Kho giống má trên cánh đồng chữ nghĩa!

Thứ Ba, 28 tháng 2, 2017

GẶP NGƯỜI ĐỌC ĐIẾU VĂN TRUY ĐIỆU AHLS LÊ ĐÌNH CHINH


KỶ NIỆM CUỘC ĐỜI
Dịp này năm ngoái, chúng tôi cùng cậu em trai Trần Quang Tuấn về thăm lại bản Pá Poài, xã Hồng Phong, huyện Cao Lộc, tỉnh Lạng sơn, nơi Tuấn đóng quân và cùng đồng đội chiến đấu anh dũng chống quân Trung Quốc xâm lược tháng 2.1979. Trưởng bản Vi Văn Hoàn đưa chúng tôi đến thăm hang Muối, nơi có mộ AHLS Lê Đình Chinh. Rất tình cờ chúng tôi được gặp bác Lục Minh Đoàn (người dân tộc Nùng), nguyên Phó Chủ tịch kiêm Trưởng Công an Xã Hồng Phong, người đã đọc điếu văn trong Lễ truy điệu AHLS Lê Đình Chinh.
Hang Muối có vị trí rất gần với địa giới Trung Quốc. Quân Trung Quốc đã bắn hàng trăm quả đạn pháo sang bản Pá Poài lúc sáng sớm sau đó cho quân tràn sang. Chỉ nơi từng là mộ của AHLS Lê Đình Chinh, bác Lục Minh Đoàn rưng rưng kể lại tinh thần quả cảm, lăn xả thân mình vì sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc của người lính trẻ. Trong Lễ truy điệu người anh hùng ấy, bác đã nhiều lần nghẹn lại bởi thương xót và cảm phục người thanh niên còn quá trẻ. Mấy chục năm trôi qua, vậy mà bản Pá Poài và gia đình bác vẫn còn quá nghèo, nhà tranh vách đất, trong nhà không có gì đáng tiền...
Lê Đình Chinh sinh năm 1960, quê ở xã Hoằng Quang, huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa là chiến sĩ đầu tiên ngã xuống ở mặt trận biên giới phía Bắc khi tròn 18 tuổi. Người lính trẻ đã trở thành biểu tượng cho lòng quả cảm, xả thân vì sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc.
Anh nhập ngũ ngày 16/2/1975 khi mới 15 tuổi và được biên chế vào đại đội 6, tiểu đoàn 2, trung đoàn 12, Bộ tư lệnh Công an nhân dân vũ trang. Với sự hy sinh anh dũng, anh đã được truy tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.

Hiển thị thêm cảm 

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Không có nhận xét nào: