Tôi không phải là luật sư của ông Đinh La Thăng,
Tôi không phải là người thương vay khóc mướn (thương xót không phải lối, không đúng chỗ) đối với người tôi không quen biết như ông Đinh La Thăng,
Tôi cũng không muốn tranh cãi, làm mích lòng với các đồng nghiệp của tôi,
Vì thế với lương tâm của một luật gia, khi theo dõi vụ án phức tạp về việc đầu tư 800 tỷ của PVN vào Ocean Bank, tôi đã phải đọc các văn bản luật có liên quan vụ án:
Hiến Pháp 1992; Hiến Pháp 2013;
Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Luật Dầu khí năm 2003 và Luật Dầu khí sửa đổi, bổ sung năm 2000, năm 2008;
Luật Doanh nghiệp ngày 29 tháng 11 năm 2005;
Luật Cán bộ Công Chức số 22/2008/QH12 ngày 13 tháng 11 năm 2008
Luật các tổ chức tín dụng số 47/2010/QH12 có hiệu lực thi hành từ ngày 01.01.2011
Nghị định số 99/2012/NĐ-CP ngày 15.11.2012 của Chính phủ về phân công, phân cấp thực hiện các quyền, trách nhiệm, nghĩa vụ của chủ sở hữu nhà nước đối với doanh nghiệp nhà nước và vốn nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp;
Nghị định số 149/2013/NĐ-CP ngày 31.10.2013 về Điều lệ tổ chức và hoạt động của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam,
Nghị định số 69/2014/NĐ-CP ngày 15.7.2014 của Chính phủ về tập đoàn kinh tế nhà nước và tổng công ty nhà nước.
Tôi có nhận xét như sau:
1. Ông Đinh La Thăng là Cán bộ, Công chức được tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch, chức vụ, chức danh trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương, trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước.
2. Ông Đinh La Thăng được bổ nhiệm là Chủ tịch Hội đồng quản trị Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (2006-2008), Chủ tịch Hội đồng thành viên Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (2008-2011). Nói cụ thể hơn, ông Đinh La Thăng chỉ có quyền điều hành và chịu trách nhiệm pháp lý ở Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (PVN) từ tháng 2 năm 2006 đến hết tháng 7 năm 2011.
3. Theo quy định của Luật pháp, khi nhận nhiệm vụ cũng như khi bàn giao nhiệm vụ cho người kế nhiệm, các nhân sự phải bàn giao cụ thể về tổ chức, nhân sự, tình hình tài chính, tình hình kinh doanh của đơn vị. Đến hết tháng 7 năm 2011 sự bàn giao của PVN không có một văn bản nào nói về những tồn tại cần giải quyết giữa người giao và người nhận, như thế những việc xảy ra sau tháng 7 năm 2011 thuộc về người kế nhiệm PVN.
4. Chủ trương đầu tư tài chính thuộc chức năng của tập đoàn PVN theo quy định của Luật pháp và Điều lệ của Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam. Việc PVN đầu tư 20% vốn điều lệ của Ocean Bank đã nằm trong chủ trương chi phối Ocean Bank trước khi có Luật các tổ chức tín dụng số 47/2010/QH12 có hiệu lực thi hành từ ngày 01.01.2011 (Vốn đầu tư của một tổ chức vào ngân hàng thương mại không quá 15%). Ở thời điểm đó ông Đinh La Thăng đang chuẩn bị bàn giao để nhận nhiệm vụ mới. PVN quyết định thoái vốn để đảm bảo 15% trong vốn điều lệ (cũ) của Ocean Bank hay bàn với Ocean Bank tăng vốn điều lệ (mới) để PVN vẫn giữ 15% vốn điều lệ của Ocean Bank thuộc quyền và trách nhiệm pháp lý của người kế nhiệm của PVN (Ông Thăng không còn quyền và trách nhiệm ở PVN từ tháng 7 năm 2011 nữa).
5. Khoản 3, Điều 51, Hiến pháp 2013 quy định: “Nhà nước khuyến khích, tạo điều kiện để doanh nhân, doanh nghiệp và cá nhân, tổ chức khác đầu tư, sản xuất, kinh doanh; phát triển bền vững các ngành kinh tế, góp phần xây dựng đất nước. Tài sản hợp pháp của cá nhân, tổ chức đầu tư, sản xuất, kinh doanh được pháp luật bảo hộ và không bị quốc hữu hóa”.
Năm 2015 Ngân hàng Nhà nước (chức năng quản lý nhà nước) mua Ocean Bank 0 đồng có nghĩa là “Quốc hữu hóa” Ocean Bank. Luật các tổ chức tín dụng số 47/2010/QH12 có hiệu lực thi hành từ ngày 01.01.2011 cũng không có điều khoản nào về quy định NHNN mua ngân hàng thương mại giá 0 đồng.
6. Những việc phát sinh kể từ sau tháng 7 năm 2011 như (1) Chia lãi của Ocean Bank cho PVN; (2) Chi tiền chăm sóc khách hàng xảy ra giữa ông Thắm, ông Quỳnh, ông Xuân Sơn hay (3) việc NHNN mua lại Ocean Bank với giá 0 đồng không thuộc quyền điều hành và trách nhiệm pháp lý của ông Đinh La Thăng kể từ khi ông bàn giao để nhận nhiệm vụ khác (tháng 7 năm 2011).
Tôi không phải là người thương vay khóc mướn (thương xót không phải lối, không đúng chỗ) đối với người tôi không quen biết như ông Đinh La Thăng,
Tôi cũng không muốn tranh cãi, làm mích lòng với các đồng nghiệp của tôi,
Vì thế với lương tâm của một luật gia, khi theo dõi vụ án phức tạp về việc đầu tư 800 tỷ của PVN vào Ocean Bank, tôi đã phải đọc các văn bản luật có liên quan vụ án:
Hiến Pháp 1992; Hiến Pháp 2013;
Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Luật Dầu khí năm 2003 và Luật Dầu khí sửa đổi, bổ sung năm 2000, năm 2008;
Luật Doanh nghiệp ngày 29 tháng 11 năm 2005;
Luật Cán bộ Công Chức số 22/2008/QH12 ngày 13 tháng 11 năm 2008
Luật các tổ chức tín dụng số 47/2010/QH12 có hiệu lực thi hành từ ngày 01.01.2011
Nghị định số 99/2012/NĐ-CP ngày 15.11.2012 của Chính phủ về phân công, phân cấp thực hiện các quyền, trách nhiệm, nghĩa vụ của chủ sở hữu nhà nước đối với doanh nghiệp nhà nước và vốn nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp;
Nghị định số 149/2013/NĐ-CP ngày 31.10.2013 về Điều lệ tổ chức và hoạt động của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam,
Nghị định số 69/2014/NĐ-CP ngày 15.7.2014 của Chính phủ về tập đoàn kinh tế nhà nước và tổng công ty nhà nước.
Tôi có nhận xét như sau:
1. Ông Đinh La Thăng là Cán bộ, Công chức được tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch, chức vụ, chức danh trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương, trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước.
2. Ông Đinh La Thăng được bổ nhiệm là Chủ tịch Hội đồng quản trị Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (2006-2008), Chủ tịch Hội đồng thành viên Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (2008-2011). Nói cụ thể hơn, ông Đinh La Thăng chỉ có quyền điều hành và chịu trách nhiệm pháp lý ở Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (PVN) từ tháng 2 năm 2006 đến hết tháng 7 năm 2011.
3. Theo quy định của Luật pháp, khi nhận nhiệm vụ cũng như khi bàn giao nhiệm vụ cho người kế nhiệm, các nhân sự phải bàn giao cụ thể về tổ chức, nhân sự, tình hình tài chính, tình hình kinh doanh của đơn vị. Đến hết tháng 7 năm 2011 sự bàn giao của PVN không có một văn bản nào nói về những tồn tại cần giải quyết giữa người giao và người nhận, như thế những việc xảy ra sau tháng 7 năm 2011 thuộc về người kế nhiệm PVN.
4. Chủ trương đầu tư tài chính thuộc chức năng của tập đoàn PVN theo quy định của Luật pháp và Điều lệ của Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam. Việc PVN đầu tư 20% vốn điều lệ của Ocean Bank đã nằm trong chủ trương chi phối Ocean Bank trước khi có Luật các tổ chức tín dụng số 47/2010/QH12 có hiệu lực thi hành từ ngày 01.01.2011 (Vốn đầu tư của một tổ chức vào ngân hàng thương mại không quá 15%). Ở thời điểm đó ông Đinh La Thăng đang chuẩn bị bàn giao để nhận nhiệm vụ mới. PVN quyết định thoái vốn để đảm bảo 15% trong vốn điều lệ (cũ) của Ocean Bank hay bàn với Ocean Bank tăng vốn điều lệ (mới) để PVN vẫn giữ 15% vốn điều lệ của Ocean Bank thuộc quyền và trách nhiệm pháp lý của người kế nhiệm của PVN (Ông Thăng không còn quyền và trách nhiệm ở PVN từ tháng 7 năm 2011 nữa).
5. Khoản 3, Điều 51, Hiến pháp 2013 quy định: “Nhà nước khuyến khích, tạo điều kiện để doanh nhân, doanh nghiệp và cá nhân, tổ chức khác đầu tư, sản xuất, kinh doanh; phát triển bền vững các ngành kinh tế, góp phần xây dựng đất nước. Tài sản hợp pháp của cá nhân, tổ chức đầu tư, sản xuất, kinh doanh được pháp luật bảo hộ và không bị quốc hữu hóa”.
Năm 2015 Ngân hàng Nhà nước (chức năng quản lý nhà nước) mua Ocean Bank 0 đồng có nghĩa là “Quốc hữu hóa” Ocean Bank. Luật các tổ chức tín dụng số 47/2010/QH12 có hiệu lực thi hành từ ngày 01.01.2011 cũng không có điều khoản nào về quy định NHNN mua ngân hàng thương mại giá 0 đồng.
6. Những việc phát sinh kể từ sau tháng 7 năm 2011 như (1) Chia lãi của Ocean Bank cho PVN; (2) Chi tiền chăm sóc khách hàng xảy ra giữa ông Thắm, ông Quỳnh, ông Xuân Sơn hay (3) việc NHNN mua lại Ocean Bank với giá 0 đồng không thuộc quyền điều hành và trách nhiệm pháp lý của ông Đinh La Thăng kể từ khi ông bàn giao để nhận nhiệm vụ khác (tháng 7 năm 2011).
Trên đây là sự nghiên cứu khách quan của tôi. Tôi không muốn tranh luận với ai cả. Nhưng nếu ý kiến của tôi được các cơ quan xét xử quan tâm thì tôi cũng rất vui. “Cứu được một mạng người hơn xây ba tòa tháp”…
Phần nhận xét hiển thị trên trang
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét