Du khách Trung cộng ở Nha Trang
Một nhà tư vấn nhắc lại vụ du khách Trung cộng mặt áo T-shirt có đường Lưỡi bò để lên vấn đề hơn thiệt về kinh tế của luồng du khách Trung cộng tới Việt Nam.
Viết trên trang eastasiaforum.org (23/06/2018), ông Gary Sands từ Wikistrat và cũng là một giám đốc của quỹ đầu tư Highway West Capital Advisors cho rằng Việt Nam chắc muốn để vụ áo T-shirt có hình lưỡi bò xảy ra hồi tháng 5 'chìm xuồng' đi.
Vấn đề tiếp theo và có vẻ lâu dài hơn là du khách Trung cộng đem lại lợi ích thế nào cho Việt Nam.
Theo một bài trên tạp chí Nikkei Asian Review của Nhật Bản (01/05/2018) trích dẫn số liệu từ Tổ chức du lịch thế giới LHQ nói du khách Trung cộng chi tiêu 258 tỷ USD chỉ trong năm 2017.
Cùng thời gian, có tới 130,5 triệu du khách Trung cộng đi ra nước ngoái, tăng ba lần so với một thập niên trước.
Điều này mang lại lợi nhuận cho kinh tế nhiều nước nhưng cũng gây ra vấn đề môi trường.
Vẫn trang báo này cho hay một thống kê của hãng Nielsen nói tính trung bình, một du khách Trung cộng chi 3 nghìn USD ở Hàn Quốc, 2 nghìn 971 USD ở Singapore và 2 nghìn 952 USD ở Nhật Bản.
Nhưng ở Việt Nam, vấn đề hiện nay là có dòng du khách Trung cộng chi tiêu 'không đồng' (zero-dollar).
Theo ông Gary Sand, du khách Trung cộng nay chiếm gần một phần ba số khách nước ngoài đến Việt Nam.
Chỉ trong ba tháng đầu năm 2018 có 1,38 triệu du khách Trung cộng đến Việt Nam, tăng 42,9% so với cùng kỳ năm 2017, bài viết cho hay.
Nhưng "thu nhập từ dòng du khách Trung cộng đóng góp vào kinh tế Việt Nam đang bị đặt câu hỏi".
"Nhiều người Trung cộng đi các tour trả tiền trước, còn gọi là 'không đô la' vốn đưa họ tới các khách sạn, nhà hàng Trung cộng. Du khách dùng đồng nhân dân tệ, các ứng dụng điện thoại thanh toán và các máy bán hàng không phép khi trả tiền để trốn thuế với Sở thuế ở Việt Nam", Gary Sands viết.
Trung cộng có lượng khách du lịch đến Việt Nam lớn nhất trong năm 2016
Trang Dân Trí (16/05/2018) ghi nhận ý kiến chuyên gia về hiện tượng này.
Ông Phạm Trung Lương, Nguyên Phó viện trưởng Viện Nghiên cứu Phát triển Du lịch được báo này trích lời nói về nhóm du khách Trung cộng chi tiêu thấp, sang Việt Nam bằng đường bộ:
"...tại nhiều địa phương như Quảng Ninh, Nha Trang… xuất hiện hàng loạt các tour 0 đồng, các cửa hàng chỉ bán cho khách Trung cộng. Điều này đã làm méo mó hình ảnh du lịch Việt và không mang lại nguồn thu đáng kể.
Bởi lẽ, du khách đến các nơi mua sắm đã được thỏa thuận trước, số tiền sau đó lại quay về Trung cộng hoặc rơi vào tay các đối tác người Trung cộng."
Trang báo Nhật cũng trích lời một người dân ở Quảng Ninh, Việt Nam, than phiền về cảm giác "như ở Trung cộng, vì số lượng đông đảo du khách, biển hiệu tiếng Trung".
Báo này nói chỉ một ngày trung bình có 10 nghìn du khách Trung cộng tới Quảng Ninh thăm Vịnh Hạ Long và trong ba tháng đầu năm 2017, 70% số khách đi tour trên 600 thuyền có giấy phép tại đây là người Trung cộng.
Nay, ông Gary Sands cho rằng Việt Nam cần "làm mạnh hơn, quản lý chặt hơn, và Cơ quan Biên phòng cần hạn chế số du khách Trung cộng đi các tour 'không đô la', và diệt trừ các hãng tổ chức tour trái phép".
'Chỉ trong ba tháng đầu năm 2018 có 1,38 triệu du khách TC đến Việt Nam'
Ông cũng nói, nhân vụ áo thun có hình Lưỡi bò, rằng Việt Nam cần làm mạnh hơn để nêu cao chủ quyền ở Hoàng Sa, như qua cách để Nhà Triển lãm Hoàng Sa trình bày các tài liệu từ thời cổ đại về chủ quyền của Việt Nam gần đây.
Theo ông, Việt Nam có thể học Đài Loan trong việc đánh động dư luận quốc tế để ủng hộ mình.
Gần đây, các hãng hàng không Hoa Kỳ đã từ chối yêu cầu của Trung cộng bắt họ gọi Đài Loan là Trung cộng trên các bảng hiệu hàng không.
Phần nhận xét hiển thị trên trang
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét