Năm xưa lưu lạc hải hồ, mình có quen mấy ông trên vùng cao. Một ông người Mèo, một ông Mán và một ông người Thổ. ( Cứ gọi nôm thế cho nó dân dã, thân mật, chả phải văn hoa, kiểu cách H’Mông, Dao thớt gì cả ). Tôn trọng, yêu mến nhau là ở trong lòng, phải đâu cách gọi tên thế này ra thế khác?
Ngày ấy mình khó trăm bề. Có ông anh kết nghĩa cho cái máy ảnh cũ Hiệu Ca non, ca già gì ấy, lâu ngày không còn nhớ nhãn mác, ống kính, độ zum của nó nữa. ÔNg ấy bảo: “Tao cho mày cái cần câu cơm. Lên vùng cao mà kiếm ăn. Ở đấy đồng bào người dân tộc. Người ta thật thà, tốt bụng và quý người. Vừa kiếm sống vừa tích lũy vốn sống sau này vừa phù hợp với chân số của mày”. Mình nghĩ ông này kinh, hiểu quá sâu về mình. Ông ấy không định kiến a dua theo dư luận lại còn có ý muốn giúp. Ông nhớ cả câu trong lá số của mình. Rằng là “Ở quê ăn ở chẳng yên, sau này lên núi, lên non mới thành”. Và cũng là “mối tình đầu CNXH”, con người ta sống với nhau. Đời sống còn nhiều khó khăn nhưng tình cảm trong sáng, không vụ lợi hoặc “Ông mất chân giò bà thò chai rượu”, có đi có lại như bây giờ!
Đang sống ở Hà thành bụi bặm, ngột ngạt, những
người là người, lênh bênh như trứng treo trong giỏ. Công việc nay có mai không,
ba cọc ba đồng buộc vào cỗ máy nhà nước dăm ba tháng, lại văng ra ngoài. Nay
được ra chỗ rộng rãi, thoáng đãng, môi trường tử tế ai mà không ham? Tâm trạng
mình như anh tù vừa được tha, sướng khôngtảđược!
Mình sắm sửa lên đường ngay. Chỉ định đi một vài năm, rồi “Châu về hợp phố”. Ai dè dính với núi với rừng gỡ không ra, mãi cho đến bây giờ!
Mình sắm sửa lên đường ngay. Chỉ định đi một vài năm, rồi “Châu về hợp phố”. Ai dè dính với núi với rừng gỡ không ra, mãi cho đến bây giờ!
Bạn
trên núi cao một thời coi mình như người trong nhà. Bốn, năm cái “cùng” chứ
không chỉ “ba cùng” như mấy ông cán bộ hồi cải cách, hay mấy ông “nằm vùng”
ngàynay.
Ấy là mình nghe kể lại và tìm tòi qua sách vở, chứ hồi “cải cách”, mình đã biết “cải cách”làcáiquáigìđâu?
Còn cái anh “Nằm vùng” hiện tại, quá lắm chỉ một, hai “cùng” thôi. Anh nào bám dân chỉ cùng ở, cùng ăn đã là tốt rồi. Làm gì còn ai cùng làm, “Ba cùng” nữa?
Ấy là mình nghe kể lại và tìm tòi qua sách vở, chứ hồi “cải cách”, mình đã biết “cải cách”làcáiquáigìđâu?
Còn cái anh “Nằm vùng” hiện tại, quá lắm chỉ một, hai “cùng” thôi. Anh nào bám dân chỉ cùng ở, cùng ăn đã là tốt rồi. Làm gì còn ai cùng làm, “Ba cùng” nữa?
Mình
khác. Chẳng những cùng ăn, cùng ở, cùng làm..Còn cùng suy nghĩ và cùng vui,
cùng buồn, sướng khổ với các ông ấy. Người ta đối với mình thế nào, mình quý
báu lại người ta như thế.
Lâu
nay thêm tí danh hão, mình bận công việc như lông lươn, chả lúc nào rảnh.
Lâu lâu mới lên thăm các ông ấy được một lần. Các lần thăm viếng ấy thường không gặp may. Rất ít khi gặp các ông ấy có mặt ở nhà. Hôm thì có ông đi “Cầu làng”, hôm ông đi làm “Ma khô”, hôm vợ chồng cơm nắm lên nương, ở lại đó đến tối mới về. Mình đi tranh thủ, làm sao đợi được đến ngày hôm sau?
Lâu lâu mới lên thăm các ông ấy được một lần. Các lần thăm viếng ấy thường không gặp may. Rất ít khi gặp các ông ấy có mặt ở nhà. Hôm thì có ông đi “Cầu làng”, hôm ông đi làm “Ma khô”, hôm vợ chồng cơm nắm lên nương, ở lại đó đến tối mới về. Mình đi tranh thủ, làm sao đợi được đến ngày hôm sau?
Sự
thực là thế, nhưng công nhận mình vẫn thiếu quyết tâm, thiếu nhiệt tình. Con
người ta muốn tốt với nhau, muốn gặp gỡ ân tình có trở ngại nào ngăn cản được?
Chẳng qua mình tự dối lòng, tự an ủi mình thôi. Cái chính vẫn là ngại đi bộ,
đường xa. Cái thời mũ lá, măng rừng leo núi, vượt đèo hàng chục cây số “như xưa”
mất rồi. Con người ta hơi sướng một tí là quên, sợ ngay cái khổ, dễ hư thân.
Mình còn thế huống chi những anh miệng rộng, bụng to, quan liêu, quan cách? Chả
trách chủ trương cứ như ở trên giời. Muốn
giúp người vùng cao mà giúp không phải lối.
Định
dịp cuối năm, nhân thể “đi thực tế tối tác” có thời gian sẽ ở lại vài ngày.
Nướng bắp non, uống rượu hoẵng, chuyện tào phào với các bạn “tồng”.
Chưa
kịp đi các ông ấy có việc về tỉnh, ghé nhà chơi. Nào mật ong, mộc nhĩ, gà, gạo lỉnh
kỉnh như kiểu đi thăm người ốm.
Lại
mừng và nhậu..
**
Bốn
thằng mình, tuy là bốn “tông” người khác nhau ngồi theo thế “Tứ trụ trào đình”
đang “mở hội tâm hồn” đãi nhau, chứ không phải như bác Chế “đãi núi sông”đâu.
Sông núi thì tâm hồn đãi làm sao được? Mà chỉ tâm hồn thôi cũng chưa chắc đã
đủ. Sông núi cần thứ khác, cụ thể hơn, mãnh liệt hơn, can đảm, sáng suốt hơn.
Tâm hồn suông thì nước mẹ gì?
Rượu
rót ra chén, lời thật thà tử tế rót vào lỗ tai. Thằng người Mèo bảo: “Tao xem
vườn nhà cái mày rậm quá. Để hôm này tao vác con máy xuống hộ cho một buổi. Để
thế này định nuôi chồn à?” Mình bảo không phải, không phải. Chẳng qua bận quá,
chưa mượn được người. Với lại làm rừng cần phải giữ “thực bì”. Phát sạch cỏ, độ
ẩm giảm đi đâu có tốt? Nó cau mặt: “Đúng là cái mày học cày đường nhựa rồi.
Phải phát quang đi cây mới lên được chứ?” Mình thế á, thế á? Hôm nào xuống giúp
tao đi. Nó chả cần nghĩ lâu, đầu gật như gà mổ thóc! Thằng người Mán bảo: “ Cái
gói tao đưa cho mày lúc nãy, đem ngâm rượu ngay đi. Dưng phải để lâu lâu mới
uống. Uông luôn không nên đâu!”. Còn anh Thổ chả nói gì, gắp thức ăn cho cả ba:
“Ăn tí đi đã. Uống không thế này khác gì rượu nhắm với thịt mình. Chuyện đâu
chốc nữa nói. Ừ thì ăn. Uống..
Đang vui có người thập thò trước cửa. Con chó Mèo lông xồm chồm ra, người đó kêu ré lên. Mình vội chạy ra:
Đang vui có người thập thò trước cửa. Con chó Mèo lông xồm chồm ra, người đó kêu ré lên. Mình vội chạy ra:
-
Ai đấy? Có việc gì à?
-
Tôi đây, có việc mới đến tìm ông. Không có đến làm gì?
Không
đợi mình mời người đó gù gù kiểu “bố bản” cứ thể xông vào. Mình điên thật sự.
Thằng nào chứ thằng này mình không muốn nó vào nhà tí nào. Ngày thường mặt nó
tôi tối, môi mỏng xám ngoét. Không hiểu sao hôm nay mặt nó đỏ tía lên. Cái trán
hói cao như kiểu trán lãnh tụ bóng nhãy mồ hôi. Hai tay nó khuỳnh khuỳnh vòng
trước đưa đi đưa lại, như thể chuẩn bị vào “trung bình tấn”, nom rất gây sự. Nó
va mình mấy lần, mình đã cho nó nếm mùi đời, cạch mình đã lâu lâu. Hôm nay dáng
vẻ khiêu khích thế này, chắc là có chuyện. Mình đoán thế dù chưa biết có chuyện
gì? Mình đâu có vướng mắc hay làm hại gì nó? Thằng “kiêu binh” này muốn gi?
Nếu
nhà không có khách mình sẽ từ tốn nói với nó là mình đang bận, hay có việc ngay
bây giờ phải đi. Không phải mình hốt hãi, ngại gì thằng đó, chỉ là không muốn
nói chuyện với hạng người này. Nhưng lúc này không lẽ đuổi nó đi? Mấy ông bạn
kia sẽ nghĩ thế nào về mình? Dù sao nó cũng là người cùng một dãy nhà với mình.
Có một vị láng giềng như thế, chả đáng lấy làm xấu hổ lắm sao?
Đành
phải để hắn ngồi xuống ghế. Các ông bạn chân thành của mình vội lấy thêm cái
chén, rót rượu cho nó. Mình than thầm, thể nào rồi cũng có chuyện..
Y
như rằng! Hắn nhắc lại câu chuyện mấy hôm trước gặp mình ở nhà lão bí thư. Lão
ấy cứ hỏi chuyện này, chuyện khác, chỗ nọ xọ chỗ kia. Lạ nhỉ, người cương vị
như lão sao kiến văn eo hẹp thế không biết? Cái gì cũng hỏi? Vui mồm mình kể
chuyện mấy ngày rong ruổi trên cao nguyên Đà Lạt. Gặp bà con người Lâm Hà..
Toàn những chuyện chả liên quan gì đến hắn. Không biết hắn nhắc lại hôm đó là sao
nhỉ?
**
Đáng
lẽ thằng bỏ mẹ này phải cảm ơn mình mới phải. Hồi giải tán hợp tác xã nó mất
chân thư ký đội. Từ nay làm thật ăn thật, không thể thăn thiến được của ai.
Dân làng đỡ hơn trước một chút, nhưng nhà nó lại đi xuống.
Dân làng đỡ hơn trước một chút, nhưng nhà nó lại đi xuống.
Nó
vẫn hãnh diện với mọi người: Từng là lính lái xe tăng, tàu bò, từng là ‘Dũng
sĩ” nọ kia. Nhà nó có tủ gương, giường mô đét, là những của quý lúc bấy giờ.
Lại năm gian nhà ngói, vườn rộng hàng mẫu. Cả xã chưa ai biết đi xe máy thì nó
đã mua Pốt xoa. Mua để cho oai chứ đâu đã có đường mà đi được? ( Riêng thuê
chiếc thuyền chở từ Vật Trì về đã bằng tiền nhà người ta ăn tiêu cả năm. Thế
mới kinh! )
Đang
ở trên trời như thế, tự nhiên rơi xuống đất. Nó chán, lao vào rượu chè, bài bạc
là những thứ mà trước đây nó ghét, nó khinh bỉ.
Của
nả trong nhà cứ dần dà đội nón ra đi. Cuối cùng vợ nó ra đi nốt. Riêng về
chuyện này không phải lỗi ở thị vợ nó. Dù có nghèo khổ đến đâu, con gái làng
này cũng không bao giờ bỏ chồng, bỏ con để sướng một mình.
Thị
ra đi vì chuyện khác..
Thằng
em trai nó đang ở trên “chốt”. Tình hình biên giới mỗi ngày một căng, tay ấy ít
khi về.
Đứa
em dâu lại rờ rỡ như hoa hải đường. Nó thèm và đã bước qua hàng rào luân lí!
Mình
không rõ chuyện ấy có thực hay không?
Nhưng
dân làng bảo là nó có chuyện với đứa em dâu.
Con
này sinh ra một thằng bé có đuôi dài độ nửa mét, mắt mũi dính lại với nhau và
có đến mấy cái tai!
Nhà nó họp lại, không dám nuôi, nửa đêm bắt phải
đem chôn dấu dân làng ở gốc cây mít.
Nửa
tháng sau ông bố đẻ nó vào một đêm tối trời, treo cổ tự vẫn chính cây mít ấy.
Khi cả nhà phát hiện ra, người ông đã cứng, lạnh tím tự bao giờ rồi!
Sau
chuyện đó, nó dở điên dở khùng, nhưng lúc không rượu lại nói năng rất văn hoa.
Người xa mới gặp ai cũng nghĩ nó là người hiểu biết lịch sự..
Chính
khi ấy mình về. Nó chủ động đến chơi, nghe nó nói chuyện mình có chút cảm tình.
Ở cái chốn rừng xanh núi đỏ xa cách thế giới này, có một thằng như thế ai lại
không muốn? Mình đâu biết quá khứ hay dở thế nào đâu?
Thằng
bỏ mẹ kể những ngày oai hùng của nó. Mình nghe mà thèm. Nó bảo : “ Thực ra bài
hát năm anh em trên một chuyến xe tăng là người ta hát cho có vần. Đúng ra xe
tăng ta thời bấy giờ chỉ có bốn người. Vừa lái chính lại phụ, xạ thủ, thợ máy.
Dưng mà chả sao, thơ nhạc cũng phải mô đi phê đi một tí chứ. Có sao hát vậy thì
làm sao mà nghe cho được”. Mình phục. Thằng này tài. Biết cả chuyện éo le, bếp
núc của văn học nghệ thuật, không phải người thường!
Mình
có cô bạn người dưới Phòng trước cùng học một khoa với mình. Chồng nàng lái tàu
Vích Ko lớ sớ thế nào lâm vào cảnh lao lí. Nàng bán nhà lên Hà Nội ngồi chè
chén ngoài ga Hàng Cỏ, kiếm sống qua ngày. Lại thêm một thằng con trai mới ba
bốn tuổi. Mình tình cờ gặp nàng trong một chuyến vi hành. Người cũ, bạn xưa,
oan khiên hiện tại khiến mình động lòng. Nàng theo mình lên nhà chơi, nhận bà
mẹ mình là mẹ nuôi. Thực ra mẹ mình đâu có nuôi nàng được ngày nào?
Sau
này mình cứ ân hận mãi, nếu không có cuộc gặp gỡ định mệnh ấy, bạn mình đã
không khổ. Hoặc giả mình không gặp chuyện ngang tai trái mắt bỏ nhà đi chừng ấy
năm, thì đã không có chuyện. Hắn lấy được nàng, nghe nói được mấy tháng đầu
hạnh phúc lắm. Mình về thăm nhà, vợ chồng hắn đưa con lên chơi mang cả rượu cả
gà.. Mình nghĩ vậy là mình đã làm được điều nhân nghĩa, phúc đức. Một thằng mất
gần hết tính người gặp được người bơ vơ chân trời góc bể, đấu níu nhau, làm lại
cuộc đời. Qúa tốt rồi còn gì để nói?
***
Ngồi
vào bàn nhậu rồi, nó không cần ý tứ. Bạn trên non cao của mình rót chén nào ra,
nó không để “long đen” chén ấy. Liên tay gắp cho người, lại gắp cho mình.( Muốn
ăn thì gắp cho người cũng chẳng sao). Mình nghĩ thằng này lâu ngay háo chất.
Sống một thân một mình, bữa thất bữa thường, Người có gia đình hẳn hoi lúc khó
khăn này còn sất bất sang bang, huống chi đơn người, phù phiếm vật vờ như nó?
Không thông cảm chiếu cố đến hoàn cảnh của nó thì mình đâu còn là con người.
Chỉ mong cho nó “đến vạch”, đứng lên ra về. Mấy ông bạn trên núi lại càng thật
thà chăm sóc..
Ai
ngờ cuối bữa, nó nhắc chuyện hôm gặp nhà bí vừa rồi.
Hôm
ấy nó cắt ở đâu mấy cành bưởi bảo là giống quý đến nhà bí chơi lần cuối!
Hỏi
sao là lần cuối?
Nó
bảo: “ Chả thiết ở cái làng này nữa. Sống buồn thế đủ rồi, tôi đến gặp ngài để
ngày mai đi..”
Bí
đâm hoảng. “ Thằng này có họ xa với mình. Nó định đi đâu? Hay là..? Nhà nó có
cái zen tự vẫn. Ngoài ông bố nó còn đứa con trai bảo ma làm, thực ra uống thuốc
ngủ chui vào bụi chết. Lại thằng cháu gọi nó là chú ruột. Hay là thằng này định
“Theo chân” bố nó?” Vội vàng an ủi, động viên.
Mình
cũng góp lời, thôi đi làm gì? Ở đâu cũng đường đất nhà trời. Ở đâu cũng phải
làm phải ăn. Chả có chỗ nào ngồi mát mà ăn bát vàng đâu bác ạ!
Nó
long mắt gừ mình:
-
Mày thì biết sao được nỗi khổ của tao? Hồi ấy mày có nhà đâu? Con cái Quy (
Chính là cô bạn học của mình ) tao quý nó như vàng. Nó nỡ bỏ tao đi mang theo
cả giọt máu của tao nữa. Chúng mày tưởng tao đi chết à? Đừng có nhầm. Tao đi
tìm vợ con chứ dại gì mà tự vẫn?
Bí
mừng ra mặt. Thế là đỡ đi một “vấn đề” phức tạp. Còn mình lại lo.
Ngày
mình qua Lâm Đồng, thế nào lại gặp Quy. Đúng là oan gia lối nhỏ! Mình chỉ mong
Quy đừng trách giận gì mình:
Nàng
bảo chả qua là tại nàng chưa tìm hiểu sâu sát, lấy phải ác ma. Nó đánh nàng lên
bờ xuống ruộng. Bắt phải đưa thằng cu con nàng về quê ngoại. Mà quê ngoại nàng
đâu còn ai? Không có cách nào thuyết phục cảm hóa nổi con người này. Cuối cùng
nàng lại một lần nữa cất bước lên đường. May mà vào đến trong này gặp được
người tốt, mới có ngày hôm nay. Nàng gặp mình cốt để hỏi thăm hiện tại chồng cũ
là nó đang sống như thế nào? Mình kể qua loa cho nàng nghe. Nàng lặng người đi
một lúc. Nàng dặn mình đừng nói gì với hắn về chuyện này. Cho mình số điện
thoại để khi nào nàng cưới con mời mình vào dự đám.
Mình
đã giữ lời hứa với nàng không nói gì. Không hiểu sao nó lại biết có cuộc gặp gỡ
đó?
Mình
nghĩ mãi. Có lẽ hôm đó khỏi nó về một lúc, chả biết cám cảnh về nỗi niềm của nó
hay mấy chén rượu ngâm bìm bịp nhà bí mà mình hở chuyện. Quên cả việc nó với bí
là chỗ họ hàng. Có lẽ thông tin từ lỗ này dò rỉ ra chăng?
****
Mồm
ăn miệng nói, nó liên thuyên về cái thời ra ngõ gặp anh hùng. Bản thân nó cũng
là một “anh hùng chính danh”. Bạn vùng cao của mình cứ trố mắt ra mà nghe. Sao
cái thằng xấu xấu bẩn bẩn này lắm tài thế nhở? Cái gì cũng biết, cái gì cũng
hay. Trên đời này chả có cái khó nào mà nó chưa từng trải qua!
Bạn
mình phục và nể nó quá!
Bạn
người Mèo còn hẹn nó: “Hôm nào lên cái tao chơi”!
Người
vùng cao vắng vẻ thích nghe chuyện và quý người một cách đơn sơ như vậy. Bạn
Dao còn xin nó số điện thoại. Thằng bỏ mẹ cười ngượng ngịu: “ Mình quên không
mang”.
Thực
ra nó nào có dùng? Gọi đi đâu và nghe ai gọi mà dùng điện thoại?
Nó
phét thế thây kệ nó. Mình chỉ mong cho nó đứng lên, kết thúc cuộc gặp bất đắc
dĩ này.
Đột
nhiên nó quay sang mình:
-
Tớ có việc phải về. Nhưng trước khi về cậu cho tớ số của..
-
Làm gì có số nào? Ông với bà ấy vợ chồng với nhau bao nhiêu năm còn chả có nữa
là tôi?
-
Này đừng dấu nhau, lão bí nó bảo cậu biết số của mẹ con cái Quy, cậu giấu tớ
làm gì?
-
Ông này hay! Tôi dấu làm gì? Nếu ông bí biết thì hỏi ông ta ấy, sao lại hỏi
tôi?
-
Hay là mày có chuyện gì với nó mà mày dấu?
Tôi
nóng hết cả mặt mày, định lôi luôn nó ra cửa, nhưng nghĩ nhà đang có khách,
không nên. Bạn Thổ trên làng Lan đã nóng mắt, lại không bình tĩnh như mình, nói
ngay:
-
Có, người ta mới cho mày được, không có lấy đâu cho, sao lại nói thế?
Nó
nhếch mép cười khẩy:
-
Mày biết léo gì chuyện này mà tham gia? Thích gây với tao hả? Có biết bố mày là
ai không?
Bạn
thổ giận tím mặt, từ từ đứng lên. Có lẽ bạn ấy tức nó về câu văng tục vừa rồi..Nó
ra tay trước, vơ vội cái bát vèo một cái ngang qua mặt mình. Không trúng ai.
Cái bát chỉ làm vỡ cái khung ảnh “Gia đình văn hóa” treo trên tường.
Cuộc
đấu không hẹn của hai bên diễn ra ngay trên sân nhà. Hai kẻ không quen biết lăn
xả vào nhau. Mọi người chạy đến nhưng không ai làm cách nào ngăn cản được. Đúng
là thằng dở có vài miếng của thời “lực lượng đặc biệt”. Anh bạn Thổ cũng không
phải tay vừa. Bài “Miêu quyền” giờ được lúc trổ tài, tấn thủ mau lẹ..
Mọi
chuyện xảy ra bất ngờ quá, mình lúng túng chưa biết làm sao. Có lẽ tại cái thứ
men rượu của bọn người “nước lạ” bán sang đây? Con người ta bỗng chốc trở nên
rồ dại, mất bình tĩnh do thần kinh căng thẳng đột ngột. Người bình thường còn
có thể chịu đựng được. Nhưng với với kẻ điên sẵn, rồ sẵn, lại có dòng máu mang “zen
tự vẫn” như thằng này, không bị điên hẳn, mới lạ!
Hai
đấu thủ kẻ thì xưng má, kẻ trều môi vẫn quyết một lòng sống chết lăn lộn vào
nhau. Vớ được cái gì liệng về đối phương cái đấy. Vừa may có một người vác đâu
cành dòng tre gai lùa vào giữa..
Đây
là kinh nghiệm khi có hai con trâu cà đánh nhau, thật là hiệu nghiệm! Áo của cả
hai “võ sư - võ sĩ” quấn chặt vào mớ gai đó, nhùng nhằng gỡ mãi không ra, cuộc
tỉ thí mới tạm dừng. Cũng là lúc người nhà nó nghe tin chạy đến.
Không
hiểu sao hôm nay bọn chúng mát tính. Không té nước theo mưa, kéo bè kéo cánh
gây thêm sự như ở nơi khác, còn xin lỗi mình, đưa tên bỏ mẹ về nhà!
Bữa
rượu thành ra hỏng. Bạn mình trên núi giận dữ bỏ ra về. Bao lâu mới gặp chỉ một
chuyện không đâu vào đâu, chuyện nọ xọ chuyện kia mà nên nỗi!
Mình
buồn, chả biết các anh í có hiểu cho tấm lòng của mình nữa hay không?
==================
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét