Vụ tham nhũng tiền cứu trợ trẻ em tàn tật ở Hà Giang đang có một kết cục ngoài sức tưởng tượng khi cơ quan điều tra giao Sở LĐ-TB và XH xử lý hành chính hành vi tham ô để giữ…đại cục.
Vụ án đơn giản: Giám đốc Trung tâm cứu trợ trẻ em tàn tật, thuộc Sở Lao động, Thương binh và Xã hội tỉnh Hà Giang cùng thủ quỹ và kế toán đã “ăn bớt” của trẻ khuyết tật hơn 181 triệu đồng bằng cách không phát hết số tiền hỗ trợ cho trẻ khuyết tật đến khám sàng lọc và sau đó lập chứng từ khống để quyết toán.
Trong hồ sơ hình sự, ghi rõ “Đây là vụ việc có dấu hiệu phạm tội tham ô tài sản”, gồm các tình tiết tăng nặng như “phạm tội có tổ chức”, “số tiền chi sai và chiếm hưởng với số lượng lớn lên đến 181.950.000 đồng”.
Có thể tưởng tượng được không khi người ta ăn bớt của những đứa trẻ từ vài chục ngàn tiền hỗ trợ đi lại, ăn uống.
Tuy nhiên, vụ án sau đó đã được bàn giao cho Sở Lao động, Thương binh và Xã hội để xử lý hành chính.
Báo Nhân dân dẫn lời Giám đốc Sở Lý Quang Thái giải thích tờ công văn triện đỏ đề nghị xử lý hành chính, rằng: “Hà Giang là tỉnh nghèo, có rất nhiều trẻ em tàn tật cần được hỗ trợ. Nếu cơ quan điều tra khởi tố hình sự, tôi sợ các tổ chức, cá nhân sẽ biết chuyện, không hỗ trợ cho nữa”.
Trong những lời lẽ của ông Giám đốc, còn có mấy chữ “để góp phần ổn định chính trị tại địa phương”. Và việc không xử lý hình sự là vì…đại cục, vì cái to lớn hơn.
Tại Quốc hội kỳ họp vừa rồi, biết bao nhiêu băn khoăn thắc mắc trước tình trạng có tỉnh 2 năm chỉ xử được 3 vụ án tham nhũng, hay xử 9 bị cáo thì 8 người được hưởng án treo. Các vị ĐBQH bức xúc, nhân dân bức xúc, trong buổi tiếp xúc cử tri gần đây, TBT Nguyễn Phú Trọng cũng nhận định về công tác phòng chống tham nhũng rằng “Lâu nay “phòng” chúng ta cũng yếu, “chống” cũng chưa quyết liệt”. Ông cũng hoàn toàn ủng hộ quan điểm của các cử tri rằng, “chống tham nhũng phải làm nhanh hơn, mạnh hơn, làm nghiêm hơn chứ không thể để xử lâu, xử nhẹ, án treo nhiều”.
Nhưng câu chuyện Hà Giang hôm nay trả lời rốt ráo cho hiệu quả của công tác tham nhũng: Là vì ổn định chính trị tại địa phương. Là vì…đại cục. Dù không một đứa trẻ tàn tật ở Hà Giang biết cái đại cục đó nó to bé mặt mũi thế nào. Dù nhân dân không thể hiểu tại sao bật đèn xanh cho tham nhũng lại có thể gọi là ổn định chính trị địa phương.
Nếu ai cũng chống tham nhũng bằng cái đại cục như Hà Giang thì biết bao giờ mới tìm thấy một bộ phận không nhỏ?
Nếu ở đâu cũng mang đại cục ra để xử lý thì liệu đất nước này làm gì còn có cái đại cục nào để giữ khi những hành vi tham nhũng hai năm rõ mười, gây bức xúc dư luận khi xâm phạm cả quyền lợi của những người yếu thế rõ ràng như thế mà lại xử lý hành chính vì…đại cục.
Tổng bí thư, trong buổi tiếp xúc cử tri đã lấy chuyện “Đến Đường Tăng đi lấy kinh cũng phải hối lộ. Bước chân sang nước Phật đã hối lộ…” để nói về việc phải xem xét, bình tĩnh , tỉnh táo, sáng suốt…”. Bình tĩnh, tỉnh táo, sáng suốt, hoàn toàn không có nghĩa là ở đâu cũng báo cáo không có tham nhũng, ở đâu cũng giữ đại cục bằng cách chỉ những con sâu bên cái cây nhà hàng xóm.
Vụ án đơn giản: Giám đốc Trung tâm cứu trợ trẻ em tàn tật, thuộc Sở Lao động, Thương binh và Xã hội tỉnh Hà Giang cùng thủ quỹ và kế toán đã “ăn bớt” của trẻ khuyết tật hơn 181 triệu đồng bằng cách không phát hết số tiền hỗ trợ cho trẻ khuyết tật đến khám sàng lọc và sau đó lập chứng từ khống để quyết toán.
Trong hồ sơ hình sự, ghi rõ “Đây là vụ việc có dấu hiệu phạm tội tham ô tài sản”, gồm các tình tiết tăng nặng như “phạm tội có tổ chức”, “số tiền chi sai và chiếm hưởng với số lượng lớn lên đến 181.950.000 đồng”.
Có thể tưởng tượng được không khi người ta ăn bớt của những đứa trẻ từ vài chục ngàn tiền hỗ trợ đi lại, ăn uống.
Tuy nhiên, vụ án sau đó đã được bàn giao cho Sở Lao động, Thương binh và Xã hội để xử lý hành chính.
Báo Nhân dân dẫn lời Giám đốc Sở Lý Quang Thái giải thích tờ công văn triện đỏ đề nghị xử lý hành chính, rằng: “Hà Giang là tỉnh nghèo, có rất nhiều trẻ em tàn tật cần được hỗ trợ. Nếu cơ quan điều tra khởi tố hình sự, tôi sợ các tổ chức, cá nhân sẽ biết chuyện, không hỗ trợ cho nữa”.
Trong những lời lẽ của ông Giám đốc, còn có mấy chữ “để góp phần ổn định chính trị tại địa phương”. Và việc không xử lý hình sự là vì…đại cục, vì cái to lớn hơn.
Tại Quốc hội kỳ họp vừa rồi, biết bao nhiêu băn khoăn thắc mắc trước tình trạng có tỉnh 2 năm chỉ xử được 3 vụ án tham nhũng, hay xử 9 bị cáo thì 8 người được hưởng án treo. Các vị ĐBQH bức xúc, nhân dân bức xúc, trong buổi tiếp xúc cử tri gần đây, TBT Nguyễn Phú Trọng cũng nhận định về công tác phòng chống tham nhũng rằng “Lâu nay “phòng” chúng ta cũng yếu, “chống” cũng chưa quyết liệt”. Ông cũng hoàn toàn ủng hộ quan điểm của các cử tri rằng, “chống tham nhũng phải làm nhanh hơn, mạnh hơn, làm nghiêm hơn chứ không thể để xử lâu, xử nhẹ, án treo nhiều”.
Nhưng câu chuyện Hà Giang hôm nay trả lời rốt ráo cho hiệu quả của công tác tham nhũng: Là vì ổn định chính trị tại địa phương. Là vì…đại cục. Dù không một đứa trẻ tàn tật ở Hà Giang biết cái đại cục đó nó to bé mặt mũi thế nào. Dù nhân dân không thể hiểu tại sao bật đèn xanh cho tham nhũng lại có thể gọi là ổn định chính trị địa phương.
Nếu ai cũng chống tham nhũng bằng cái đại cục như Hà Giang thì biết bao giờ mới tìm thấy một bộ phận không nhỏ?
Nếu ở đâu cũng mang đại cục ra để xử lý thì liệu đất nước này làm gì còn có cái đại cục nào để giữ khi những hành vi tham nhũng hai năm rõ mười, gây bức xúc dư luận khi xâm phạm cả quyền lợi của những người yếu thế rõ ràng như thế mà lại xử lý hành chính vì…đại cục.
Tổng bí thư, trong buổi tiếp xúc cử tri đã lấy chuyện “Đến Đường Tăng đi lấy kinh cũng phải hối lộ. Bước chân sang nước Phật đã hối lộ…” để nói về việc phải xem xét, bình tĩnh , tỉnh táo, sáng suốt…”. Bình tĩnh, tỉnh táo, sáng suốt, hoàn toàn không có nghĩa là ở đâu cũng báo cáo không có tham nhũng, ở đâu cũng giữ đại cục bằng cách chỉ những con sâu bên cái cây nhà hàng xóm.
Phần nhận xét hiển thị trên trang
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét