Độc giả Việt Nam có thể rất quen thuộc với các tác phẩm của Haruki Murakami, nhưng chúng tôi tin rằng không nhiều người biết về cuộc sống riêng tư đầy tính lập dị của ông. Vì vậy chắc chắn bài phỏng vấn Murakami do John Wray thực hiện, dài 10 trang, đăng trong chuyên đề Viết & Đọc số Mùa hè 2019, sẽ khiến bạn khó lòng bỏ qua. Xin được trích trước ra đây một đoạn:
John Wray: Cuốn tiểu thuyết đầu tiên được in, được giải, ít nhiều gì cũng thuận lợi cho ông. Ông có gặp gỡ các nhà văn khác không?
Haruki Murakami: Không, không hề.
John Wray: Thuở ấy ông không có bạn bè trong giới nhà văn sao?
Haruki Murakami: Không
John Wray: Theo thời gian, sau này ông có gặp những ai trở thành bạn hay đồng nghiệp không?
Haruki Murakami: Không, chẳng có ai.
John Wray: Cho đến ngày hôm nay, ông không có bạn bè nào là nhà văn sao?
Haruki Murakami: Không, tôi nghĩ là không.
John Wray: Có ai để ông cho xem tác phẩm đang trong giai đoạn viết không?
Haruki Murakami: Không bao giờ.
John Wray: Trong sự nghiệp, ông có lúc nào thấy mình thuộc về cộng đồng những người viết nào đó?
Haruki Murakami: Tôi là kẻ cô độc. Tôi không thích hội nhóm, trường phái hay bè phái văn chương (…). Ở Nhật tôi không có bất cứ một bạn viết văn nào cả, lý do là vì tôi chỉ muốn có một khoảng cách.
John Wray: Cuốn tiểu thuyết đầu tiên được in, được giải, ít nhiều gì cũng thuận lợi cho ông. Ông có gặp gỡ các nhà văn khác không?
Haruki Murakami: Không, không hề.
John Wray: Thuở ấy ông không có bạn bè trong giới nhà văn sao?
Haruki Murakami: Không
John Wray: Theo thời gian, sau này ông có gặp những ai trở thành bạn hay đồng nghiệp không?
Haruki Murakami: Không, chẳng có ai.
John Wray: Cho đến ngày hôm nay, ông không có bạn bè nào là nhà văn sao?
Haruki Murakami: Không, tôi nghĩ là không.
John Wray: Có ai để ông cho xem tác phẩm đang trong giai đoạn viết không?
Haruki Murakami: Không bao giờ.
John Wray: Trong sự nghiệp, ông có lúc nào thấy mình thuộc về cộng đồng những người viết nào đó?
Haruki Murakami: Tôi là kẻ cô độc. Tôi không thích hội nhóm, trường phái hay bè phái văn chương (…). Ở Nhật tôi không có bất cứ một bạn viết văn nào cả, lý do là vì tôi chỉ muốn có một khoảng cách.
Cũng liên quan đến chuyện phía sau mỗi trang văn đầy bí ẩn, lần đầu tiên ông nhà văn của Tướng về hưu bộc bạch (bằng văn bản) lý do đã khiến ông ngồi xuống viết tác phẩm từng làm náo loạn văn đàn cuối thế kỉ trước. Tiện thể mời bạn đọc lại truyện ngắn Tướng về hưu, xem nó có còn hay và rợn tóc gáy (với mình) như hồi cách nay 32 năm, sau khi cuộc sống đã “sáng tạo” ra những hiện thực khủng khiếp gấp nhiều lần trí tưởng tượng của nhà văn?
Như những số trước, Viết & Đọc tiếp tục nhận được sự ưu ái của các nhà văn, nhà thơ, nhà phê bình, nhà dịch thuật, họa sỹ nổi tiếng. Một vài trong số đó là Nguyễn Ngọc Tư, Phan Triều Hải, Văn Cầm Hải, Nguyễn Trần Bạt, Viet Thanh Nguyen (nhà văn Việt kiều danh giá đang định cư tại Hoa Kỳ), Trần Đức Tiến, Lê Thiếu Nhơn, Phan Hoàng, Phạm Công Danh, Lê Vĩnh Tài, Như Quỳnh De Prelle, Trần Hạ Vi, Giáp Văn Chung, Thành Chương, Nguyễn Đình Toán, Trần Vinh...
Buổi ra mắt tác phẩm “Giấc mơ sông Thương” của thi sỹ Nguyễn Phúc Lộc Thành được nhiều bạn đọc đánh giá là một sự kiện Thơ-Hoạ độc đáo và hoành tráng nhất năm 2018. Một chùm thơ của tác giả, do nhà thơ Nguyễn Quang Thiều tuyển chọn, cùng những lời bình của các nhà văn nhà thơ, nhà phê bình nổi tiếng: Nguyễn Trọng Tạo, Trần Đăng Khoa, Sương Nguyệt Minh, Nguyễn Việt Chiến, Phạm Xuân Nguyên, Nguyễn Hữu Sơn, Văn Giá, Nguyễn Quyến…có thể coi là sự vinh danh những đóng góp của Nguyễn Phúc Lộc Thành trong việc làm hấp dẫn trở lại thể thơ lục bát truyền thống.
“Thị dân tiểu thuyết” là tác phẩm mới nhất của nhà văn Nguyễn Việt Hà. Chỉ cái tên thôi đã gây tò mò. Nhưng dưới cái nhìn của Nguyễn Chí Hoan, cây bút phê bình cá tính và kĩ tính chắc chắn sẽ khiến bạn đọc muốn có ngay trong tay tác phẩm đó để biết “Hà Nội, ở bên kia thời gian”, có/là những gì.
Ấn tượng 90 ngày vẫn là góc nhìn của bốn nhà văn quen thuộc. Nhưng chỉ với “Khi thế giới là một game”, của nhà văn Trần Nhã Thụy, cũng đã đủ khiến chúng ta nặng trĩu ưu tư khi khép sách lại và chờ đợi được đọc “ấn tượng” của nhà văn về sự kiện nào đó trong 90 ngày tiếp theo.
Lần đầu tiên kể từ khi ra đời, Viết & Đọc mở chuyên mục “Văn học trong nhà trường”, giới thiệu “Những văn bản đầu tiên của cái đẹp gửi tới con người”, với mục đích đưa bạn đọc tiếp cận cách dạy văn, những tác phẩm được đưa vào giảng dạy cho học sinh tiểu học, của những nền giáo dục hàng đầu thế giới, “Để xem họ (cụ thể trong số này là Bỉ, Hung-ga-ri và Hoa Kỳ) dạy con em của họ điều gì và thế nào?”.
Pascal Mercier, Mark W. Mcleod, Antony Ocampo, Fernado Rendo…là những tác giả nước ngoài góp mặt và tiếng nói trong số Chuyên đề lần này.
Tác giả của bài thơ nổi tiếng “Làng quan họ quê” tôi đã vĩnh viễn rời xa chúng ta. Những gì ông để lại không chỉ là một khối lượng tác phẩm khá đồ sộ, đa dạng về thể loại, mà còn là một cuộc đời thi sỹ không kém phần hấp dẫn. Một phần của những bí ẩn ấy được hiện ra dưới cái nhìn trìu mến tình đồng nghiệp và sự kính trọng với một bậc đàn anh, của các nhà thơ, nhà văn Nguyễn Thúy Quỳnh, Nguyễn Quang Thiều, Mai Văn Phấn, Đào Bá Đoàn, Tạ Duy Anh...
Trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc xa gần. Quý vị có thể đặt mua Chuyên đề Mùa hè 2019 qua các địa chỉ sau: Nhà xuất bản Hội nhà văn, liên hệ ông Việt Hưng, đt: 098 341 3042; Hệ thống cửa hàng sách của Công ty Văn hóa và Truyền thông Nhã Nam; Mạng mua bán trực tuyến Tiki.vn
Phần nhận xét hiển thị trên trang
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét