Kho giống má trên cánh đồng chữ nghĩa!

Thứ Ba, 25 tháng 12, 2012

TƯ LIỆU VĂN HỌC

Nhà văn Trung Quốc giàu như thế nào ?


Danh sách tác giả giàu nhất Trung Quốc ra đời lần đầu năm 2006, đến năm 2012 là lần thứ bảy ban thực hiện tổ chức thống kê, bình chọn. Sau 6 năm thực hiện, danh sách này đã trở thành hoạt động văn học được quan tâm nhất, có sức ảnh hưởng lớn nhất nhưng cũng nhiều ồn ào nhất ở đại lục. Nhiều người nghi ngờ tính chính xác của danh sách. Nhà văn Trương Nhất Nhất đả kích: “Lấy thu nhập để xếp hạng nhà văn chẳng khác gì lấy chất lượng văn học phân loại doanh nhân, đó là việc làm ngu xuẩn và buồn cười. Không những vậy, việc làm này còn khiến xã hội có cái nhìn sai lầm về những người sáng tác văn học”. Trong khi đó, Dương Hồng Anh, nhà văn giàu nhất Trung Quốc năm 2010, băn khoăn: “Kết quả này từ đâu ra? Chẳng có căn cứ gì cả. Tôi chỉ công nhận kết quả của Tổng cục Thuế”.


NHÀ VĂN TRUNG QUỐC GIÀU NHƯ THẾ NÀO?

Năm 2012, diễn viên đại lục Trần Khôn xuất bản tập tùy bútBỗng dưng đặt chân đến Tây Tạng. Với số tiền tác quyền thu được là 1,1 triệu nhân dân tệ (hơn 3,6 tỷ đồng), Trần Khôn có tên trong danh sách tác giả giàu nhất Trung Quốc năm nay. Anh đứng thứ 30.
Sau khi danh sách công bố, rất nhiều người hâm mộ chúc mừng tài tử Họa bì và nói: “Trần Khôn là diễn viên viết sách giỏi nhất, là tác giả đóng phim giỏi nhất”. Bỗng dưng đặt chân đến Tây Tạng là tùy bút đầu tiên của Trần Khôn. Trong tác phẩm, tác giả dùng câu chữ đơn giản, chân thành, diễn tả những cảm xúc, trải nghiệm của anh trong cuộc sống.
Nhà văn thiếu nhi Trịnh Uyên Khiết đứng đầu danh sách với số tiền tác quyền thu về là 26 triệu tệ (hơn 87 tỷ đồng). Uyên Khiết được mệnh danh là "Ông hoàng cổ tích" ở Trung Quốc, với những câu chuyện thần tiên dễ thương mà giàu tính giáo dục dành cho thiếu nhi. Năm 2011, nhà văn này đứng thứ ba danh sách.
Giải Nobel Văn học góp phần đưa Mạc Ngôn trở lại danh sách tác giả giàu nhất Trung Quốc, sau lần đầu tiên vào năm 2006. Ở lần đó, Mạc Ngôn khiêm tốn đứng vị trí thứ 20. Sau 6 năm, ông vượt qua nhiều tên tuổi khác, giành vị trí thứ hai với số tiền tác quyền là 21,5 triệu nhân dân tệ (gần 72 tỷ đồng).
Quách Kính Minh - người viết văn kiếm tiền giỏi nhất năm 2011 - để tuột vị trí quán quân. Anh chỉ xếp thứ tư trong danh sách. Tuy nhiên, theo đánh giá của nhà báo Ngô Hoài Nghiêu, Quách Kính Minh đang nắm giữ rất nhiều vai trò, mất danh hiệu số một, nhưng trong các lĩnh vực khác, anh thu được doanh thu rất lớn. Năm 2012, nhà văn trẻ quyết định thử sức  với vai trò đạo diễn. Phim chuyển thể từ tiểu thuyết cùng tên của anh, Tiểu thời đại, đã bấm máy từ đầu tháng 11.
Vu Đan, giáo sư 47 tuổi ở Đại học Sư phạm Bắc Kinh, người nổi tiếng với các tác phẩm Luận ngữ tâm đắcTrang Tử tâm đắc… thu về 10 triệu nhân dân tệ tiền tác quyền năm 2012. Bà đứng ở vị trí thứ sáu. Xếp sau Vu Đan là nhà văn thế hệ 8X đình đám Hàn Hàn
Danh sách tác giả giàu nhất Trung Quốc ra đời lần đầu năm 2006, đến năm 2012 là lần thứ bảy ban thực hiện tổ chức thống kê, bình chọn. Sau 6 năm thực hiện, danh sách này đã trở thành hoạt động văn học được quan tâm nhất, có sức ảnh hưởng lớn nhất nhưng cũng nhiều ồn ào nhất ở đại lục. Nhiều người nghi ngờ tính chính xác của danh sách. Nhà văn Trương Nhất Nhất đả kích: “Lấy thu nhập để xếp hạng nhà văn chẳng khác gì lấy chất lượng văn học phân loại doanh nhân, đó là việc làm ngu xuẩn và buồn cười. Không những vậy, việc làm này còn khiến xã hội có cái nhìn sai lầm về những người sáng tác văn học”. Trong khi đó, Dương Hồng Anh, nhà văn giàu nhất Trung Quốc năm 2010, băn khoăn: “Kết quả này từ đâu ra? Chẳng có căn cứ gì cả. Tôi chỉ công nhận kết quả của Tổng cục Thuế”.
Dù vậy, việc thực hiện danh sách Tác giả giàu nhất trung Quốc cũng có những ý nghĩa nhất định. Nhân Dân Nhật Báo nhận xét, một trong những tác dụng to lớn mà hoạt động này đem lại là khiến truyền thông, độc giả quan tâm hơn đến văn học, quan tâm hơn đến đời sống nhà văn và những tác phẩm của họ, thúc đẩy văn hóa đọc ở Trung Quốc. Người sáng lập thực hiện danh sách này là Ngô Hoài Nghiêu, nhà báo sinh năm 1984.

Không có nhận xét nào: