Tại sao tôi vẫn cứ trình bày vấn đề đời đạo đan xen?
Bởi lẽ bạn và nhân loại sẽ không thể tách rời đời đạo. Đời đạo vốn không hai, là một khối duy nhất.
Bạn thử nghĩ tách đời rời khỏi đạo, khỏi những quy luật tự nhiên, làm việc trái đạo, trái quy luật tự nhiên thì phải chăng đời sẽ diệt vong?
Quy luật tự nhiên và sự sống thì vẫn còn mãi. Nhưng tách đạo ra khỏi đời thì đạo cũng không thể tồn tại.
Chính vì lẽ này mà đệ tử Phật gồm hai thành phần:
- Người xuất gia là thành phần giữ đạo, hành đạo, truyền trao kinh Phật, giáo pháp cứu khổ, giác ngộ và sự giải thoát.
- Người tại gia là người tham gia lao động sản xuất, học hỏi, tìm hiểu giáo pháp để xây dựng cuộc sống hạnh phúc, hài hòa đời sống tâm linh và đời sống vật chất.
Ngoài ra, người tại gia cũng góp phần lưu giữ đạo Phật qua việc hộ trì tăng bảo truyền trao chánh pháp.
Người học Phật chân chính không phải là chuyên cần cầu nguyện, lễ lạy và cúng bái.
Nhân đây tôi cũng đập tan định kiến, kiến chấp của những người theo chủ nghĩa duy vật có cách nhìn hạn hẹp, thiếu khách quan,… khi đưa ra nhận định thành phần tôn giáo chỉ là thành phần ăn bám của xã hội.
Sở dĩ giới chủ nghĩa duy vật có nhận định hẹp kém trên là vì họ không nhận ra giá trị góp phần làm an định xã hội mà những tôn giáo chân chính tạo ra thông qua những tác động tích cực về tinh thần và tâm linh cho con người trong xã hội.
Câu hỏi tôi đặt ra là “Nếu thành phần tôn giáo chỉ là những kẻ ăn bám xã hội thì những thành phần khác trong xã hội như chính trị, kinh tế, giáo dục, văn hóa, du lịch, dịch vụ,… là ai?”.
Trên thực tế, chỉ có ngành nông nghiệp, công nghiệp là ngành sản xuất ra lượng vật chất phục vụ xã hội. Thế nên những người có tầm nhìn hạn hẹp, thiếu khách quan,… hãy nên tự đánh giá lại bản thân và có cách nhìn tổng thể, khách quan hơn.
Hãy tự nhận biết “Mỗi thành phần, mỗi tầng lớp, mỗi bộ phận,… trong xã hội đều có những giá trị khác nhau nhưng tất cả có cùng chung mục đích góp phần xây dựng cuộc sống nhân loại tốt đẹp, ấm no và hạnh phúc”.
Những thành phần không có giá trị phục vụ cho cuộc sống con người thì sẽ tự đào thải vì đó chính thực là kẻ ăn bám của xã hội.
Đạo là bản thể của sự sống là nguồn gốc sinh ra vạn vật. Đạo dung chứa vạn vật và vạn vật vận động và phát triển theo những quy luật tự nhiên. Đó là cây cối, loài vật và con người tồn tại trong quy luật sinh lão bệnh tử. Là các sự vật hiện tượng như mưa giông, sấm chớp, gỗ đá,… thì chịu sự chi phối của quy luật thành trụ hoại không. Điều này đồng nghĩa với với việc vạn vật được sinh ra, lớn lên, tàn hoại dần và cuối cùng sẽ mất đi.
Là vật chất hay không phải vật chất đều nằm trong quy luật đó. Tôi tạm xem đây là phần vật chất của đạo.
Đạo có trước sự phát sinh ngôn ngữ chữ viết do đạo có trước cả loài người và vũ trụ. Thế nên chữ đạo cũng chỉ là giả lập ngôn ngữ, là tạm dùng từ để gọi.
Cùng với sự hiểu biết sơ khai của loài người, khái niệm đạo ban đầu chỉ là vạn vật có trong tự nhiên.
Về sau con người có sự hiểu biết hơn. Họ tự đặt ra câu hỏi “Con người và vạn vật có từ đâu? Cái gì đã tạo ra sự sống?”. Và nhiều câu hỏi hóc búa khác...
Kết quả là người xưa không thể tìm ra câu trả lời. Sự hiểu biết thời đó không thể tìm ra được nguồn gốc tạo ra loài người và sự sống.
Những người được cho là người hiểu biết, thông thái bàn luận với nhau. Sau cùng, họ thống nhất với nhau trời đã sinh ra loài người và vạn vật.
Sở dĩ người xưa thừa nhận trời sinh ra loài người và vạn vật vì họ nhận thấy sấm chớp, mưa giông,… những hiện tượng thể hiện sức mạnh siêu nhiên dường như xuất hiện trên bầu trời. Vì thế họ nhận định có lẽ trời đã sinh ra những hiện tượng đó và như vậy chỉ có trời mới đủ khả năng tạo ra con người và vạn vật.
Càng về sau, con người hiểu biết hơn. Sự phân biệt, so sánh yêu thương, hận ghét, tranh giành,… được rạch ròi. Họ nhận thấy những người thân yêu cứ lần lượt chết. Họ đau xót thương nhớ. Kết quả trong giấc ngủ chập chờn, họ gặp lại những người thân đã mất. Có người về than khóc, kể khổ. Có người vui tươi, rạng rỡ hơn cả lúc họ còn sống. Họ lấy làm lạ, mới tìm gặp, trao đổi những điều mắt thấy tai nghe.
Những người cao tuổi biết nhiều mới “xét lại” câu hỏi “Con người chết đi về đâu?”.
Bởi vì họ nghĩ nếu chết là hết thì sao họ lại có thể gặp lại người thân trong giấc ngủ và với những cung bậc cảm xúc khác nhau?
Họ chưa thể có ngay câu trả lời. Mãi về sau, câu hỏi lớn này được các nhà thông thái, hiểu biết rộng đưa ra một lý giải.
Con người chết sẽ tan hoại vào trong đất. Đất thì vẫn có những nơi sụt lún, động đất và phun trào lửa nóng,…
Phải chăng người chết đang bị hành hạ ở những nơi đó?
Khái niệm Hỏa ngục, Địa ngục ra đời. Ngoài ra, họ còn nhìn nhận ra vấn đề khác. Số người về báo mộng cho người thân với tâm trạng tươi vui, lạc quan thì lúc còn sống họ có đời sống rất thuần phác, hiền lương, vui vẻ và có ích cho mọi người. Vậy ra có thể họ đã lên trời.
Thế là có Thiên đàng và Địa ngục, tôi tạm quy ước đây là tinh thần, tâm linh vô hình của đạo.
Lạm bàn thêm về việc làm gàn dở của người xưa:
Bạn chớ trách người xưa dở hơi đặt ra những câu hỏi ngớ ngẩn rồi đưa ra những câu trả lời ngây ngô, nông cạn. Lẽ ra nên dùng những khoảng thời gian vô bổ đó để làm việc, kiếm tiền học tập, làm giàu thì lợi ích hơn. Tôi cũng đã từng nghĩ họ nên như thế. Nhưng tôi đã lầm.
Vì sao?
Vì đến nay, con người vẫn đang tìm cách trả lời những câu hỏi đó nhưng vẫn chưa có câu trả lời hoàn chỉnh. Tiên phong cho sự tiến bộ loài người - Khoa học vẫn đang cố tìm câu trả lời nguồn gốc của con người, của sự sống.
Thời gian bắt đầu khi nào, có kết thúc không?
Vũ trụ là vô biên hay hữu biên, là vô hạn hay hữu hạn,…?
Việc đi tìm nguồn gốc loài người và sự sống là rất cần thiết và đúng đắn nhưng khoa học đã sai khi tìm hiểu nguồn gốc con người, sự sống lại đi tìm hiểu ở nơi không có sự sống, loài người.
Cụ thể, khoa học ra ngoài vũ trụ, không gian để đi tìm nguồn gốc sự sống. Có lẽ đây là sai lầm không thể chối cãi và không thể bào chữa của ngành khoa học.
Sai lầm khác rất nghiêm trọng của ngành khoa học là từ bỏ câu hỏi của người xưa “Con người chết sẽ đi về đâu?”
Vì sự hiểu biết nông cạn và chủ quan khi không thể trả lời câu hỏi trên tri thức nhân loại đã vội bác bỏ bằng việc khẳng định “Con người chết là hết”.
Điều này đồng nghĩa với việc chặn đứng sự hiểu biết của loài người về nguồn gốc của sự sống, của loài người. Bởi lẽ nếu xem như câu hỏi nguồn gốc của sự sống là một ổ khóa cần mở thì câu trả lời con người chết sẽ đi về đâu chính là chiếc chìa khóa duy nhất để mở ổ khóa đó.
Quay lại vấn đề đạo.
Tổng hợp lại tôi sẽ có khái niệm về đạo. Đạo là bản thể là nguồn gốc của sự sống và vạn vật. Tính chất của đạo là tùy thuận những quy luật tự nhiên.
Đạo gồm hai phần:
- Phần vật chất hữu hình.
- Phần tâm linh vô hình.
(Còn tiếp)
VO UUPhần nhận xét hiển thị trên trang
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét