làm sao mà có thưc phẩm để nuôi súc vật. Hai nữa thit bò thì ở cái xứ North America này ai hơn được chứ, đúng không?
Tôi quên chưa kể là bia box và rượu ở Cuba rất ngon. Trưa nay lúc ăn bữa lunch những người đàn ông trong nhóm tôi khi vừa uống ngum bia và hớp rượu đầu tiên đã phải thốt lên rằng:
- Chà ! bia ở đây ngon quá!
- Uống thơm thật !
- Tôi thấy còn ngon hơn bia 33 của VN mình hồi xưa các bạn à.
- Chà ! bia ở đây ngon quá!
- Uống thơm thật !
- Tôi thấy còn ngon hơn bia 33 của VN mình hồi xưa các bạn à.
Mỗi người buông ra một lời khen. Tôi không phải là dân sành điệu về bia rượu, nhưng uống hớp bia lạnh vào một buổi trưa nóng bức như hôm ấy, phải công nhận là rất " đã " vô cùng. Cánh đàn ông đưa ra nhận xét là nếu so với bia làm ở Canada thì quả thật bia của Cuba ngon hơn. Tôi đã làm hết nguyên một ly bia trong bữa mà trước đó chưa từng xảy ra với bản thân tôi. Thế là cứ mỗi bữa ăn trưa và ăn tối, tôi đều kêu một ly bia để uống, vì cảm nhận được mùi rất thơm và vi ngọt còn lắng đọng ở cổ .
Thấy tôi cú tì tì uống bia , nhà tôi đã phải ngăn chận:
- Em uống vừa phải thôi. Bia sẽ làm bụng to đấy. Nếu không muốn là khi em xuất hiện ở bờ biển, thiên ha sẽ bỏ chạy hết....
Tôi nhăn mặt:
- Cứ làm như em là bợm nhậu không bằng....
- Em uống vừa phải thôi. Bia sẽ làm bụng to đấy. Nếu không muốn là khi em xuất hiện ở bờ biển, thiên ha sẽ bỏ chạy hết....
Tôi nhăn mặt:
- Cứ làm như em là bợm nhậu không bằng....
- Mỗi bữa một ly đâu có sao. Ăn đồ seafood phải uống bia hoặc rượu mới mau tiêu.
Một người bạn lên tiếng bênh vực . Tôi mỉm cười nhìn sang cô ta để tỏ ý cám ơn. Mà cũng chẳng trách nhà tôi, bởi vì từ hồi nào đến giờ tôi đâu có uống như thế. Lúc ở nhà hôm nào nấu được món ngon mà phải có bia rươu, tôi chỉ uống ké vài hớp với nhà tôi, chứ đâu có làm cho riêng mình một ly như thế. Vì sợ mất eo, và không muốn làm thiên ha " bỏ chạy " , nên tôi đã thay uống bia băng rượu vang. Phải nói là cả rượu vàng của ho cũng ngon lắm, không biết là ho chế biến có cho hoá chất không, chứ những nước Cộng Sản thì hay có mục này lắm.
Trong nhóm tôi, một anh bạn có tửu lượng rất manh, uống rượu và bia như uống nước. Cả bon đều cho rằng đi chơi kỳ này chỉ có ông này là lời thôi, vì được uống thả dàn, uống free đúng là "chuột sa hũ nếp", chứ nếu anh ta đi cruise thì " khẩm " tiền rươu. Vì thế mỗi lần bồi mang rượu ra, anh ta đều dúi vào tay người bồi tiền típ, nên cư' mỗi khi nhìn thấy nhóm tui tôi bước vào thì đám người làm này mặt mày hớn hở tiếp đón rất là niềm nở. Chúng tôi đổi tiền cũng chỉ để cho típ, chứ có phải mua bán gì đâu. Vì trong khu resort này cũng khá lớn mà chỉ có duy nhất một tiệm kiểu như tạp hoá, bán đủ thứ linh tinh từ bao thuốc lá đến chai nước lọc. Còn những đồ thủ công nghệ làm bằng tay thi` thua xa VN mình. Cửa tiệm này cũng do chính phủ kiểm soát hết.
Sang ngày thứ hai, chúng tôi mới bắt đầu ra biển. Vì đi Resort đã vài lần nên chúng tôi biết phải làm gì cho sự sinh hoạt trong một ngày. Tôi đã đề nghi với cả nhóm là buổi sáng thức dậy sớm để đi bộ khoảng một tiếng đồng hồ, sau đó về thay ra đồ tắm, mặc bên ngoài áo khoác, mang theo tất cả những vật dụng ra biển vào giỏ xách rồi xuống Buffet ăn điểm tâm. Ăn xong là chúng tôi se đi thẳng ra biển. Làm như thế chúng tôi không phải đi tới đi lui về phòng ngủ để thay đồ, đỡ mất thời gian hơn. Moi người cho là ý kiến hay!
Ai tắm biển thì tắm, còn nhát như tôi thì chỉ dám mò xuống ven bờ để đùa với sóng nhưng không dám lội ra xa vì không biết bơi, nên mỗi khi đi biển tôi chỉ thích đi bộ doc theo bãi biển, nằm đoc sách, hoặc tham gia những buổi Beach dance thể dục với những khách du lịch khác. Nói chung là mỗi người đều có những good time tự mình tạo cho mình.
Sau bữa cơm trưa chúng tôi quay trỏ lại biển để nằm phơi nắng, thưởng thức làn giò biển hiu hiu ru giấc ngủ trưa thật là lý tưởng. Nói là ngủ chứ thật ra chỉ là nằm nghỉ và đấu hót với nhau một lúc rồi cả bọn lại kéo nhau xuống biển. Tôi đã đi qua những bãi biển ở CanCun, Jamaica, Dominican và Panama thì phải công nhận biển ở Cuba an toàn hơn ở những Resort khác.
Lý do là bờ biển thoai thoải và không sâu lại ít sóng. Từ bờ biển ra đến ngoài khơi, tính khoảng cách hơn 200 feets mà nước biển chỉ cao đến ngưc của tôi thôi, (có một lần tôi bị đám bạn kéo ra tận ngoài này) rât lý tưởng để từ đó bơi lội vùng vẫy mà không sợ sóng đánh mình ra xa hoặc bi sóng ngầm bên dưới , rất là an toàn. An toàn đến mức mà tôi không thấy có cắm cờ báo hiệu chỗ nào sâu và cũng không có chòi cho người life guard. Vì thế các bạn tôi đã tiêu khá nhiều thời gian ở dưới biển là vì vây.
Đến khoảng mặt trời đứng bóng ngã về phương Tây là lúc chúng tôi thu dọn đồ nghề khăn tắm để trở về phòng tắm nước ngọt và sửa soạn lên đồ để đi ăn dinner. Trên đường đi về phòng, tôi thấy ai cũng như " hột vịt lộn" vì đâu tóc ướt sũng, mặt mày tái mét , có thể vi ngâm minh dười nước quá lâu và dạ dày lép xẹp vì đói, đi thất tha thất thểu như đám người bi mất hộ khẩu, duy chỉ có tôi là còn nhìn được ngon lành là bởi vì tôi không xuống biển nên quần áo và đầu tóc vẫn còn khô rang.
Nhìn đám bạn lôi thôi lếch thếch như thế, tôi đã lăn ra cười. (.......)
Chưa đầy một tiếng đồng hồ sau chúng tôi đã ngồi thoải mái trong restaurant để thưởng thức bữa dinner và sau đó thì sẽ đi nghe nhạc được trình diễn bởi ban nhạc của những sinh viên trường âm nhạc Cuba dọc theo hành lang mà chúng tôi gọi là Main street. Sau đó lai còn màn ca vũ nhạc kịch của hotel trình diễn hàng tối tại nhà hát lớn cũng ở gần đó đến gần 11:00 đêm là chấm dứt. Phần còn lại thì khách ai muốn đi nhảy disco thì đi, còn già cả như tui tôi thì về phòng ngủ để bắt đầu cho một ngày mới hôm sau, cũng y chang thời khoá biểu như vậy thôi.
Có một buổi tờ mờ sáng, nhà tôi đi bộ trên bãi biển còn vắng người, có những đứa trẻ người Cuba tuổi còn vị thành niên đã bám theo để năn nỉ xin đổi những con sò con ốc bằng những quần áo của du khách. Chưa kịp trả lời thì thấy từ đằng xa có một vài đứa trẻ khác đang chạy thuc mạng, miệng thì la to bằng ngôn ngữ của bản xứ và đăng sau chúng là những người bảo vệ của khu resort rượt chạy đuổi theo. Nghe tiếng la này, người thanh niên đang đứng cạnh nhà tôi đã vội vàng bỏ của chạy lấy người. Không hiểu chuyện gì đã xảy ra, nhưng sau đó chúng tôi mới được biết rằng ho không được phép vào trong resort để làm phiền du khách. Nghĩ thật là tội nghiêp. Chẳng qua chỉ vì nghèo đói mà ra.
Vì thế mỗi buổi sáng đi bộ găp những người làm vườn, tỉa cây, lau chùi vỉa hè dưới ánh nắng chang chang, tôi đều dúi cho ho vài đồng, gửi cho ho nu cười cảm thông để chia xẻ với ho cảnh sống nghèo nàn mà tôi đã trải qua trong quá khứ. Hai nữa tôi thấy những người bồi được làm trong những restaurant, khu giải khát và làm phòng, đều được khách du lịch cho tiền típ, nhưng còn những người làm công việc ngoài tròi thì có ai cho ho được đồng nào không, trong khi công việc này cũng không kém phần nặng nhọc hơn là công việc ẩm thực được làm trong chỗ râm chỗ mát. Chỉ vi họ không có cơ hội được tiếp xúc với khách nên phải chịu sự thiệt thòi.
Trong nhóm tôi, ngoài nhà tôi là người đã về hưu, tôi thì đang nghỉ ở nhà dưỡng bệnh, thì cũng kể như là không phải đi cày, còn 2 cặp kia đều đang ở tuổi " quân dịch" sáng sáng vẫn còn phải vác lẵng cơm đi cày, nên lúc gần đến ngày về, bốn người này buồn quá, không phải buồn vì phải rời xa Cuba, mà vì phải quay trở lại làm việc sau những ngày vui đi qua mau, bây giờ phải trở lại cày tiếp thì quả là depress lắm thay !.
Với tôi, Cuba cũng không thấy luyến nhớ như những lần trước tôi đến những Resort khác, có thể nơi này không đủ " hoành tráng" để luu lại cho tôi những ký ức sâu đậm. Nhưng nó đã thực sự để lại trong tôi dấu ấn của những ngày nghèo đói lầm than, và cũng đồng nghĩa là cuộc đời của mỗi người dân đã bỗng chốc bị đi vào ngõ hẹp không có tương lai .
Tôi rời Cuba với món quà rất tầm thường, nhưng mang đầy ý nghĩa sự cám ơn của một người công nhân làm vườn đã gấp tặng tôi bằng lá dừa hình con cào cào. Ông già này phải là người cũng có đầu óc nghệ thuật. Vì khi đưa tặng tôi ông ta đã ngắt một bông hoa dâm bụt màu đỏ và cắm hình con cào cào này bên cạnh, nhìn vào thấy sống động y như thật vậy.
Buổi sáng trước khi rời Resort ông già đã đón tôi ở cửa Lobby để chào tạm biệt. Bằng một thứ ngôn ngữ ra dấu, tôi đã cầm món quà của ông già này giơ lên không trung lượn thành một vòng, ngụ ý là nó sẽ được cùng tôi bay về Mỹ, có mang theo niềm ước vọng của đồng bào ông ...
Khi máy bay cất cánh nhìn xuống làng mạc phía dưới, với giải bờ biển trong xanh nổi bật bên bờ cát trắng, tôi thấy ông Trời cũng công bằng, đã có chia lộc cho mảnh đất Cuba này một cái gì đó để ho còn có thể trông cậy vào nguồn lợi đó mà sinh sống. (.......)
Tôi lâm râm niệm Phật như một thói quen mỗi khi tôi đi máy bay để cầu xin cho chuyến bay được an lành. Hoặc rủi nếu như có sự gì không may xảy ra thì trong giây phút cận tử nghiệp đó " thần thức " tôi sẽ được theo Phật về miền Tây Phương Tịnh Độ, hoặc được về những nơi thượng phẩm thượng sanh, tránh cho tôi phải bị đầu thai vào nơi " Biên Địa Hạ Tiện " nơi chỉ có sự nghèo đói, lầm than và bất công mà thôi.
Mộng Thường
September 2013
Phần nhận xét hiển thị trên trang
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét