Cách đây 2 năm, nhân dịp kỷ niệm sự kiện Lục Tứ (vụ thảm sát Thiên An Môn 4/6/1989), nội bộ Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) và công luận đã yêu cầu tái thẩm định sự kiện này. Tuy nhiên, theo một số phân tích, có ít nhất 4 nguyên nhân chính khiến ĐCSTQ không dám thẩm định Lục Tứ.
Ngày 4/6 là ngày khá mẫn cảm đối với ĐCSTQ. Đã 29 năm kể từ sự kiện Lục Tứ gây chấn động toàn thế giới và khắc sâu vào ký ức nhiều người. Từ đó đến nay, đã có nhiều nhân sỹ cấp cao trong nội bộ chính quyền yêu cầu tái thẩm định vụ Lục tứ, nhưng ĐCSTQ không ngừng trốn tránh lịch sử, trốn tránh những tội ác họ đã từng phạm.
Ông Hồ Khải Lập, cựu Ủy viên Thường vụ ĐCSTQ, từng bị ép buộc từ chức sau Lục Tứ, đã 14 năm liên tiếp viết thư gửi đến các quan chức cấp cao của ĐCSTQ kêu gọi thẩm định Lục Tứ, nhưng đều không được chấp thuận.
Cách đây 29 năm, phong trào dân chủ ôn hòa của sinh viên đã bị ĐCSTQ đàn áp bằng bạo lực quân sự, ông Đặng Tiểu Bình là người đưa ra quyết sách thiết quân luật Thiên An Môn. Ông Giang Trạch Dân là người ủng hộ tàn sát sinh viên ở Thiên An Môn, đây cũng là nhân vật thu được nhiều lợi ích chính trị sau Lục Tứ.
Truyền thông hải ngại từng tiết lộ, trước khi hết nhiệm kỳ, ông Giang Trạch Dân đã ra quyết định với Ủy ban Thường vụ Bộ Chính trị ĐCSTQ không được xét lại Lục Tứ.
Ngoài ông Hồ Khải Lập, còn có ông Điền Kỷ Vân – nguyên Phó thủ tướng Trung Quốc (là người được Tổng bí thư Triệu Tử Dương một tay đề bạt), cũng từng bốn lần đề nghị điều tra lại Lục Tứ nhưng đều bị ông Giang Trạch Dân ngăn cản.
Theo phân tích của dư luận, có hàng loạt nguyên nhân khiến ĐCSTQ không thể và không dám điều tra lại Lục Tứ. Bài đánh giá được ký tên bởi Hô Diên Sóc cho rằng có ba nguyên nhân chính.
Thứ nhất, điều tra lại Lục Tứ đồng nghĩa phải điều tra lại ông Đặng Tiểu Bình và các vấn đề trong “thời đại Đặng Tiểu Bình”. Nếu như ĐCSTQ thừa nhận những sai lầm trong khi xử lý Lục Tứ, vậy cần phải chỉ ra những ai đã gây ra những tội lỗi đó. Ông Đặng Tiểu Bình là người đã “gõ nhịp” phát động thảm sát Lục Tứ, vậy nên làm thế nào để đánh giá công tội của ông Đặng Tiểu Bình?
Thứ hai, điều tra lại Lục Tứ cần phải đi kèm với các việc như bù đắp, an ủi và trả lại thanh danh cho những nạn nhân đã khuất trong Lục Tứ. Nếu ĐCSTQ điều tra lại lại Lục Tứ, họ cần bồi thường thiệt hại và chính lại thanh danh cho người đã mất. Quan trọng hơn, nếu ĐCSTQ thừa nhận tính chính đáng về việc tham gia phong trào dân chủ của các nạn nhân tử nạn, họ sẽ phải đối mặt với áp lực hợp pháp hóa hoạt động biểu tình.
Thứ ba, điều tra lại Lục Tứ đồng nghĩa ĐCSTQ phải thay đổi thái độ cư xử của mình với các thủ lĩnh sinh viên Lục Tứ đang sống lưu vong ở nước ngoài.
Với những cựu sinh viên Lục Tứ như Sài Linh, Ngô Nhĩ Khai Hy, Vương Đan, Chu Phong Tỏa, Phong Tùng Đức, Lưu Cương, Vương Siêu Hoa, Vương Hữu Tài… liệu ĐCSTQ có thể đáp ứng hết các yêu cầu của họ hay không?
Về nước, điều tra lại, bồi thường, những yêu cầu cá nhân đó ĐCSTQ có thể giải quyết, nhưng khi họ chất vấn một lần nữa thể chế chính trị Trung Quốc, thậm chí tái diễn lại một lần nữa phong trào dân chủ sinh viên như thế, liệu ĐCSTQ sẽ đối đãi như thế nào?
Theo truyền thông quốc tế, từ khi Chủ tịch Tập Cận Bình nhậm chức đến nay, đã không ngừng gửi đi các tín hiệu quan trọng: Nếu như điều kiện cho phép, ông có thể sẽ dám làm những điều mà những người tiền nhiệm né tránh.
Vào ngày 3/6/2014, nguồn tin thân cận ông Tập Cận Bình của nhân sỹ Ngưu Lệ ở nước ngoài tiết lộ: “Ông Tập Cận Bình chẳng có lý do gì phải gánh chịu hậu quả của sự kiện Lục Tứ, ông ấy sẽ tìm được một con đường chính trị có thể triệt để giải quyết các vấn đề còn sót lại của lịch sử”.
Vào kỷ niệm 10 năm ngày mất của cố Tổng bí thư Trung Quốc Triệu Tử Dương năm 2015, đã có thêm một cuộc kêu gọi điều tra lại Lục Tứ và ông Triệu Tử Dương, người bị hạ bệ và quản thúc suốt đời vì bày tỏ cảm thông với các sinh viên biểu tình. Theo ông Nghiêm Gia Kỳ, cựu Sở trưởng Nghiên cứu chính trị học Viện Khoa học Xã hội ĐCSTQ, trở lực ngăn cản điều tra lại Lục tứ có nguồn gốc từ phe cánh Giang Trạch Dân.
Theo tạp chí “Động Hướng” (Hồng Kông), một bài báo của ông Trương Vĩ Quốc vào tháng 5/2015 nhận định, Giang Trạch Dân có “hai cái không”, đó là: Không được điều tra lại Lục Tứ và không được buông lỏng bức hại Pháp Luân Công, môn khí công ôn hòa mà ông Giang ra lệnh đàn áp từ năm 1999.
Nhưng đối với cả hai sự kiện trên, ông Giang Trạch Dân đã không còn có thể làm chủ tình hình. Một khi lãnh đạo Trung Quốc đương nhiệm không muốn chịu tội thay ông Giang, thì ông ta có thể sớm phải đối mặt với những tội ác mà mình đã gây ra.
Khai Tâm, theo Đại Kỷ Nguyên tiếng Trung
Phần nhận xét hiển thị trên trang
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét