Kho giống má trên cánh đồng chữ nghĩa!

Thứ Sáu, 22 tháng 6, 2018

Thủ tướng Phúc yêu cầu báo chí phản bác thông tin ‘sai trái’ trên mạng


Trung Bảo, cựu phóng viên báo Thanh Niên và Lao Động, nói Facebook đến Việt Nam đã trở thành một công cụ để (người dân) bày tỏ quan điểm về xã hội và thời cuộc. Báo chí chính thống ở Việt Nam đã làm được vai trò đó chưa? Nếu như chưa thì nó mới xuất hiện các luồng thông tin như thế.

Phóng viên tác nghiệp ở Việt Nam. Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc kêu gọi báo chí “tích cực đưa tin phản bác những thông tin sai trái trên mạng xã hội” ngay trước ngày kỷ niệm Báo chí cách mạng Việt Nam 21/6. Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc vừa đề nghị các phóng viên và nhà báo hãy “tích cực đưa tin phản bác những thông tin sai trái trên mạng xã hội” ngay trước ngày kỷ niệm Báo chí cách mạng Việt Nam 21/6.

Thủ tướng Phúc đưa ra lời kêu gọi này, chỉ một tuần sau khi Quốc hội Việt Nam thông qua Luật An ninh mạng – một dự luật bị nhiều người chống đối vì cho rằng luật này sẽ siết chặt hơn nữa việc kiểm soát thông tin trên mạng, đồng thời hạn chế các quyền con người và quyền công dân.

Trong buổi gặp mặt báo chí hôm 20/6 tại Hà Nội, người đứng đầu chính phủ Việt Nam gọi các nhà báo lão thành và những người đứng đầu các cơ quan báo chí là ‘đồng chí’, và ‘lưu ý’ họ rằng hiện nay “trên mạng xã hội có nhiều thông tin trái chiều với luận điệu sai trái, bị các đối tượng phản động lợi dụng”, theo truyền thông trong nước.


Thủ tướng Phúc đề nghị “báo chí phải chủ động đẩy mạnh thông tin tuyên truyền” và “tích cực đưa tin phản bác.”

Ông Phúc cho rằng “các thông tin sai trái trên mạng xã hội cần được phản biện, phản bác công khai, kịp thời” để “củng cố niềm tin của nhân dân” và “giới đầu tư trong và ngoài nước.”

Nhà nước Việt Nam gần đây đã thực hiện nhiều bước để siết chặt tự do trên mạng bằng cách yêu cầu Google và Facebook xóa bỏ những thông tin và clip mà chính quyền cho là ‘độc hại.’ Bộ trưởng Thông tin và Truyền thông Trương Minh Tuấn cuối năm ngoái cho biết Google và Facebook đã ngăn chặn và gỡ bỏ hàng nghìn video ‘xấu độc’ và các thông tin ‘bôi nhọ lãnh đạo, tuyên truyền chống phá Đảng, Nhà nước.”

Hà Nội đã thành lập Lực lượng 47 với 10.000 “chiến sĩ đấu tranh trên mạng” để “phản bác các quan điểm sai trái” và Bộ Tư lệnh tác chiến không gian mạng với chức năng “bảo vệ Tổ quốc.”

Phát biểu tại Hội nghị toàn quốc tổng kết công tác tuyên giáo năm 2017 vào cuối năm ngoái, Thượng tướng Nguyễn Trọng Nghĩa, Phó chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân, nói “Việt Nam là một quốc gia phát triển nhanh, đến nay có 62,7% người dân sử dụng internet.” Nhưng cùng với đó là sức mạnh ngày càng lớn của những người dùng mạng xã hội, viết blog, đưa ra những quan điểm trái chiều với truyền thông chính thống.

“Khoảng cấm” của báo chí lề phải

Theo nhận định của nhà báo Trung Bảo, từng là phóng viên các báo Thanh Niên và Lao Động, mạng xã hội đã trở thành một “công cụ truyền thông đối lập với báo chí nhà nước lề phải”.

“Facebook đến Việt Nam đã trở thành một công cụ để (người dân) bày tỏ quan điểm về xã hội và thời cuộc. Báo chí chính thống ở Việt Nam đã làm được vai trò đó chưa? Nếu như chưa thì nó mới xuất hiện các luồng thông tin như thế.”

Việt Nam hiện có hơn 18.000 nhà báo được cấp thẻ và gần 850 cơ quan báo chí... Đây là một “lực lượng hùng hậu trên mặt trận thông tin truyền thông, góp phần xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Nguyễn Xuân Phúc, Thủ tướng Việt NamNhà báo có trên 10 năm kinh nghiệm làm việc cho cơ quan nhà nước cho rằng có nhiều luồng thông tin trên Facebook – cả sai và đúng, nhưng ai cũng có tự do dùng Facebook như một công cụ đưa tin.

Cựu phóng viên báo Thanh Niên nói đó chính là nơi có những thông tin mà báo chí nhà nước không thể đưa, hoặc đưa không kịp thời, ví dụ những cuộc biểu tình gần đây trên cả nước.

Theo thống kê của Statista, có gần 34 triệu người Việt Nam đang dùng Facebook, và Việt Nam đứng thứ 7 trên thế giới về số lượng người dùng mạng xã hội phổ biến nhất thế giới này.

Theo nhà báo Trung Bảo, thay vì phản bác các thông tin ‘sai trái’ trên mạng xã hội, cần nhìn lại vai trò của báo chí trong nước “làm sao để kịp thời thông tin, đáp ứng nhu cầu thông tin của người dân, thì họ sẽ không cần phải tìm đến những nguồn thông tin khác từ bên ngoài.”

“Báo chí Việt Nam vẫn còn những khoảng cấm mà người làm báo lẽ ra đã có thể tiếp cận được để có thể thông tin một cách ngay thẳng cho người dân để họ trách được những thông tin không chính xác hoặc không được kiểm chứng trên các mạng xã hội," theo cựu nhà báo Lao Động. "Khi nhà nước khoanh vùng những vùng thông tin đó đối với người làm báo thì tự nhiên nhà nước đã tạo ra những vùng trống đó dành cho những người sử dụng mạng xã hội. Những luồng thông tin khác từ mạng xã hội sẽ lấp vào đó.”

Theo Thủ tướng Phúc, Việt Nam hiện có hơn 18.000 nhà báo được cấp thẻ và gần 850 cơ quan báo chí. Ông nói đây là một “lực lượng hùng hậu trên mặt trận thông tin truyền thông”, có thể góp phần “xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.”

VOA
Trung Bảo, cựu phóng viên báo Thanh Niên và Lao Động, nói Facebook đến Việt Nam đã trở thành một công cụ để (người dân) bày tỏ quan điểm về xã hội và thời cuộc. Báo chí chính thống ở Việt Nam đã làm được vai trò đó chưa? Nếu như chưa thì nó mới xuất hiện các luồng thông tin như thế.

Phóng viên tác nghiệp ở Việt Nam. Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc kêu gọi báo chí “tích cực đưa tin phản bác những thông tin sai trái trên mạng xã hội” ngay trước ngày kỷ niệm Báo chí cách mạng Việt Nam 21/6. Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc vừa đề nghị các phóng viên và nhà báo hãy “tích cực đưa tin phản bác những thông tin sai trái trên mạng xã hội” ngay trước ngày kỷ niệm Báo chí cách mạng Việt Nam 21/6.

Thủ tướng Phúc đưa ra lời kêu gọi này, chỉ một tuần sau khi Quốc hội Việt Nam thông qua Luật An ninh mạng – một dự luật bị nhiều người chống đối vì cho rằng luật này sẽ siết chặt hơn nữa việc kiểm soát thông tin trên mạng, đồng thời hạn chế các quyền con người và quyền công dân.

Trong buổi gặp mặt báo chí hôm 20/6 tại Hà Nội, người đứng đầu chính phủ Việt Nam gọi các nhà báo lão thành và những người đứng đầu các cơ quan báo chí là ‘đồng chí’, và ‘lưu ý’ họ rằng hiện nay “trên mạng xã hội có nhiều thông tin trái chiều với luận điệu sai trái, bị các đối tượng phản động lợi dụng”, theo truyền thông trong nước.


Thủ tướng Phúc đề nghị “báo chí phải chủ động đẩy mạnh thông tin tuyên truyền” và “tích cực đưa tin phản bác.”

Ông Phúc cho rằng “các thông tin sai trái trên mạng xã hội cần được phản biện, phản bác công khai, kịp thời” để “củng cố niềm tin của nhân dân” và “giới đầu tư trong và ngoài nước.”

Nhà nước Việt Nam gần đây đã thực hiện nhiều bước để siết chặt tự do trên mạng bằng cách yêu cầu Google và Facebook xóa bỏ những thông tin và clip mà chính quyền cho là ‘độc hại.’ Bộ trưởng Thông tin và Truyền thông Trương Minh Tuấn cuối năm ngoái cho biết Google và Facebook đã ngăn chặn và gỡ bỏ hàng nghìn video ‘xấu độc’ và các thông tin ‘bôi nhọ lãnh đạo, tuyên truyền chống phá Đảng, Nhà nước.”

Hà Nội đã thành lập Lực lượng 47 với 10.000 “chiến sĩ đấu tranh trên mạng” để “phản bác các quan điểm sai trái” và Bộ Tư lệnh tác chiến không gian mạng với chức năng “bảo vệ Tổ quốc.”

Phát biểu tại Hội nghị toàn quốc tổng kết công tác tuyên giáo năm 2017 vào cuối năm ngoái, Thượng tướng Nguyễn Trọng Nghĩa, Phó chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân, nói “Việt Nam là một quốc gia phát triển nhanh, đến nay có 62,7% người dân sử dụng internet.” Nhưng cùng với đó là sức mạnh ngày càng lớn của những người dùng mạng xã hội, viết blog, đưa ra những quan điểm trái chiều với truyền thông chính thống.

“Khoảng cấm” của báo chí lề phải

Theo nhận định của nhà báo Trung Bảo, từng là phóng viên các báo Thanh Niên và Lao Động, mạng xã hội đã trở thành một “công cụ truyền thông đối lập với báo chí nhà nước lề phải”.

“Facebook đến Việt Nam đã trở thành một công cụ để (người dân) bày tỏ quan điểm về xã hội và thời cuộc. Báo chí chính thống ở Việt Nam đã làm được vai trò đó chưa? Nếu như chưa thì nó mới xuất hiện các luồng thông tin như thế.”

Việt Nam hiện có hơn 18.000 nhà báo được cấp thẻ và gần 850 cơ quan báo chí... Đây là một “lực lượng hùng hậu trên mặt trận thông tin truyền thông, góp phần xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Nguyễn Xuân Phúc, Thủ tướng Việt NamNhà báo có trên 10 năm kinh nghiệm làm việc cho cơ quan nhà nước cho rằng có nhiều luồng thông tin trên Facebook – cả sai và đúng, nhưng ai cũng có tự do dùng Facebook như một công cụ đưa tin.

Cựu phóng viên báo Thanh Niên nói đó chính là nơi có những thông tin mà báo chí nhà nước không thể đưa, hoặc đưa không kịp thời, ví dụ những cuộc biểu tình gần đây trên cả nước.

Theo thống kê của Statista, có gần 34 triệu người Việt Nam đang dùng Facebook, và Việt Nam đứng thứ 7 trên thế giới về số lượng người dùng mạng xã hội phổ biến nhất thế giới này.

Theo nhà báo Trung Bảo, thay vì phản bác các thông tin ‘sai trái’ trên mạng xã hội, cần nhìn lại vai trò của báo chí trong nước “làm sao để kịp thời thông tin, đáp ứng nhu cầu thông tin của người dân, thì họ sẽ không cần phải tìm đến những nguồn thông tin khác từ bên ngoài.”

“Báo chí Việt Nam vẫn còn những khoảng cấm mà người làm báo lẽ ra đã có thể tiếp cận được để có thể thông tin một cách ngay thẳng cho người dân để họ trách được những thông tin không chính xác hoặc không được kiểm chứng trên các mạng xã hội," theo cựu nhà báo Lao Động. "Khi nhà nước khoanh vùng những vùng thông tin đó đối với người làm báo thì tự nhiên nhà nước đã tạo ra những vùng trống đó dành cho những người sử dụng mạng xã hội. Những luồng thông tin khác từ mạng xã hội sẽ lấp vào đó.”

Theo Thủ tướng Phúc, Việt Nam hiện có hơn 18.000 nhà báo được cấp thẻ và gần 850 cơ quan báo chí. Ông nói đây là một “lực lượng hùng hậu trên mặt trận thông tin truyền thông”, có thể góp phần “xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.”

VOA


Phần nhận xét hiển thị trên trang

Không có nhận xét nào: