Đoan Trang
Nhân chuyện một nhóm sinh viên Học viện Ngân hàng bị xử lý kỷ luật vì can tội xếp hàng hình chữ SEX trong Hoàng Thành Thăng Long, và bạn Nguyễn Anh Tuấn (sinh năm 1990), sinh viên xuất sắc của Học viện Hành chính Quốc gia, có bài viết đáp lễ “SEX chưa rõ nghĩa, các bạn cần FUCK...”, mình bỗng chạnh lòng nghĩ đến thân phận thanh niên – thế hệ tương lai của đất nước.
Đầu tiên, mời các bạn xem bức hình ở dưới, được chụp nhân dịp Thái tử Vương quốc Bỉ Phillippe đến thăm Đại học Quốc gia Hà Nội, tháng 3/2012. Đây là chú thích của phóng viên:
“Các sinh viên này, cùng khoảng hai chục sinh viên nữa ở phía trong, phải chấp nhận ăn mặc như thế này và đứng chịu rét hơn hai tiếng đồng hồ sáng nay để các quan chức của trường tiếp đón một đoàn khách nước ngoài. Tôi mặc áo phao dày cộm đứng cùng họ hàng chục phút trước khi mỗi đoàn khách đến.
Họ được lệnh phải vẫy cờ khi các đoàn khách đi vào, trở thành một thứ trang điểm cho sự đón tiếp trọng thị mà các thầy cô giáo của họ dành cho người nước ngoài, bất chấp việc này ảnh hưởng như thế nào tới sức khỏe của họ và hình ảnh của đất nước Việt Nam trong mắt đoàn khách nước ngoài.
Hiện tượng này xuất hiện phổ biến tại hầu hết các trường học ở Việt Nam. Dễ thấy vị trí của người học ở đâu trong nền giáo dục”.
Đầu tiên, mời các bạn xem bức hình ở dưới, được chụp nhân dịp Thái tử Vương quốc Bỉ Phillippe đến thăm Đại học Quốc gia Hà Nội, tháng 3/2012. Đây là chú thích của phóng viên:
“Các sinh viên này, cùng khoảng hai chục sinh viên nữa ở phía trong, phải chấp nhận ăn mặc như thế này và đứng chịu rét hơn hai tiếng đồng hồ sáng nay để các quan chức của trường tiếp đón một đoàn khách nước ngoài. Tôi mặc áo phao dày cộm đứng cùng họ hàng chục phút trước khi mỗi đoàn khách đến.
Họ được lệnh phải vẫy cờ khi các đoàn khách đi vào, trở thành một thứ trang điểm cho sự đón tiếp trọng thị mà các thầy cô giáo của họ dành cho người nước ngoài, bất chấp việc này ảnh hưởng như thế nào tới sức khỏe của họ và hình ảnh của đất nước Việt Nam trong mắt đoàn khách nước ngoài.
Hiện tượng này xuất hiện phổ biến tại hầu hết các trường học ở Việt Nam. Dễ thấy vị trí của người học ở đâu trong nền giáo dục”.
Lại nhớ hồi 2010 kỷ niệm 65 năm thành lập Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn – cái nôi của trí thức khoa học xã hội cả nước, anh Trọng về thăm trường cũ.
Mình đang đứng chắp tay sau đít nhìn nhìn, đột nhiên có mấy trí thức từ đâu xông tới nắm cánh tay lôi đi: “Sinh viên lớp nào thế này, sao đứng đây?”. Mình cố gỡ tay các vị ra, đang giải thích, thì anh Trọng đã đi tới. Mọi người vội vã bỏ cả mình đấy, nhao hết về phía anh, ai nấy cười tươi thắm: “Ôi, anhhhhhh…”.
Mình đứng trơ ra, tức quá bèn nhắn tin trút giận vào đầu một sinh viên của trường – lúc đó hẳn cậu ta đang trùm chăn đọc sách ở nhà: “Trường mày ấy. VNU nhà mày ấy. Với khối chí thức như thế thì 65 năm nữa cũng không khá được chứ không phải 65 năm truyền thống mà đã xong đâu em ạ”. Sinh viên nhắn lại: “Sax... Ai bảo chị mon men ra đấy làm gì? Giảng viên mà có tư cách, có tài thì đã chả thèm ra đón anh Trọng”.
Tin nhắn “vơ đũa cả nắm” đó của mình xuất phát chủ yếu là từ sự bức xúc trước cách giới trí thức – ở đây là các loại ban giám hiệu, đoàn trường, một bộ phận giáo viên khả kính… – đối xử với sinh viên. Hôm đó đã là đầu đông, trời rét, mình vẫn nhớ cảnh trường huy động một đội hai, ba chục nữ sinh áo dài mỏng, má phấn môi son, guốc cao gót nhọn như kim, đứng hai bên hành lang gió lộng để đón anh Trọng. Em nào mỏi, bỏ guốc ra đứng chân không một tị, hoặc ngoáy ngó sang bên cạnh nói chuyện, lập tức thầy/cô ra nhắc nhở, yêu cầu phải đứng cho ngay ngắn.
Tới lúc anh Trọng đến thì “khối chí thức” đổ xô ra đón. Các thầy complet, các cô áo dài, ai nấy tươi tắn, hớn hở, lúp xa lúp xúp trong hai cái ống quần là lượt. Rồi tự động hình thành một vòng tròn bao quanh anh Trọng. Anh Trọng thân mật nhìn khắp lượt rồi buông một câu đùa theo mình là nhạt thếch, tuy nhiên anh không có lỗi: “Trường ta giờ cài cắm trí thức ở khắp nơi rồi, nhỉ?”. Mọi người cười phá lên, tiếng cười nồng nàn đấy nhưng giá bỏ thêm độ một tạ muối thì đỡ nhạt hơn một chút. Thôi thì cũng là giữ phép lịch sự với một sinh viên cũ của trường. Nhưng với các sinh viên hiện tại của trường thì lại không cần phải giữ gìn như thế. Gió lạnh đầu mùa thổi phần phật, họ vẫn cứ đứng đó, lênh khênh trên những đôi guốc nhọn, áo dài mỏng bay phấp phới, may có lớp son phấn che đi đôi môi và làn da tái mét vì lạnh, và họ xuýt xoa…
Rồi mọi người hối hả đưa anh Trọng vào phòng lớn, và mình cũng nhanh chân trà trộn vào. Chớp máy ảnh nháy liên hồi. Chẳng nghe được anh Trọng nói gì, chỉ thấy vỗ tay rộn ràng.
Một lát sau, trong phòng lớn, đã có tín hiệu chuẩn bị sâm banh. Lại thêm 8 nữ sinh áo dài nữa, mỗi nữ sinh nâng trên tay một chiếc khay, trên đặt chiếc ly, thướt tha đi vào. Em nào cũng nâng khay ngang thái dương (không biết các em có biết tích “cử án tề mi” bên Tàu không – nàng Mạnh Quang dâng cơm cho chồng mỗi bữa đều nâng mâm ngang mày để tỏ lòng kính trọng ông xã). Guốc cao gót lại phải dâng khay nên các em đi lại cũng có phần khó khăn, nhưng vấn đề quan trọng ở đây đang là phải làm sao để không xảy ra thất thố gì trong giờ khắc này. Ban lãnh đạo chờ các nữ sinh đến, các thầy khui sâm banh, rót vào từng ly, rồi dâng cho Tổng Bí thư – nhưng mà chỉ là đưa ly cao ngang cổ thôi chứ chưa đến mức ngang mày. Ồn ào chúc tụng, cụng ly...
Trong khi đó thì Phan Bội Châu vẫn nằm tù, à, tức là số nữ sinh áo dài làm lễ tân đón khách bên ngoài vẫn đứng run cầm cập ngoài hành lang đầy gió.
Mình ý thức được thân phận phóng viên nên đã cố nép vào góc phòng, sợ lăng xăng nhỡ làm vướng chân hay va phải mấy em phục vụ sâm banh, bể ly của trường thì đền bỏ mẹ. Tuy thế cái chiều cao 1m45 vẫn bị phát hiện, một số giáo viên trong lực lượng vừa nãy gườm gườm, có một cô không nén được sự bức xúc đã tiến đến hỏi thẳng: “Em ở lớp nào? Tại sao vào đây?”. “Em xin lỗi, em không phải sinh viên, em ở bên báo”.
“Báo à?”. Cô “hừ” một tiếng khe khẽ trong cổ rồi quay đi, không quên ném vào mặt mình một cái nhìn khó chịu. Không sao. Em biết thừa là vướng anh Trọng ở đây, còn lâu cô mới dám nắm cánh tay lôi em ra ngoài, nên em cũng nhìn lại với vẻ khó chịu không kém.
Nói chung thì chứng kiến từ đầu buổi đến giờ, mình biết là các thầy cô không thích thấy sinh viên (hoặc nói chung là cái bọn trẻ, nhâng nháo) lại có cái quyền đứng gần, “tiếp cận” Tổng Bí thư đâu. Nhiệm vụ của chúng nó rõ ràng thế này: Đứa nào ngoại hình đẹp và ưu tú về đạo đức cách mạng thì ra đón Tổng Bí thư, bọn còn lại (không nhất thiết xấu, nhưng bọn nó là số đông và rất có thể không ưu tú) thì cứ lên lớp bình thường – việc của chúng nó là học, còn việc gần gũi đón tiếp anh Trọng, đã có lãnh đạo nhà trường lo. Hội trường đâu, phòng ốc đâu mà cho hàng trăm sinh viên ra “giao lưu” với anh được, nhỡ ra chúng nó hỏi gì anh thì dở, dở lắm. Phải kiểm soát được hết. Không được phép để xảy ra sơ suất, thất thố nào trong một dịp như thế này – mấy khi anh Trọng về thăm trường. Quan trọng nhất là, tiếp một người sang như thế, cao như thế, phải là nhiệm vụ của lãnh đạo nhà trường cơ, đâu đến thứ sinh viên…
Mình đang đứng chắp tay sau đít nhìn nhìn, đột nhiên có mấy trí thức từ đâu xông tới nắm cánh tay lôi đi: “Sinh viên lớp nào thế này, sao đứng đây?”. Mình cố gỡ tay các vị ra, đang giải thích, thì anh Trọng đã đi tới. Mọi người vội vã bỏ cả mình đấy, nhao hết về phía anh, ai nấy cười tươi thắm: “Ôi, anhhhhhh…”.
Mình đứng trơ ra, tức quá bèn nhắn tin trút giận vào đầu một sinh viên của trường – lúc đó hẳn cậu ta đang trùm chăn đọc sách ở nhà: “Trường mày ấy. VNU nhà mày ấy. Với khối chí thức như thế thì 65 năm nữa cũng không khá được chứ không phải 65 năm truyền thống mà đã xong đâu em ạ”. Sinh viên nhắn lại: “Sax... Ai bảo chị mon men ra đấy làm gì? Giảng viên mà có tư cách, có tài thì đã chả thèm ra đón anh Trọng”.
Tin nhắn “vơ đũa cả nắm” đó của mình xuất phát chủ yếu là từ sự bức xúc trước cách giới trí thức – ở đây là các loại ban giám hiệu, đoàn trường, một bộ phận giáo viên khả kính… – đối xử với sinh viên. Hôm đó đã là đầu đông, trời rét, mình vẫn nhớ cảnh trường huy động một đội hai, ba chục nữ sinh áo dài mỏng, má phấn môi son, guốc cao gót nhọn như kim, đứng hai bên hành lang gió lộng để đón anh Trọng. Em nào mỏi, bỏ guốc ra đứng chân không một tị, hoặc ngoáy ngó sang bên cạnh nói chuyện, lập tức thầy/cô ra nhắc nhở, yêu cầu phải đứng cho ngay ngắn.
Tới lúc anh Trọng đến thì “khối chí thức” đổ xô ra đón. Các thầy complet, các cô áo dài, ai nấy tươi tắn, hớn hở, lúp xa lúp xúp trong hai cái ống quần là lượt. Rồi tự động hình thành một vòng tròn bao quanh anh Trọng. Anh Trọng thân mật nhìn khắp lượt rồi buông một câu đùa theo mình là nhạt thếch, tuy nhiên anh không có lỗi: “Trường ta giờ cài cắm trí thức ở khắp nơi rồi, nhỉ?”. Mọi người cười phá lên, tiếng cười nồng nàn đấy nhưng giá bỏ thêm độ một tạ muối thì đỡ nhạt hơn một chút. Thôi thì cũng là giữ phép lịch sự với một sinh viên cũ của trường. Nhưng với các sinh viên hiện tại của trường thì lại không cần phải giữ gìn như thế. Gió lạnh đầu mùa thổi phần phật, họ vẫn cứ đứng đó, lênh khênh trên những đôi guốc nhọn, áo dài mỏng bay phấp phới, may có lớp son phấn che đi đôi môi và làn da tái mét vì lạnh, và họ xuýt xoa…
Rồi mọi người hối hả đưa anh Trọng vào phòng lớn, và mình cũng nhanh chân trà trộn vào. Chớp máy ảnh nháy liên hồi. Chẳng nghe được anh Trọng nói gì, chỉ thấy vỗ tay rộn ràng.
Một lát sau, trong phòng lớn, đã có tín hiệu chuẩn bị sâm banh. Lại thêm 8 nữ sinh áo dài nữa, mỗi nữ sinh nâng trên tay một chiếc khay, trên đặt chiếc ly, thướt tha đi vào. Em nào cũng nâng khay ngang thái dương (không biết các em có biết tích “cử án tề mi” bên Tàu không – nàng Mạnh Quang dâng cơm cho chồng mỗi bữa đều nâng mâm ngang mày để tỏ lòng kính trọng ông xã). Guốc cao gót lại phải dâng khay nên các em đi lại cũng có phần khó khăn, nhưng vấn đề quan trọng ở đây đang là phải làm sao để không xảy ra thất thố gì trong giờ khắc này. Ban lãnh đạo chờ các nữ sinh đến, các thầy khui sâm banh, rót vào từng ly, rồi dâng cho Tổng Bí thư – nhưng mà chỉ là đưa ly cao ngang cổ thôi chứ chưa đến mức ngang mày. Ồn ào chúc tụng, cụng ly...
Trong khi đó thì Phan Bội Châu vẫn nằm tù, à, tức là số nữ sinh áo dài làm lễ tân đón khách bên ngoài vẫn đứng run cầm cập ngoài hành lang đầy gió.
Mình ý thức được thân phận phóng viên nên đã cố nép vào góc phòng, sợ lăng xăng nhỡ làm vướng chân hay va phải mấy em phục vụ sâm banh, bể ly của trường thì đền bỏ mẹ. Tuy thế cái chiều cao 1m45 vẫn bị phát hiện, một số giáo viên trong lực lượng vừa nãy gườm gườm, có một cô không nén được sự bức xúc đã tiến đến hỏi thẳng: “Em ở lớp nào? Tại sao vào đây?”. “Em xin lỗi, em không phải sinh viên, em ở bên báo”.
“Báo à?”. Cô “hừ” một tiếng khe khẽ trong cổ rồi quay đi, không quên ném vào mặt mình một cái nhìn khó chịu. Không sao. Em biết thừa là vướng anh Trọng ở đây, còn lâu cô mới dám nắm cánh tay lôi em ra ngoài, nên em cũng nhìn lại với vẻ khó chịu không kém.
Nói chung thì chứng kiến từ đầu buổi đến giờ, mình biết là các thầy cô không thích thấy sinh viên (hoặc nói chung là cái bọn trẻ, nhâng nháo) lại có cái quyền đứng gần, “tiếp cận” Tổng Bí thư đâu. Nhiệm vụ của chúng nó rõ ràng thế này: Đứa nào ngoại hình đẹp và ưu tú về đạo đức cách mạng thì ra đón Tổng Bí thư, bọn còn lại (không nhất thiết xấu, nhưng bọn nó là số đông và rất có thể không ưu tú) thì cứ lên lớp bình thường – việc của chúng nó là học, còn việc gần gũi đón tiếp anh Trọng, đã có lãnh đạo nhà trường lo. Hội trường đâu, phòng ốc đâu mà cho hàng trăm sinh viên ra “giao lưu” với anh được, nhỡ ra chúng nó hỏi gì anh thì dở, dở lắm. Phải kiểm soát được hết. Không được phép để xảy ra sơ suất, thất thố nào trong một dịp như thế này – mấy khi anh Trọng về thăm trường. Quan trọng nhất là, tiếp một người sang như thế, cao như thế, phải là nhiệm vụ của lãnh đạo nhà trường cơ, đâu đến thứ sinh viên…
Phần nhận xét hiển thị trên trang
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét