"ÔNG LÊ NIN Ở NƯỚC NGA"...
Mai Thanh Hải Blog - Mình là mình phục và thần tượng Ông Lê Nin lắm.
Ngay từ hồi bé, còn đi học Trường làng, cái bọn chíp hôi thò lò mũi xanh, quần rách lòi cả chim, hở hết mông chúng mình, đã phải gân cổ ê a cắm mặt vào sách giáo khoa, vừa gào như con vẹt vừa sụt sịt quệt nước mắt nước mũi, dưới tiếng "cộc cộc" từ cái thước to đùng của cô giáo, gõ xuống bàn, báo hiệu "bắt đầu đọc/ xuống hàng":
"Ông Lê Nin ở nước Nga
Mà em lại thấy rất là Việt Nam
Cũng vầng trán rộng thênh thang
Y như trán Bác mênh mang đất trời
Cũng đôi mắt đẹp sáng ngời
Y như mắt Bác đang cười với em Cũng yêu các cháu thiếu niên
Y như tình cảm thiêng liêng Bác Hồ.
Ông Lê nin ở nước Nga
Mà em lại thấy rất là Việt Nam".
Bài thơ này có tên là "Ông Lê Nin" và hình như là của Nhà thơ Trần Đăng Khoa. Đọc xong bài này, tụi mình phục luôn cả tác giả Trần Đăng Khoa, quá là... "thần đồng".
Đọc nhiều, nghe nhiều - càng phục, càng thần tượng nên mình không thích, và... ghét ai đó, cứ nói khác về "Ông Lê Nin của mình", ví như: "Lê Nin đang ở nước Nga/ Đánh đùng một cái ông ra nước ngoài/ Lê Nin đang ở nước ngoài/ Đánh đùng một cái ông nhoài về Nga"...
Hoặc nói chuyện Ông Lê Nin có tượng ở Hà Nội, đối diện Đại Sứ quán Trung Quốc (dạo này, cứ sáng Chủ nhật, chỗ Ông đứng, toàn được các chú Công an căng hàng rào, đuổi người tập thể dục vươn thở, mấy đôi lứa không có tiền vào nhà nghỉ, đành phải than thở mặn nồng ngoài ghế đá gốc cây.... để hết chỗ "tụ tập trái pháp luật, mang theo một số băng rôn, biểu ngữ và hô khẩu hiệu, gây huyên náo, mất trật tự công cộng" - Từ của Báo Hà Nội Mới), mình không đồng ý với cách viết: "Ông Lê Nin ở nước Nga/ Nhưng ông lại đứng vườn hoa nước mình/ Ông Lê Nin ở nước mình/ Nhưng ông lại đúng dân tình nước Nga"...
Mình cũng rất phục Nguyên soái Stalin cũng ở bên Nga, lãnh đạo tài tình và đánh quân phát xít Đức rầm rầm. Chẳng thế mà trong "Tập thơ Việt Bắc, 1954" của nhà thơ Tố Hữu, sáng tác tháng 5/1953, có nguyên 1 bài thơ về Stalin với nhan đề "Đời đời nhớ ông" với câu thơ bất hủ: "Yêu biết mấy, nghe con tập nói/ Tiếng đầu lòng con gọi Stalin!"...
Thế nhưng hôm nay, xem câu chuyện của 1 người Việt bước chân đến nước Nga, chụp lại những hình ảnh Ông Lê Nin mặt buồn rười rượi, tay cầm cờ ngồi trên bậc đá với đầy đủ lễ phục, hoa đại lễ cài trên ngực áo, giữa Quảng Trường Đỏ lịch sử và được tác giả ghi rõ rành, rành mạch là: "Người ra Quảng trường đỏ, chụp ảnh với khách du lịch, kiếm chút tiền còm sống qua ngày, nhưng không có chân dài và ngực đẹp như PD Thái Lan nên Người cũng chẳng kiếm được bao nhiêu, lại còn bị cảnh sát đuổi"... Tự dưng thất vọng quá: Chả có lẽ bên nước bạn Nga, lại hành xử... ngố đến như vậy?..
Càng buồn khi xem hình Stalin ngồi dưới hầm với lời bình: "Nguyên soái Stalin cũng theo chân Lãnh tụ ra Quảng trường kiếm ăn, bị Cảnh sát đuổi, chạy tuốt vào đường xuống xe điện ngầm"...
Từ câu chuyện này, đề nghị các cơ quan chức năng của Việt Nam có ý kiến chính thức với các đồng chí Nga, phản đối việc đóng giả lãnh tụ, đi chụp ảnh với khách du lịch, lấy tiền và đứng ngồi bô nhếch, ảnh hưởng đến mỹ quan, trật tự công cộng và văn minh đô thị.
Nếu cần, có thể mời các đồng chí Nga sang học tập kinh nghiệm bảo vệ uy tín của Đảng - Chính phủ Việt Nam nói chung và bảo vệ uy tín, danh dự của cán bộ, lãnh đạo các cơ quan Đảng - Chính quyền - Đoàn thể nói riêng. Bất luận trong trường hợp nào, cũng phải gìn giữ như "con ngươi trong mắt mình"... Vớ va vớ vẩn là đưa lên HTV, Hà Nội Mới, An ninh Thủ đô ngay đấy. Nhá!..
(3 hình chụp nhân vật Lê Nin, Stalin tại Quảng trường Đỏ - Nga, do tác giả giaophuong, thành viên Diễn đàn Otofun.net thực hiện, hình còn lại, tìm qua google, trên mạng Internet)
--------------------------------------------------------------------------------------------------------
Nhân dịp này, cũng đề nghị các ngành chức năng của ta tặng lại các đồng chí Nga bài thơ của Tố Hữu, viết hình như dịp Stalin từ trần, bài thơ là à à à à:
Bữa trước mẹ cho con xem ảnh
Ông Stalin bên cạnh nhi đồng
Áo Ông trắng giữa mây hồng
Mắt Ông hiền hậu, miệng Ông mỉm cười
Stalin! Stalin!
Yêu biết mấy, nghe con tập nói
Tiếng đầu lòng con gọi Stalin!
Hôm qua loa gọi ngoài đồng
Tiếng loa xé ruột xé lòng biết bao
Làng trên xóm dưới xôn xao
Làm sao, Ông đã… làm sao, mất rồi!
Ông Stalin ơi, Ông Stalin ơi!
Hỡi ơi, Ông mất! đất trời có không?
Thương cha, thương mẹ, thương chồng
Thương mình thương một, thương Ông thương mười
Yêu con yêu nước yêu nòi
Yêu bao nhiêu lại yêu Người bấy nhiêu!
Ngày xưa khô héo quạnh hiu
Có người mới có ít nhiều vui tươi
Ngày xưa đói rách tơi bời
Có người mới có được nồi cơm no
Ngày xưa cùm kẹp dày vò
Có người mới có tự do tháng ngày
Ngày mai dân có ruộng cày
Ngày mai độc lập ơn này nhớ ai
Ơn này nhớ để hai vai
Một vai ơn Bác một vai ơn Người
Con còn bé dại con ơi
Mai sau con nhé trọn đời nhớ Ông!
Thương Ông mẹ nguyện trong lòng
Yêu làng, yêu nước, yêu chồng, yêu con
Ngay từ hồi bé, còn đi học Trường làng, cái bọn chíp hôi thò lò mũi xanh, quần rách lòi cả chim, hở hết mông chúng mình, đã phải gân cổ ê a cắm mặt vào sách giáo khoa, vừa gào như con vẹt vừa sụt sịt quệt nước mắt nước mũi, dưới tiếng "cộc cộc" từ cái thước to đùng của cô giáo, gõ xuống bàn, báo hiệu "bắt đầu đọc/ xuống hàng":
"Ông Lê Nin ở nước Nga
Mà em lại thấy rất là Việt Nam
Cũng vầng trán rộng thênh thang
Y như trán Bác mênh mang đất trời
Cũng đôi mắt đẹp sáng ngời
Y như mắt Bác đang cười với em Cũng yêu các cháu thiếu niên
Y như tình cảm thiêng liêng Bác Hồ.
Ông Lê nin ở nước Nga
Mà em lại thấy rất là Việt Nam".
Bài thơ này có tên là "Ông Lê Nin" và hình như là của Nhà thơ Trần Đăng Khoa. Đọc xong bài này, tụi mình phục luôn cả tác giả Trần Đăng Khoa, quá là... "thần đồng".
Đọc nhiều, nghe nhiều - càng phục, càng thần tượng nên mình không thích, và... ghét ai đó, cứ nói khác về "Ông Lê Nin của mình", ví như: "Lê Nin đang ở nước Nga/ Đánh đùng một cái ông ra nước ngoài/ Lê Nin đang ở nước ngoài/ Đánh đùng một cái ông nhoài về Nga"...
Hoặc nói chuyện Ông Lê Nin có tượng ở Hà Nội, đối diện Đại Sứ quán Trung Quốc (dạo này, cứ sáng Chủ nhật, chỗ Ông đứng, toàn được các chú Công an căng hàng rào, đuổi người tập thể dục vươn thở, mấy đôi lứa không có tiền vào nhà nghỉ, đành phải than thở mặn nồng ngoài ghế đá gốc cây.... để hết chỗ "tụ tập trái pháp luật, mang theo một số băng rôn, biểu ngữ và hô khẩu hiệu, gây huyên náo, mất trật tự công cộng" - Từ của Báo Hà Nội Mới), mình không đồng ý với cách viết: "Ông Lê Nin ở nước Nga/ Nhưng ông lại đứng vườn hoa nước mình/ Ông Lê Nin ở nước mình/ Nhưng ông lại đúng dân tình nước Nga"...
Viết thế là sai quan điểm, vớ vẩn cho đăng tên lên Báo Hà Nội Mới hoặc vồ như vồ ếch, tống lên xe BUS,đưa ra Mỹ Đình, bắt nhịn đói qua trưa, chết giờ...
Mình cũng rất phục Nguyên soái Stalin cũng ở bên Nga, lãnh đạo tài tình và đánh quân phát xít Đức rầm rầm. Chẳng thế mà trong "Tập thơ Việt Bắc, 1954" của nhà thơ Tố Hữu, sáng tác tháng 5/1953, có nguyên 1 bài thơ về Stalin với nhan đề "Đời đời nhớ ông" với câu thơ bất hủ: "Yêu biết mấy, nghe con tập nói/ Tiếng đầu lòng con gọi Stalin!"...
Thế nhưng hôm nay, xem câu chuyện của 1 người Việt bước chân đến nước Nga, chụp lại những hình ảnh Ông Lê Nin mặt buồn rười rượi, tay cầm cờ ngồi trên bậc đá với đầy đủ lễ phục, hoa đại lễ cài trên ngực áo, giữa Quảng Trường Đỏ lịch sử và được tác giả ghi rõ rành, rành mạch là: "Người ra Quảng trường đỏ, chụp ảnh với khách du lịch, kiếm chút tiền còm sống qua ngày, nhưng không có chân dài và ngực đẹp như PD Thái Lan nên Người cũng chẳng kiếm được bao nhiêu, lại còn bị cảnh sát đuổi"... Tự dưng thất vọng quá: Chả có lẽ bên nước bạn Nga, lại hành xử... ngố đến như vậy?..
Càng buồn khi xem hình Stalin ngồi dưới hầm với lời bình: "Nguyên soái Stalin cũng theo chân Lãnh tụ ra Quảng trường kiếm ăn, bị Cảnh sát đuổi, chạy tuốt vào đường xuống xe điện ngầm"...
Từ câu chuyện này, đề nghị các cơ quan chức năng của Việt Nam có ý kiến chính thức với các đồng chí Nga, phản đối việc đóng giả lãnh tụ, đi chụp ảnh với khách du lịch, lấy tiền và đứng ngồi bô nhếch, ảnh hưởng đến mỹ quan, trật tự công cộng và văn minh đô thị.
Nếu cần, có thể mời các đồng chí Nga sang học tập kinh nghiệm bảo vệ uy tín của Đảng - Chính phủ Việt Nam nói chung và bảo vệ uy tín, danh dự của cán bộ, lãnh đạo các cơ quan Đảng - Chính quyền - Đoàn thể nói riêng. Bất luận trong trường hợp nào, cũng phải gìn giữ như "con ngươi trong mắt mình"... Vớ va vớ vẩn là đưa lên HTV, Hà Nội Mới, An ninh Thủ đô ngay đấy. Nhá!..
(3 hình chụp nhân vật Lê Nin, Stalin tại Quảng trường Đỏ - Nga, do tác giả giaophuong, thành viên Diễn đàn Otofun.net thực hiện, hình còn lại, tìm qua google, trên mạng Internet)
--------------------------------------------------------------------------------------------------------
Nhân dịp này, cũng đề nghị các ngành chức năng của ta tặng lại các đồng chí Nga bài thơ của Tố Hữu, viết hình như dịp Stalin từ trần, bài thơ là à à à à:
ĐỜI ĐỜI NHỚ ÔNG
Bữa trước mẹ cho con xem ảnh
Ông Stalin bên cạnh nhi đồng
Áo Ông trắng giữa mây hồng
Mắt Ông hiền hậu, miệng Ông mỉm cười
Stalin! Stalin!
Yêu biết mấy, nghe con tập nói
Tiếng đầu lòng con gọi Stalin!
Hôm qua loa gọi ngoài đồng
Tiếng loa xé ruột xé lòng biết bao
Làng trên xóm dưới xôn xao
Làm sao, Ông đã… làm sao, mất rồi!
Ông Stalin ơi, Ông Stalin ơi!
Hỡi ơi, Ông mất! đất trời có không?
Thương cha, thương mẹ, thương chồng
Thương mình thương một, thương Ông thương mười
Yêu con yêu nước yêu nòi
Yêu bao nhiêu lại yêu Người bấy nhiêu!
Ngày xưa khô héo quạnh hiu
Có người mới có ít nhiều vui tươi
Ngày xưa đói rách tơi bời
Có người mới có được nồi cơm no
Ngày xưa cùm kẹp dày vò
Có người mới có tự do tháng ngày
Ngày mai dân có ruộng cày
Ngày mai độc lập ơn này nhớ ai
Ơn này nhớ để hai vai
Một vai ơn Bác một vai ơn Người
Con còn bé dại con ơi
Mai sau con nhé trọn đời nhớ Ông!
Thương Ông mẹ nguyện trong lòng
Yêu làng, yêu nước, yêu chồng, yêu con
Ông dù đã khuất không còn
Chân Ông còn mãi dấu son trên đường
Trên đường quê sáng tinh sương
Chân Ông còn mãi dấu son trên đường
Trên đường quê sáng tinh sương
Hôm nay nghi ngút khói hương xóm làng
Ngàn tay trắng những băng tang
Nối liền khúc ruột nhớ thương đời đời.
Ngàn tay trắng những băng tang
Nối liền khúc ruột nhớ thương đời đời.
(5-1953)
Phần nhận xét hiển thị trên trang
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét