Kho giống má trên cánh đồng chữ nghĩa!

Chủ Nhật, 25 tháng 3, 2018

Người Hoa và đất vàng!



Trong lúc các anh chị đang bức xúc câu chuyện người Trung Quốc khuếch trương văn hoá mềm thông qua hình ảnh của bộ phim Điệp vụ Biển đỏ vừa tạm không công chiếu, Hữu kể cho các anh chị nghe chuyện khu đất vàng đẹp nhất Sài Gòn, toạ lạc tại số 2-4-6 Hai Bà Trung, Quận 1. Với diện tích 6.000m2, bốn mặt tiền (Hai Bà Trung – Thi Sách – Công trường Mê Linh – Đông Du).
Nhiều báo sau lúc hồ hởi ban đầu nhân vụ cháy chung cư đã lặng lẽ thay đổi nội dung, xoá sạch cái tên Vạn Thịnh Phát của người phụ nữ suýt bỏ quốc tịch Việt Nam Trương Mỹ Lan.
Năm 2008, UBND TP.HCM (thời của Chủ tịch UBND Lê Hoàng Quân và Bí thư Thành uỷ Lê Thanh Hải), giao khu đất này cho Sabeco (Bia rượu và nước giải khác Sài Gòn).
Sabeco dự tính biến khu đất kim cương này thành Dự án phức hợp với vốn đầu tư hơn 2 nghìn tỷ đồng.
Để thực hiện Dự án, Sabeco lập ra Công ty Cổ phần Đầu tư Sài Gòn Perl với 4 cổ đông: Công ty Hà An (25,5%), Công ty Mê Linh (25,5%), Công ty Attland (23%) và Sabeco (26%).
Tháng 6-2016, Bộ Công thương thoái vốn tại Sabeco. Sabeco bán toàn bộ 26% cổ phần cho công ty Attland, giá khởi điểm: 13.247 đ/cổ phần, giá trúng thầu: 13.347/cổ phần, chênh đúng 100 đồng.
Attland chiếm 49% cổ phần tại khu đất kim cương này, 51% còn lại chia đều cho Hà An và Mê Linh.
Sài Gòn Perl sau thương vụ này cũng đổi tên thành Công ty Đầu tư Cổ phần Mê Linh, với ông Chủ tịch Hội đồng Quản trị mới có tên Ngô Văn An, thay cho ông Nguyễn Như Pho. Trước đó nữa là ông Bùi Cao Nhật Quân giữ vai trò Chủ tịch HĐQT của công ty này.
Các cổ đông sáng lập Sài Gòn Perl thời điểm đầu còn lại cũng lần lượt thoái sạch vốn.
Ông Ngô Văn An sinh năm 1977 (theo thông báo), là một người khá kín tiếng với phần lý lịch vắn tắt, gốc Hoa.
Ngoài cổ phần tại nơi này, ông Ngô Văn An còn là chủ sở hữu hoặc đại diện pháp luật của 8 công ty, đa phần liên quan đến tập đoàn Vạn Thịnh Phát.
Tháng 10-2017, Vietnamnet đưa tin, 10 thành viên trong gia đình bà Trương Mỹ Lan xin thôi quốc tịch Việt Nam vào năm 2014. Nhưng đến tháng 5-2015, các thành viên trong gia đình này đột ngột rút lại đơn xin thôi quốc tịch.

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Không có nhận xét nào: