Hiện nay người ta hay nghe cụm từ " suy thoái đạo đức ". Nhiều người không hiểu loại đạo đức suy thoái là loại đạo đức gì ?Đạo đức cũ hay đạo đức mới . Đạo đức cũ hay còn gọi là đạo đức cổ truyền đã bị suy đồi mai một từ thời Pháp thuộc khi :
"Cái học nhà nho đã hỏng rồi
Mười người đi học chín người thôi " ( Trần Tế Xương )
Như vậy cái đạo đức được đề cập đến ắt hẳn là đạo đức mới - đạo đức XHCN.Vào những năm sau 1975, có một mệnh đề rất phổ biến :Muốn xây dựng chủ nghĩa xã hội phải có con người mới XHCN. Loại đạo đức nầy được đưa vào chương trình giáo dục mỗi tuần từ 1 đến 2 tiết ở bậc tiểu học và trung học . Đó là môn Đạo đức , môn Giáo dục công dân . Còn ở bậc đại học bất cứ phân khoa chuyên ngành nào cũng có giáo trình tư tưởng Hồ chí Minh .
Có hai cực đoan trong mục tiêu giáo dục đào tạo : Một là đào tạo mộtcon người nhân loại phi thời gian phi không gian , có đủ mọi yếu tố tốt đẹp cho một con người nói chung . Đó là điều không tưởng. Hai là đào tạo một con người đáp ứng nhu cầu xã hội theo một định chế nhất định , một giai đoạn lịch sử nhất định . Đó là điều bi hài .
Chính vì hai cực đoan trên mà nảy sinh ra đạo đức cũ và đạo đức mới .
Đạo đức cũ là đạo đức cổ truyền đã có từ bốn ngàn năm văn hiến . Nó đã được ăn sâu trong huyết quản và mạch sống của dân tộc . Ngày xưa việc giáo dục đạo đức là nhiệm vụ của các tôn giáo ( Nho , Phật , Lão ). Nhà Lý , nhà Trần mở khoa thi tam giáo để cử hiền tài . Việc dạy dỗ giáo huấn các sĩ tử cậy vào các nho sĩ , các nhà sư . Đến thời Lê thì Nho giáo độc tôn . Cái học của Nho gia , Phật gia là cái học cốt để làm người . Lý Công Uẩn - vị vua đầu tiên của nhà Lý - học làm người trước khi làm vua . Ông xuất thân từ một sa di vừa học ở cửa Khổng vừa học ở cửa Không . Điểm khác nhau giữa đạo đức cũ và đạo đức mới ở chỗ tương quan giữa chính trị và đạo đức . Với đạo đức cũ thì chính trị diễn dịch từ đạo đức ; với đạo đức mới thì đạo đức diễn dịch từ chính trị .
Chữ chính trị theo nghĩa từ nguyên có nghĩa là làm cho mọi việc được ngay ngắn . Trong học thuyết chính danh Khổng Tử nói : " Chính giã chính dã , tử xuất dĩ chính , thục cảm bất chính " ( Chính trị ấy là chính vậy , nay ngài ra chấp chính mà tự mình chính đính thì còn ai dám bất chính ).
Chữ chính trong chính trị có nghĩa là chính ( 正 ) thế mà bọn hôn quân, tham quan cầm đầu chính phủ cũng xưng là chính . Đó là danh không chính, ngôn không thụân .
Như vậy , cổ thời , chính trị diễn dịch từ đạo đức và đạo đức đặt trên căn bản chính danh , chính tâm và thành ý .
Một người bình thường biết tu thân , biết tề gia thì có thể ra đảm đương việc nước . Cái gốc của đạo đức là tu thân . Tu thân là trách nhiệm bản thân của mỗi con người bất luận lớn hay nhỏ , dân thường hay vua chúa .Đạo đức là một quá trình tự tu , tự chuyển hóa chứ không phải nghe rao giãng , học thuộc lòng , viết thu hoạch . Khổng Tử nói : " Tự thiên tử dĩ ư thứ dân , nhất thị dĩ tu thân vi bản" (Từ vua chúa cho đến thứ dân , ai cũng phải lấy việc tu thân làm gốc ). Không tu thân , thiếu đạo đức mà ra nắm quyền chấp chính đó là kẻ tiểu nhân ngạo mạn làm liều .
Muốn tu thân phải chính tâm , muốn chính tâm phải thành ý . Thành ý tột đỉnh gọi là chí thành . Cụ Phan Bội Châu đã nói : " Muốn làm thánh triết phải ở chính tâm , thắng được giặc tâm mới là danh tướng " .
Đạo đức cổ truyền không đơn thuần là một môn học mà còn là một khoa học ; hơn thế nữa , là minh triết . Nhiều người bài xích đạo Nho cho đạo Nho là hủ lậu , phản khoa học . Đó là vì họ đánh đồng giữa chân Nho với ngụy Nho ( hủ Nho , hương Nho ).Thiết nghĩ cần định nghĩa lại khoa học : Khoa học là quan sát , phân tích , suy luận tường tận và trình bày minh bạch những sự kiện đã quan sát được , vạch rõ đâu là nguên do đâu là hậu quả , đặt sự kiện nào trước sự kiện nào sau theo hệ thống nhân quả .
Theo định nghĩa đó thì hệ thống đức lý của Nho giáo là một khoa học , một minh triết . Những vấn đề đức lý được trình bày trong hai cuốn Đại học và Trung dung . Đại học dạy về tu thân , Trung dung dạy về chí thành.Mục tiêu đào tạo theo đường hướng giáo dục trong hai cuốn sách trên nhắm đến những ai có hoài bão , có trách nhiệm lãnh đạo quốc gia dân tộc . Tinh thần khoa học của Đại học và Trung dung nằm ở chỗ vấn đề tri bản được đặt ra bằng phương pháp rõ ràng : Mọi vật đều có gốc có ngọn , có trước có sau , ta phải biết đâu là gốc đâu là ngọn , đâu là trước đâu là sau . Cái học nhà Nho là cái học đào tạo con người và chuyên môn một cách song hành : học cho biết cương thường đạo lý để làm người ; học cho biết cách vật chí tri . Cương tức là tam cương . Thường tức là ngũ thường . Tam cương : Quân thần cương , phu thê cương , phụ tử cương . Ngũ thường : Nhân , nghĩa , lễ , trí , tín . Nói đến luân lý đạo đức mà không nhắc đến tam cương ngũ thường là phi đạo đức ( dù là đạo đức cũ hay đạo đức mới ). Việc tu thân làm gốc , việc giữ gìn giềng mối tam cương ngũ thường không bao giờ là lạc hậu dù nhân danh bất kỳ ý hệ nào .Đạo đức diễn dịch từ chính trị xuất phát từ việc mất đạo nên còn lại đức , mất đức nên còn lại nhân , mất nhân nên còn lại nghĩa , mất nghĩa, trí , tín nên còn lại lễ .Bấy giờ lễ chỉ là hình thức lễ nghi ( theo kiểu Tàu - Chinoisie). Đặt đạo đức trên căn bản chính trị chẳng khác nào dộng ngược đầu - gốc trên ngọn , mạc trên bản. Bản mà loạn thì mạc không thể có được .
Ngoài đạo Nho , đạo Phật cũng góp phần giáo hóa con người trở thành con người đích thực , xa hơn nữa là Phật giáo đưa con người đến chỗ siêu hóa vượt lên chính mình để thể nhập cuộc sống toàn diện . Đường hướng giáo dục Phật giáo không tách rời giáo dục và đức dục , trí tuệ và từ bi . Phương châm giáo dục gồm có ba chữ : Bi- Trí - Dũng .Bi , trí , dũng không tách rời ba thành phần khác nhau và không đối nghịch nhau .Cả ba dĩễn tả một thực tại sống động : Trí đích thực là trí khi có bi và dũng kèm theo . Bi đích thực là bi khi có trí soi sáng và có dũng ủng hộ . Một người được mệnh danh là trí thức là người có lòng trắc ẩn và can đảm đấu tranh cho sự thật không sợ hãi trước nguy khốn . Nhờ có tinh thần đại hùng , đại lực , đại từ bi mà quân dân nhà Lý đã làm cho quân Tống khiếp sợ ; nhà Trần đã làm cho quân Nguyên Mông ba lần thất bại thảm hại . Cũng trong tinh thần đó mà vua dám bỏ ngôi , quan biết từ chức , dân không thiết chức khi thấy mình không đủ tài năng .
Trong thời Pháp thuộc , phong trào Tây học lấn áp Nho học . Đạo Nho bị suy tàn . Không ai mặn mà với cái học Nho ; và đạo đức cổ truyền cũng dần dần mai một . Cách đây tám mươi bảy năm , vào ngày 17 tháng 3 năm 1926 cụ Phan Bội Châu đọc diễn văn tại trường Khải Định trong đó có đoạn viết : " Tới lúc bây giờ , hình thức học đường tuy là khác học đường khoa cử ngày xưa rất nhiều , da vỏ bề ngoài hình như vừa mắt , nhưng xét đến tinh thần cốt tủy có khác gì vượn học tiếng người , đạo đức cũ đã sạch sành sanh , và văn hóa mới chẳng có chút gì dây vướng ở học đường , ra rồi chưa có thành tựu gì mà chỉ thấy cái bình rượu Tây , túi cơm Tây , ngồi xe Tây ngày ngày rộn rịp trước mắt người ta , tuy có một vài người phảng phất chỉ giống như muôn người không được một . Vậy cho nên những người thương tâm thế đạo ai cũng bảo rằng : Cái mục đích người ta ngày nay vào học chẳng qua vì cầu quan to , hốt đồng bạc , để làm môi giới cho rượu Tây , đồ mặc Tây , xe Tây , lầu Tây mà thôi " . Lời của cụ Phan vừa mô tả thực trạng suy đồi của đạo đức cũ vừa tiên tri cảnh báo cho thế hệ mai sau . Ngày nay nếu đem lời cụ Phan nghiệm lại thì quả thật chẳng khác gì ngày ấy . Những người có bằng cấp có học vị lẽ ra phải tự hỏi rằng với từng ấy năm ăn học họ phải có trách nhiệm gì với đất nước , với xã hội . Nhưng trái lại họ chỉ cố tìm mọi cách để thu hồi vốn hầu được vinh thân phì da . Tệ hại hơn nữa là một số trong họ môi giới kết cấu với bọn gian thương , tham quan để hiếp đáp dân lành . Ngày xưa , do thấm nhuần đạo đức cũ nên đã từng có một Chu văn An , một Nguyễn Bỉnh Khiêm dâng sớ can gián vua , khi vua không nghe bèn cáo quan về quê ẩn dật . Đạo đức cũ là những giá trị cổ truyền , những tinh hoa cố hữu của dân tộc đã sản sinh ra những con người liêm sĩ khí tiết , có tinh thần dân tộc . Vì mất căn bản đạo lý Khổng Mạnh , nên nền giáo dục sai đường chệch hướng đã sản xuất ra những người con bất hiếu , những công dân bất trung , những con người bất nghĩa .
Đạo đức cổ truyền -cũng như văn hóa truyền thống -là cái gốc ; còn văn minh văn hóa mới được thâu hóa giống như những nhánh cây cấy ghép . Cái gốc mà bị chết khô thì việc cấy ghép trở nên vô ích .
Ngày nay , chúng ta chú trọng nhiều đến việc đào tạo chuyên môn hơn là việc giáo hóa con người . Đức dục không được coi là một khoa học mà chỉ được coi như là một môn học và chỉ chiếm một thời lượng ít ỏi trong chương trình .Nhà trường nào cũng đua nhau treo câu biểu ngữ " tiên học lễ , hậu học văn " nhưng đó chỉ là khẩu hiệu suông . Trí dục không song hành cùng với đức dục thì đó là mối hiểm họa cho xã hội . Nói như sử gia Guizot : " Trí dục nếu không đi đôi với đức dục sẽ là gốc của sự kiêu ngạo , bất phục tùng , ích kỷ và như thế thì rất nguy hiểm cho xã hội
Mười người đi học chín người thôi " ( Trần Tế Xương )
Như vậy cái đạo đức được đề cập đến ắt hẳn là đạo đức mới - đạo đức XHCN.Vào những năm sau 1975, có một mệnh đề rất phổ biến :Muốn xây dựng chủ nghĩa xã hội phải có con người mới XHCN. Loại đạo đức nầy được đưa vào chương trình giáo dục mỗi tuần từ 1 đến 2 tiết ở bậc tiểu học và trung học . Đó là môn Đạo đức , môn Giáo dục công dân . Còn ở bậc đại học bất cứ phân khoa chuyên ngành nào cũng có giáo trình tư tưởng Hồ chí Minh .
Có hai cực đoan trong mục tiêu giáo dục đào tạo : Một là đào tạo mộtcon người nhân loại phi thời gian phi không gian , có đủ mọi yếu tố tốt đẹp cho một con người nói chung . Đó là điều không tưởng. Hai là đào tạo một con người đáp ứng nhu cầu xã hội theo một định chế nhất định , một giai đoạn lịch sử nhất định . Đó là điều bi hài .
Chính vì hai cực đoan trên mà nảy sinh ra đạo đức cũ và đạo đức mới .
Đạo đức cũ là đạo đức cổ truyền đã có từ bốn ngàn năm văn hiến . Nó đã được ăn sâu trong huyết quản và mạch sống của dân tộc . Ngày xưa việc giáo dục đạo đức là nhiệm vụ của các tôn giáo ( Nho , Phật , Lão ). Nhà Lý , nhà Trần mở khoa thi tam giáo để cử hiền tài . Việc dạy dỗ giáo huấn các sĩ tử cậy vào các nho sĩ , các nhà sư . Đến thời Lê thì Nho giáo độc tôn . Cái học của Nho gia , Phật gia là cái học cốt để làm người . Lý Công Uẩn - vị vua đầu tiên của nhà Lý - học làm người trước khi làm vua . Ông xuất thân từ một sa di vừa học ở cửa Khổng vừa học ở cửa Không . Điểm khác nhau giữa đạo đức cũ và đạo đức mới ở chỗ tương quan giữa chính trị và đạo đức . Với đạo đức cũ thì chính trị diễn dịch từ đạo đức ; với đạo đức mới thì đạo đức diễn dịch từ chính trị .
Chữ chính trị theo nghĩa từ nguyên có nghĩa là làm cho mọi việc được ngay ngắn . Trong học thuyết chính danh Khổng Tử nói : " Chính giã chính dã , tử xuất dĩ chính , thục cảm bất chính " ( Chính trị ấy là chính vậy , nay ngài ra chấp chính mà tự mình chính đính thì còn ai dám bất chính ).
Chữ chính trong chính trị có nghĩa là chính ( 正 ) thế mà bọn hôn quân, tham quan cầm đầu chính phủ cũng xưng là chính . Đó là danh không chính, ngôn không thụân .
Như vậy , cổ thời , chính trị diễn dịch từ đạo đức và đạo đức đặt trên căn bản chính danh , chính tâm và thành ý .
Một người bình thường biết tu thân , biết tề gia thì có thể ra đảm đương việc nước . Cái gốc của đạo đức là tu thân . Tu thân là trách nhiệm bản thân của mỗi con người bất luận lớn hay nhỏ , dân thường hay vua chúa .Đạo đức là một quá trình tự tu , tự chuyển hóa chứ không phải nghe rao giãng , học thuộc lòng , viết thu hoạch . Khổng Tử nói : " Tự thiên tử dĩ ư thứ dân , nhất thị dĩ tu thân vi bản" (Từ vua chúa cho đến thứ dân , ai cũng phải lấy việc tu thân làm gốc ). Không tu thân , thiếu đạo đức mà ra nắm quyền chấp chính đó là kẻ tiểu nhân ngạo mạn làm liều .
Muốn tu thân phải chính tâm , muốn chính tâm phải thành ý . Thành ý tột đỉnh gọi là chí thành . Cụ Phan Bội Châu đã nói : " Muốn làm thánh triết phải ở chính tâm , thắng được giặc tâm mới là danh tướng " .
Đạo đức cổ truyền không đơn thuần là một môn học mà còn là một khoa học ; hơn thế nữa , là minh triết . Nhiều người bài xích đạo Nho cho đạo Nho là hủ lậu , phản khoa học . Đó là vì họ đánh đồng giữa chân Nho với ngụy Nho ( hủ Nho , hương Nho ).Thiết nghĩ cần định nghĩa lại khoa học : Khoa học là quan sát , phân tích , suy luận tường tận và trình bày minh bạch những sự kiện đã quan sát được , vạch rõ đâu là nguên do đâu là hậu quả , đặt sự kiện nào trước sự kiện nào sau theo hệ thống nhân quả .
Theo định nghĩa đó thì hệ thống đức lý của Nho giáo là một khoa học , một minh triết . Những vấn đề đức lý được trình bày trong hai cuốn Đại học và Trung dung . Đại học dạy về tu thân , Trung dung dạy về chí thành.Mục tiêu đào tạo theo đường hướng giáo dục trong hai cuốn sách trên nhắm đến những ai có hoài bão , có trách nhiệm lãnh đạo quốc gia dân tộc . Tinh thần khoa học của Đại học và Trung dung nằm ở chỗ vấn đề tri bản được đặt ra bằng phương pháp rõ ràng : Mọi vật đều có gốc có ngọn , có trước có sau , ta phải biết đâu là gốc đâu là ngọn , đâu là trước đâu là sau . Cái học nhà Nho là cái học đào tạo con người và chuyên môn một cách song hành : học cho biết cương thường đạo lý để làm người ; học cho biết cách vật chí tri . Cương tức là tam cương . Thường tức là ngũ thường . Tam cương : Quân thần cương , phu thê cương , phụ tử cương . Ngũ thường : Nhân , nghĩa , lễ , trí , tín . Nói đến luân lý đạo đức mà không nhắc đến tam cương ngũ thường là phi đạo đức ( dù là đạo đức cũ hay đạo đức mới ). Việc tu thân làm gốc , việc giữ gìn giềng mối tam cương ngũ thường không bao giờ là lạc hậu dù nhân danh bất kỳ ý hệ nào .Đạo đức diễn dịch từ chính trị xuất phát từ việc mất đạo nên còn lại đức , mất đức nên còn lại nhân , mất nhân nên còn lại nghĩa , mất nghĩa, trí , tín nên còn lại lễ .Bấy giờ lễ chỉ là hình thức lễ nghi ( theo kiểu Tàu - Chinoisie). Đặt đạo đức trên căn bản chính trị chẳng khác nào dộng ngược đầu - gốc trên ngọn , mạc trên bản. Bản mà loạn thì mạc không thể có được .
Ngoài đạo Nho , đạo Phật cũng góp phần giáo hóa con người trở thành con người đích thực , xa hơn nữa là Phật giáo đưa con người đến chỗ siêu hóa vượt lên chính mình để thể nhập cuộc sống toàn diện . Đường hướng giáo dục Phật giáo không tách rời giáo dục và đức dục , trí tuệ và từ bi . Phương châm giáo dục gồm có ba chữ : Bi- Trí - Dũng .Bi , trí , dũng không tách rời ba thành phần khác nhau và không đối nghịch nhau .Cả ba dĩễn tả một thực tại sống động : Trí đích thực là trí khi có bi và dũng kèm theo . Bi đích thực là bi khi có trí soi sáng và có dũng ủng hộ . Một người được mệnh danh là trí thức là người có lòng trắc ẩn và can đảm đấu tranh cho sự thật không sợ hãi trước nguy khốn . Nhờ có tinh thần đại hùng , đại lực , đại từ bi mà quân dân nhà Lý đã làm cho quân Tống khiếp sợ ; nhà Trần đã làm cho quân Nguyên Mông ba lần thất bại thảm hại . Cũng trong tinh thần đó mà vua dám bỏ ngôi , quan biết từ chức , dân không thiết chức khi thấy mình không đủ tài năng .
Trong thời Pháp thuộc , phong trào Tây học lấn áp Nho học . Đạo Nho bị suy tàn . Không ai mặn mà với cái học Nho ; và đạo đức cổ truyền cũng dần dần mai một . Cách đây tám mươi bảy năm , vào ngày 17 tháng 3 năm 1926 cụ Phan Bội Châu đọc diễn văn tại trường Khải Định trong đó có đoạn viết : " Tới lúc bây giờ , hình thức học đường tuy là khác học đường khoa cử ngày xưa rất nhiều , da vỏ bề ngoài hình như vừa mắt , nhưng xét đến tinh thần cốt tủy có khác gì vượn học tiếng người , đạo đức cũ đã sạch sành sanh , và văn hóa mới chẳng có chút gì dây vướng ở học đường , ra rồi chưa có thành tựu gì mà chỉ thấy cái bình rượu Tây , túi cơm Tây , ngồi xe Tây ngày ngày rộn rịp trước mắt người ta , tuy có một vài người phảng phất chỉ giống như muôn người không được một . Vậy cho nên những người thương tâm thế đạo ai cũng bảo rằng : Cái mục đích người ta ngày nay vào học chẳng qua vì cầu quan to , hốt đồng bạc , để làm môi giới cho rượu Tây , đồ mặc Tây , xe Tây , lầu Tây mà thôi " . Lời của cụ Phan vừa mô tả thực trạng suy đồi của đạo đức cũ vừa tiên tri cảnh báo cho thế hệ mai sau . Ngày nay nếu đem lời cụ Phan nghiệm lại thì quả thật chẳng khác gì ngày ấy . Những người có bằng cấp có học vị lẽ ra phải tự hỏi rằng với từng ấy năm ăn học họ phải có trách nhiệm gì với đất nước , với xã hội . Nhưng trái lại họ chỉ cố tìm mọi cách để thu hồi vốn hầu được vinh thân phì da . Tệ hại hơn nữa là một số trong họ môi giới kết cấu với bọn gian thương , tham quan để hiếp đáp dân lành . Ngày xưa , do thấm nhuần đạo đức cũ nên đã từng có một Chu văn An , một Nguyễn Bỉnh Khiêm dâng sớ can gián vua , khi vua không nghe bèn cáo quan về quê ẩn dật . Đạo đức cũ là những giá trị cổ truyền , những tinh hoa cố hữu của dân tộc đã sản sinh ra những con người liêm sĩ khí tiết , có tinh thần dân tộc . Vì mất căn bản đạo lý Khổng Mạnh , nên nền giáo dục sai đường chệch hướng đã sản xuất ra những người con bất hiếu , những công dân bất trung , những con người bất nghĩa .
Đạo đức cổ truyền -cũng như văn hóa truyền thống -là cái gốc ; còn văn minh văn hóa mới được thâu hóa giống như những nhánh cây cấy ghép . Cái gốc mà bị chết khô thì việc cấy ghép trở nên vô ích .
Ngày nay , chúng ta chú trọng nhiều đến việc đào tạo chuyên môn hơn là việc giáo hóa con người . Đức dục không được coi là một khoa học mà chỉ được coi như là một môn học và chỉ chiếm một thời lượng ít ỏi trong chương trình .Nhà trường nào cũng đua nhau treo câu biểu ngữ " tiên học lễ , hậu học văn " nhưng đó chỉ là khẩu hiệu suông . Trí dục không song hành cùng với đức dục thì đó là mối hiểm họa cho xã hội . Nói như sử gia Guizot : " Trí dục nếu không đi đôi với đức dục sẽ là gốc của sự kiêu ngạo , bất phục tùng , ích kỷ và như thế thì rất nguy hiểm cho xã hội
Phần nhận xét hiển thị trên trang
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét