Ong Bắp Cày
Trung Quốc bao giờ cũng thâm hiểm.
Website của Bộ Nông nghiệp Trung Quốc ngày 8/2 đơn phương thông báo lệnh cấm đánh bắt cá ở Biển Đông từ 12h ngày 1/5/2018 đến 12h ngày 16/8/2018. Phạm vi cấm trải từ 12 độ vĩ bắc đến khu vực biển giao giữa tỉnh Phúc Kiến và tỉnh Quảng Đông, bao gồm cả khu vực Vịnh Bắc Bộ và bãi cạn Scarborough. Lệnh cấm này cũng được áp dụng ở vùng biển Bột Hải, Hoàng Hải và Hoa Đông.
Phản ứng với thông báo này, Việt Nam bác bỏ quyết định cấm đánh bắt cá đơn phương của Trung Quốc ở Biển Đông vì nó vi phạm luật pháp quốc tế và các thoả thuận.
"Quy chế này xâm phạm chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa, vi phạm các quyền và lợi ích pháp lý của Việt Nam trên các vùng biển của mình, vi phạm luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước Luật biển năm 1982 của Liên Hợp Quốc (UNCLOS)", bà Lê Thị Thu Hằng, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam nói trong một buổi họp báo thường kỳ hôm 22/3/2018.
Bà Hằng cũng cho biết Việt Nam phản đối và kiên quyết bác bỏ quyết định đơn phương này của phía Trung Quốc. Vì quy định của Trung Quốc đã đi ngược lại tinh thần của Tuyên bố của các bên ở Biển Đông (DOC), trái với thoả thuận về nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển Việt Nam - Trung Quốc, không phù hợp với thoả thuận quan trọng lãnh đạo cấp cao hai nước đã đạt được về kiểm soát tốt bất đồng trên biển. Quy chế của Trung Quốc cũng không có lợi cho việc duy trì môi trường hoà bình, ổn định, hợp tác ở Biển Đông và xu thế phát triển tốt đẹp của quan hệ Việt Nam và Trung Quốc, cũng như nỗ lực của các nước trong việc đàm phán Bộ Quy tắc ứng xử (COC) hiện nay.
Được biết, từ năm 1999, Trung Quốc hàng năm tự ban hành lệnh cấm đánh bắt cá trên Biển Đông, nơi Trung Quốc tuyên bố chủ quyền gần như toàn bộ, bất chấp sự phản đối của Việt Nam và các nước trong khu vực.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam luôn khẳng định Việt Nam có đầy đủ căn cứ pháp lý và bằng chứng lịch sử khẳng định chủ quyền của mình đối với quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, cũng như các quyền hợp pháp đối với các vùng biển của Việt Nam đã được xác định phù hợp với UNCLOS.
Ban hành lệnh cấm đánh bắt cá ở Biển Đông, Trung Quốc âm mưu gì?
Hằng năm cứ vào mùa sinh sản của cá, Cục Quản lý Ngư nghiệp Trung Quốc lại tự cho mình cái quyền cấm đánh bắt cá ở Biển Đông, với lý do bảo vệ hệ sinh thái và các nguồn lực ở Biển Đông.
Động thái này trước hết và chủ yếu để từng bước thực hiện mưu đồ hợp pháp hóa các khu vực mà Trung Quốc tuyên bố chủ quyền tại biển đông.
Theo các nhà phân tích, động thái này như "một mũi tên trúng nhiều đích”.
Việc cấm đánh bắt cá ở khu vực Scarborough (Hoàng Nham) sẽ giúp tạo điều kiện để các tàu hải giám, tàu ngư chính của Trung Quốc bắt tàu Việt Nam, Philippines, Indo... Mặt khác, nó "xua” tàu cá Trung Quốc đi sâu xuống phía Nam để đánh bắt. Đáng nói hơn, vùng mà Trung Quốc hướng dẫn cho tàu cá của mình tới đánh bắt để tránh lệnh cấm của chính họ lại là vùng biển thuộc quyền chủ quyền của một quốc gia biển trong khu vực- đó là Việt Nam. Họ đã ra mặt hướng dẫn ngư dân khai thác nguồn lợi thuỷ hải sản nằm trong vùng biển thuộc quyền tài phán của chúng ta theo quy định được nêu rất rõ ràng trong UNCLOS 1982.
Cũng cần nhắc thêm, không chỉ có Việt Nam mà ngay cả Trung Quốc cũng đặt bút ký và trở thành thành viên của Công ước. Vậy tại sao, Trung Quốc vẫn tiếp tục giở "chiêu bài” này? Cách làm ấy chỉ có thể được hiểu và chỉ có một cách lý giải: Họ muốn tăng cường sự hiện diện, nhằm tạo sự hiểu lầm không đáng có của cộng đồng quốc tế về một điều cũ rích - cái gọi là vùng biển nằm trong sự kiểm soát của Trung Quốc.
Thâm ý ấy của Bắc Kinh không khó nhận biết: Tất cả đều nằm trong chiến lược tăng cường sự có mặt của các lực lượng dân sự hoặc giả dân sự có mặt tại vùng Biển Đông cả về số lượng và tần suất. Bởi như vậy rất có thể sẽ đem lại chút lợi thế cho họ trong những cuộc đàm phán giải quyết tranh chấp sau này. Cách làm ấy của giới chức Trung Quốc đã đi ngược lại với tinh thần DOC giữa ASEAN và Trung Quốc (2002) khi cùng nhau "khẳng định cam kết đối với mục tiêu và các nguyên tắc của Hiến chương Liên Hợp Quốc, Công ước Luật Biển năm 1982 của Liên Hợp Quốc, Hiệp ước thân thiện và hợp tác ở Đông Nam Á...” và cam kết "kiềm chế không tiến hành các hoạt động có thể làm phức tạp thêm hoặc gia tăng tranh chấp và ảnh hưởng đến hòa bình và ổn định của khu vực”. Hóa ra Bắc Kinh vẫn chứng nào tật đó, không bao giờ từ bỏ dã tâm xâm lược nước khác dù chỉ một tắc đất, tấc biển.
Có lẽ vì vậy mà Bắc Kinh luôn mang một bộ mặt gớm ghiếc và thiếu lương thiện trong mắt cộng đồng quốc tế. Hình ảnh Trung Quốc luôn được hiểu là con rồng nhưng có cái mõm bò với cái lưỡi đỏ lè ra, liếm hết mọi thứ mà nó thấy kể cả của người khác. Thật kinh tởm!
Bắc Kinh đã không ít lần bóng gió với các quốc gia có ý định hợp tác với Việt Nam tại các dự án trên Biển Đông rằng: Họ nên nhớ đi vào vùng biển sóng gió là điều mạo hiểm.
Tiến thêm một bước trong hành trình xâm lược lãnh thổ nước khác ở khu vực Biển Đông và cũng để che đậy cho hành vi phi nghĩa của mình; cùng với việc ban hành cái lệnh cấm đánh bắt ấy, phía Trung Quốc còn ra thông báo: Sẽ tịch thu tàu thuyền, thiết bị và cá của những ngư dân các nước vi phạm. Nhưng phải thưa không che được mắt thánh, đó là hàng triệu cặp mắt của cộng đồng quốc tế.
Có lẽ, Bắc Kinh hi vọng, ngư dân các nước; trong đó, có ngư dân Việt Nam vì lo ngại lệnh cấm đó sẽ từ bỏ ngư trường truyền thống của mình. Nhưng có lẽ họ đã nhầm và mục đích thâm hiểm ấy chắc chắn sẽ khó lòng đạt được. Bởi, đơn giản, ngư dân Việt Nam, những người gắn bó cả đời với biển trải qua nhiều đời nay vẫn luôn và sẽ tiếp tục đánh bắt trên vùng biển chủ quyền của quốc gia. Họ đi biển không đơn thuần chỉ vì tình yêu mãnh liệt với vùng biển trời của Tổ quốc; cũng không đơn thuần chỉ vì cuộc mưu sinh. Cao cả hơn đó là vì, họ muốn cùng chia sẻ với quốc gia, dân tộc cái khát vọng vươn ra biển khơi - khát vọng từ thời mẹ Âu Cơ với 50 người con theo cha xuống biển.
Ngư dân Việt Nam ai cũng ý thức sâu sắc: Hoàng Sa, Trường Sa là máu thịt không thể tách rời của Việt Nam. Ý chí ấy, lòng yêu nước và ý thức giữ gìn chủ quyền quốc gia ấy mạnh hơn hơn mọi thủ đoạn bẩn thỉu, bỉ ổi và phi pháp của Bắc Kinh đối với Việt Nam và các quốc gia láng giềng.
Tuy nhiên, sự thật khắc nghiệt là vẫn có một số quốc gia ASIAN vì lợi ích cục bộ của mình, vẫn đi đêm với Trung Quốc trong cái gọi là "Hợp tác cùng khai thác". Để đến hôm nay, chính họ đang bị Bắc Kinh lật kèo đưa vào thế cô đơn trong giải quyết tranh chấp và cuối cùng rất có khả năng buộc phải tham gia cái bẫy "khai thác chung" với Trung Quốc, bán rẻ lợi ích của ASEAN.
Cũng cần nhắc thêm một số người vẫn hô hào chống Trung Quốc bằng con đường cực đoan, những người tự coi chỉ mình họ là yêu nước và cả những người đang lớn tiếng chỉ trích chính quyền nhu nhược v.v..rằng, họ cần phải tỉnh táo hơn khi nhìn nhận vấn đề khi phải đối đầu với một quốc gia lưu manh như Trung Quốc.
Phần nhận xét hiển thị trên trang
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét