Lễ hội Lam Kinh diễn ra vào tháng 8 âm lịch hàng năm - Ảnh: HÀ ĐỒNG
Tuổi trẻ
26/06/2018 17:04 GMT+7
Trong tổng số kinh phí trên có hơn 22 tỉ đồng được ngành chức năng huy động từ nguồn xã hội hóa, số còn lại hơn 82 tỉ đồng được lấy từ nguồn ngân sách Nhà nước.
Được biết, các hoạt động cho lễ kỷ niệm nêu trên được khái toán cụ thể trong tờ trình của Sở Văn hóa - Thể thao và du lịch tỉnh Thanh Hóa, gồm: tổ chức kỷ niệm 600 năm khởi nghĩa Lam Sơn, 590 năm vua Lê Thái Tổ đăng quang, tưởng niệm 585 năm ngày mất của Anh hùng dân tộc Lê Lợi, lễ hội Lam Kinh năm 2018 (chi khoảng 8 tỉ đồng, trong đó có 5 tỉ từ ngân sách Nhà nước).
Được biết, các hoạt động cho lễ kỷ niệm nêu trên được khái toán cụ thể trong tờ trình của Sở Văn hóa - Thể thao và du lịch tỉnh Thanh Hóa, gồm: tổ chức kỷ niệm 600 năm khởi nghĩa Lam Sơn, 590 năm vua Lê Thái Tổ đăng quang, tưởng niệm 585 năm ngày mất của Anh hùng dân tộc Lê Lợi, lễ hội Lam Kinh năm 2018 (chi khoảng 8 tỉ đồng, trong đó có 5 tỉ từ ngân sách Nhà nước).
Ngoài ra còn có việc tổ chức cuộc thi sáng tác ca khúc về Thanh Hóa, in nhân bản đĩa CD, DVD các ca khúc viết về Thanh Hóa (khoảng 4,5 tỉ đồng), tổ chức hội nghị xúc tiền đầu tư vào Thanh Hóa năm 2019 (dự chi hơn 23 tỉ đồng, trong đó có hơn 17 tỉ đồng từ ngân sách Nhà nước) và một số hoạt động khác.
Chiều 26-6, trao đổi với Tuổi Trẻ Online, ông Phạm Duy Phương - giám đốc Sở Văn hóa - Thể thao và du lịch tỉnh Thanh Hóa cho biết: "Đến nay, UBND tỉnh chưa ban hành kế hoạch và ký quyết định phân bổ kinh phí cho ngành chức năng để tổ chức các hoạt động hướng tới kỷ niệm 990 năm ra đời danh xưng Thanh Hóa. Còn việc Sở Văn hóa - Thể thao và du lịch có công văn gửi Sở Tài chính về khái toán tổng kinh phí cho các hoạt động nêu trên là tổng hợp từ đề xuất kinh phí của các đơn vị trong ngành Văn hóa - Thể thao và du lịch lên sở.
Sau khi có tổng kinh phí khái toán của các đơn vị trong ngành, Sở Văn hóa - Thể thao và du lịch mới làm tổng hợp khái toán kinh phí hơn 104 tỷ đồng gửi Sở Tài chính thẩm định, báo cáo chủ tịch UBND tỉnh xem xét, quyết định".
Ông Phạm Duy Phương cho biết thêm, trong những năm qua, nhiều hoạt động văn hóa, lễ hội, thể dục thể thao của sở tổ chức, hoặc UBND tỉnh tổ chức đều huy động từ nguồn kinh phí xã hội hóa được từ 50 đến 70% tổng kinh phí chi cho sự kiện.
Quan điểm của Sở Văn hóa - Thể thao và du lịch là sẽ huy động xã hội hóa nguồn kinh phí để hạn chế tối đa nguồn kinh phí của ngân sách Nhà nước chi cho các hoạt động hướng tới kỷ niệm 990 năm ngày ra đời danh xưng Thanh Hóa.
"Đến nay chưa có quyết định nào của Sở Tài chính, hay của UBND tỉnh Thanh Hóa về việc chi hơn 104 tỷ đồng cho các hoạt động hướng tới kỷ niệm 990 năm ra đời danh xưng Thanh Hóa. Tổng kinh phí khái toán của Sở Văn hóa - Thể thao và du lịch còn được Sở Tài chính thẩm định cụ thể, xem xét tình hình thực tế, báo cáo UBND tỉnh xem xét, quyết định.
Do vậy, một số thông tin vừa đăng tải trên mạng cho rằng tỉnh Thanh Hóa đã chi hơn 104 tỉ đồng cho các hoạt động hướng tới kỷ niệm 990 năm ra đời danh xưng Thanh Hóa là không đúng sự thật"- ông Phạm Duy Phương khẳng định.
Lễ hội Lam Kinh diễn ra vào tháng 8 âm lịch hàng năm do Sở Văn hóa - Thể thao và du lịch tỉnh Thanh Hóa tổ chức, trong đó có kinh phí tổ chức từ nguồn xã hội hóa - Ảnh: HÀ ĐỒNG
Sau khi thông tin trên đăng tải trên mạng xã hội, nhiều ý kiến cho rằng UBND tỉnh Thanh Hóa không nên quyết định chi số tiền hơn 104 tỷ đồng cho các hoạt động hướng tới kỳ niệm 990 năm ra đời danh xưng Thanh Hóa. Bởi vì Thanh Hóa vẫn đang là tỉnh nghèo, hàng năm trung ương đang phải phân bổ kinh phí cho ngân sách tỉnh.
Số kinh phí này nên dành xóa hàng trăm phòng học tranh tre, nứa lá, tạm bợ ở 11 huyện miền núi, vùng cao của tỉnh và xây dựng các công trình phúc lợi khác phục vụ người dân. Lễ kỷ niệm 990 năm ra đời danh xưng Thanh Hóa nên tổ chức gọn nhẹ, tiết kiệm, nhưng vẫn đầy đủ ý nghĩa giáo dục truyền thống lịch sử của tỉnh nhà.
Theo tìm hiểu của Tuổi Trẻ Online, sau nhiều lần tổ chức hội thảo khoa học về sự ra đời của đơn vị hành chính Thanh Hóa (gọi tắt là danh xưng Thanh Hóa), ngày 23-5-2017, tại hội thảo khoa học "Danh xưng Thanh Hóa", các nhà khoa học đã kiến nghị lấy niên đại 1029 là năm xuất hiện sớm nhất của danh xưng Thanh Hóa với tư cách là đơn vị hành chính trực thuộc trung ương.
Tỉnh Thanh Hóa đã thống nhất lấy năm 1029 là năm sớm nhất xuất hiện danh xưng Thanh Hóa. Dự kiến, các hoạt động lễ kỷ niệm danh xưng Thanh Hóa sẽ được tổ chức từ ngày 1 đến 7-5-2019.
Phần nhận xét hiển thị trên trang
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét