Truyện ngắn của Hồng Giang
Nếu không có cuộc gặp tình cờ, có lẽ Sự sẽ phải day dứt, hối hận, cắn dứt lương tâm mình vì sự võ đoán, hấp tấp và khờ khạo của mình. Anh mới chỉ nghe một tai, nhìn một phía mà đã vội vã tham mưu, tham vấn chút nữa mang tội với lương tâm mình. Nghề văn, nghề báo không thể như mọi nghề khác, sai.. rồi làm lại. Nó buộc phải đúng đắn, chính xác ngay từ đầu. Rất có thể, không chỉ “bút sa, gà chết” mà còn nguy hại đến thanh danh, tính mạng, số phận con người.
Hồi bà ngoại Sự còn sống, Sự còn nhớ mãi câu cửa miệng của bà hay nói đến.. Chỉ là hai đứa trẻ chơi với nhau không thuận, tranh nhau một quả bóng làm bằng trái bưởi, rồi đánh nhau. Sự tức vu ngay cho đứa trẻ con hàng xóm vì tức nó cho bõ ghét, nói với bà: “Thằng ấy hôm nọ nó còn ăn cắp tiền của ông ngoại nhà mình để trong ngăn kéo bàn”! Như người khác ngoại đã nhảy dựng lên, vì “đồng tiền nó liền với ruột”. Nhưng ngoại vẫn bình tĩnh bảo anh: “Được rồi, để ngoại xem..Có thật nó lấy không đã, ngoại sẽ bảo nó. Dưng mà con đừng vì ghét nó bây giờ, nói oan cho nó, phải tội chết đấy, “lời nói đọi máu”, không phải chuyện đùa đâu”.
Ngoại mất từ lâu, câu nói này Sự vẫn ghi nhớ trong lòng.
Thời ngoại, người ta tin có trời đất, quỷ thần hai vai. Kẻ nào nói oan sai cho người khác, sau này gặpNam tào, Địa phủ sẽ bị tội rút lưỡi, bỏ vạc dầu. Nên người đời rất sợ tội vu oan, giá họa cho người khác. Dù là chưa ai thấy ông Nam tào, Địa phủ mặt mũi ra thế nào. Đời nọ nối tiếp đời kia, những chuyện như vậy ăn sâu vào nếp nghĩ con trẻ , vào tiềm thức của bao nhiêu lớp người. Cũng có thể vì những lẽ ấy, những chuyện độc ác, vô lương tâm, ăn gian nói dối ít hơn bây giờ. Con người nếu thiếu niềm tin, không biết sợ hãi trước việc làm sai trái, tất nhiên hậu quả thật không biết đâu mà lường..
Sự đang quay xe để về thì gặp ngay nhân vật của mình. Hai mẹ con cô gái trẻ vừa ở phòng hỏi cung của công an huyện Y. ra. Một cô gái chừng hai bốn hai nhăm tuổi. Cô đang cài lại khuy áo cho đứa con gái của cô độ sáu bảy tuổi. Hai mẹ con mồ hôi ra, tóc dính bết hai bên thái dương.
Mẹ bảo con gái:
- Đấy mẹ nói có đúng không? Có ai làm gì con đâu? Có nói có, không nói không. Có ai làm gì mình đâu mà phải sợ?
Đứa con không nói gì, vẻ mặt còn đang thảng thốt. Có lẽ đây là lần đầu tiên nó đến chỗ này. Công an, tòa án đâu phải chỗ chơi, nhất là đối với con người ta, khi còn trẻ.
Hồi bà ngoại Sự còn sống, Sự còn nhớ mãi câu cửa miệng của bà hay nói đến.. Chỉ là hai đứa trẻ chơi với nhau không thuận, tranh nhau một quả bóng làm bằng trái bưởi, rồi đánh nhau. Sự tức vu ngay cho đứa trẻ con hàng xóm vì tức nó cho bõ ghét, nói với bà: “Thằng ấy hôm nọ nó còn ăn cắp tiền của ông ngoại nhà mình để trong ngăn kéo bàn”! Như người khác ngoại đã nhảy dựng lên, vì “đồng tiền nó liền với ruột”. Nhưng ngoại vẫn bình tĩnh bảo anh: “Được rồi, để ngoại xem..Có thật nó lấy không đã, ngoại sẽ bảo nó. Dưng mà con đừng vì ghét nó bây giờ, nói oan cho nó, phải tội chết đấy, “lời nói đọi máu”, không phải chuyện đùa đâu”.
Ngoại mất từ lâu, câu nói này Sự vẫn ghi nhớ trong lòng.
Thời ngoại, người ta tin có trời đất, quỷ thần hai vai. Kẻ nào nói oan sai cho người khác, sau này gặp
Sự đang quay xe để về thì gặp ngay nhân vật của mình. Hai mẹ con cô gái trẻ vừa ở phòng hỏi cung của công an huyện Y. ra. Một cô gái chừng hai bốn hai nhăm tuổi. Cô đang cài lại khuy áo cho đứa con gái của cô độ sáu bảy tuổi. Hai mẹ con mồ hôi ra, tóc dính bết hai bên thái dương.
Mẹ bảo con gái:
- Đấy mẹ nói có đúng không? Có ai làm gì con đâu? Có nói có, không nói không. Có ai làm gì mình đâu mà phải sợ?
Đứa con không nói gì, vẻ mặt còn đang thảng thốt. Có lẽ đây là lần đầu tiên nó đến chỗ này. Công an, tòa án đâu phải chỗ chơi, nhất là đối với con người ta, khi còn trẻ.
Sự còn đang tò mò, băn khoăn chưa biết ra làm sao. Hai mẹ con cô ta anh mới gặp lần đầu. Họ có công việc gì mà lại đưa nhau đến chỗ này? Thấy cô gái lay hoay mãi không cài được mũ bảo hiểm cho con, Sự tiến lại. Cô chào anh lí nhí, chắc vì lúng túng không biết xưng hô thế nào. Sự cài giúp nút mũ cho con bé. Trong bụng vẫn đang thắc mắc đã xảy ra chuyện gì?
Nhưng trời nắng, cô gái vội chào rồi xin phép đi ngay. Có vài cái nhìn đứng ở thềm vấn cung như có vẻ khó hiểu ném về phía anh. Có lẽ vì sự ân cần của anh với cô gái vừa rồi. Có thể họ nghĩ anh thấy gái đẹp mà xán đến gần chăng? Nếu họ nghĩ như thế thật thì rất buồn cười.
Nhưng trời nắng, cô gái vội chào rồi xin phép đi ngay. Có vài cái nhìn đứng ở thềm vấn cung như có vẻ khó hiểu ném về phía anh. Có lẽ vì sự ân cần của anh với cô gái vừa rồi. Có thể họ nghĩ anh thấy gái đẹp mà xán đến gần chăng? Nếu họ nghĩ như thế thật thì rất buồn cười.
Sự chưa bao giờ có thói quen ấy. Nhất là ở những chỗ trước cửa công đường như thế này.
Thiên hạ ngày nay rất lạ. Nghĩ tốt về nhau, tốt về người khác, thường không bằng nghĩ sai, nghĩ xấu cho người.
Đúng là một sự mất thăng bằng, một sự lệch lạc, sai chuẩn đáng sợ. Nhưng mà thôi, miệng lưỡi và ý nghĩ thế gian chả nên để ý nhiều. Anh chỉ làm theo bản tính và thói quen của chính mình, đâu có như người ta nghĩ!
Đã định quay ra gặp ngay mụ to béo phốp pháp từng đến gặp, nhờ anh một việc cách đây mấy tháng.
Đã định quay ra gặp ngay mụ to béo phốp pháp từng đến gặp, nhờ anh một việc cách đây mấy tháng.
Phốp pháp mặt đỏ tưng bưng như vừa uống rượu. Ngày thường mặt bà ta cũng vẫn đỏ như thế, nhưng hôm nay có thể do nắng, càng đỏ hơn. Đôi mắt bà ta sáng quắc. Sự chưa thấy đàn bà nào ở tuổi ấy mắt lại sáng quắc như thế. Ánh mắt ấy đưa về phía mẹ con cô gái trẻ vừa bước ra:
- Chú cũng quen con này à?
- Con nào?
- Con vừa ra ấy. “Con yêu tình” hại đời con trai tôi ấy. Nó có nói gì với chú không?
- Em có biết con ấy là con nào đâu? Vừa mới gặp ở đây thì bác đến, đâu có chuyện trò gì. Sao bác lại hỏi thế?
- Nếu không phải, tôi xin lỗi chú nhá. Tôi cứ tưởng nó cũng nhờ chú xuống đây chạy tội cho nó. Nếu không phải thì thôi.
Sự bực.
- Chú cũng quen con này à?
- Con nào?
- Con vừa ra ấy. “Con yêu tình” hại đời con trai tôi ấy. Nó có nói gì với chú không?
- Em có biết con ấy là con nào đâu? Vừa mới gặp ở đây thì bác đến, đâu có chuyện trò gì. Sao bác lại hỏi thế?
- Nếu không phải, tôi xin lỗi chú nhá. Tôi cứ tưởng nó cũng nhờ chú xuống đây chạy tội cho nó. Nếu không phải thì thôi.
Sự bực.
Anh nói anh mới gặp mẹ con cô này lần đầu. Bà là đa nghi quá đấy, chả biết có họ hàng gì với “nhà Tào” không?. Phốp pháp cười, đánh trống lảng, mắt lấp lánh kiểu đàn bà đa tình, rồi bà ta kể câu chuyện vì sao bà và mẹ con cô gái sớm nay có mặt ở đây, công an huyện Y này. Ở tuổi ấy, mắt còn ánh lên như thế, hồi trẻ bà ấy lẳng, không phải thường.
**
Từ hôn, một việc ít xảy ra với người Tày. Ở bản Đồng Tương này lại càng ít. Người ta đã lấy nhau, ăn ở trọn đời, mãn kiếp. Đến khi đầu bạc, răng long, trời phật gọi, mới chịu xa nhau. Không có chuyện chiếu chưa kịp cũ, giường chưa phai véc ni đã đường ai người ấy đi.
Nhưng bây giờ thì khác. Hình như đang có “dịch” bỏ nhau thì phải. Con người với con người chẳng còn được như xưa, nhân duyên cũng đổi thay, không còn câu chuyện “sắt cầm muôn thủa”. Trên cái nền, cái tảng đang mỗi lúc chao đảo, rung lắc, mọi thứ đều khó ổn định, hài hòa thì phải.
Nhưng bây giờ thì khác. Hình như đang có “dịch” bỏ nhau thì phải. Con người với con người chẳng còn được như xưa, nhân duyên cũng đổi thay, không còn câu chuyện “sắt cầm muôn thủa”. Trên cái nền, cái tảng đang mỗi lúc chao đảo, rung lắc, mọi thứ đều khó ổn định, hài hòa thì phải.
Tự dưng vợ chồng ăn ở với nhau cả chục năm trời, một sáng có người trai thức dậy không thể tin được vào mắt mình. Vợ cài mảnh giấy vào cánh cửa dặn chồng ở nhà kiếm gạo nuôi con, không nói vì lý do gì..Đi biệt tích. Tệ hơn có chị không nói câu nào, lặng lẽ ra đi.
Ở nhà ăn khổ làm khổ, tất bật quanh năm, có người mách chỗ làm nhàn, ăn ngon lại được nhiều tiền, sung sướng, ai không ham? Người vào miền nam, người sang Trung Quốc kiếm việc làm. Có người không biết đi đâu? Nhiều trường hợp lắm. Người ở lại cặp thì ghen tuông, cặp dằn vặt nhau đến mức không thể chung giường, chung chăn.
Người bị kẻ giàu sang mê hoặc. Đệ đơn ra tòa. “Ông tòa” phải bảo cơ quan ông bây giờ giá tăng biên chế gấp đôi cũng không đáp ứng được công việc. Hồ sơ chất đầy trong các khoang tủ. Nhân viên tòa án bận rộn tối ngày, làm thêm cả ngoài giờ mà vẫn không kịp, án từ vẫn cứ phải gối vụ theo kiểu chuyên canh.
Sự nghĩ..các cơ sở sản xuất, công ty kinh doanh khác mà nhiều việc làm, bận rộn như thế này thì hay biết mấy? Sẽ có nhiều công ăn việc làm và không có người thất nghiệp.
Sự nghĩ..các cơ sở sản xuất, công ty kinh doanh khác mà nhiều việc làm, bận rộn như thế này thì hay biết mấy? Sẽ có nhiều công ăn việc làm và không có người thất nghiệp.
Mọi sự chẳng qua từ thiếu thốn, căng thẳng đời sống kinh tế mà ra.
Nhưng chuyện vợ chồng con bà phốp pháp này lại không phải thế. Nhà ấy không thiếu ăn. Kinh tế vào hàng khá giả ở bản Đồng Tương. Nửa năm trước bà cùng người con dâu với đứa cháu gái sự vừa gặp ở huyện CA còn thuê hẳn một chuyến xe bốn chỗ đi Nội Bài đón con trai về. Không chịu đi xe khách, dù đi xe khách rẻ hơn nhiều. Ấy là dịp bà muốn thể hiện ra ngoài một tí mà!
Thằng con tên là Triều này bà đã cho nó ra riêng. Từ hôm nó về, ngày đêm nhà nó khách khứa ra vào tấp nập. Ban đêm đèn điện sáng choang, ti vi, băng đài thay nhau nói không ngừng. Hát toàn những “bài ca đi cùng năm tháng”. Chó nhà nó, chó nhà hàng xóm sủa đến mỏi cả mõm, đến lúc chán không con nào sủa nữa. Nhà nó ở chỗ cao, ban đêm sáng đèn, cứ như “lâu đài hạnh phúc”.
Ai dà, là dân bản bảo thế. Ai đã biết “lâu đài” là thế nào đâu? Vợ đẹp con ngoan, tiền có, không hạnh phúc thì gọi là gì?
Hai vợ chồng mua hai cái xe tay ga, đời mới nhất, đang “hót”, mỗi đứa một chiếc. Chồng một đứa, vợ một đứa, chở con thăm hết lượt hai bên nội, ngoại. Dân bản nhìn mà phát thèm, mà ao ước, ngưỡng vô đối!
Hai vợ chồng mua hai cái xe tay ga, đời mới nhất, đang “hót”, mỗi đứa một chiếc. Chồng một đứa, vợ một đứa, chở con thăm hết lượt hai bên nội, ngoại. Dân bản nhìn mà phát thèm, mà ao ước, ngưỡng vô đối!
Bỗng chốc không hiểu cơn cớ làm sao? Một tối, thằng chồng ôm quần áo về nhà cha mẹ. Nó bảo vợ nó không cho vào nhà, tay ả cầm dao dọa chém nó. Bà béo không tin, bà sang tận nhà nó xem hư thực thế nào.
Đến nơi bà thấy cửa chốt bên trong. Con chó lai mọi khi thấy bà mừng quấn quýt, hôm nay nó dở chứng, sủa ông ổng. Thấy động, một bóng cao lớn, cởi trần, bà chỉ nhìn thấy cái đầu tóc quăn, không rõ mặt lẻn vội ra, theo cửa nách sau nhà chạy thục mạng.
À thì ra thế! Dâu ngoan của bà đã có bồ, có nhân tình, nhân ngãi, hắt hủi chồng, đuổi chồng ra khỏi nhà là như này đây?
Nhưng bấy lâu chồng nó xa nhà, đi cả mấy năm không về, có xảy ra sự vụ nào đâu? Tại sao bây giờ lại đổ đốn như thế chứ? Hay là trước đây nó cũng vụng trộm, kín đáo mà bà không biết, như thể ma ăn cỗ? Sao bây giờ nó lại dám ngang nhiên trắng trợn, ra mặt thế này nhỉ? Chuyện không còn nhỏ nữa rồi!
Cả thằng con bà nữa, nó vốn là thằng mạnh bạo, có phần nóng tính sao bây giờ lại nhũn như con chi chi để vợ tống ra khỏi nhà, rước trai về nhà mình trắng trợn như thế, chịu chết không dám ra lời? Có phải thằng ấy to con, giỏi võ hay vì gì, thằng Triều con bà mới phải chịu lép như thế? Ngày trước chỉ cần ai nói ngang với nó là hục hặc, sẵn sàng đánh nhau ngay. Sao bây giờ lại lặng lẽ rút lui, để chịu cắm sừng lên đầu? Không thể hiểu nổi!
Bà thoáng nhận nhận ra điều khác lạ ở con trai mà từ hôm nó về bà không để ý. Ừ đúng quả là có sự khác ở nó thật. Nom nó hiền hiền, bẽn lẽn như con gái mới làm dâu, không như hồi còn ở nhà. Bà cứ tưởng nó ra ngoài học được cách lịch sự nên mới thế, hóa ra không phải..Bà buồn, thương nó gọi nó là “thằng mặt buồn”.Sau rồi giận gọi nó là “thằng mặt ngu”. Không buồn, không ngu sao lại để con vợ lót lá dắt tay ra cửa, ôm trai như thế?
Đến nơi bà thấy cửa chốt bên trong. Con chó lai mọi khi thấy bà mừng quấn quýt, hôm nay nó dở chứng, sủa ông ổng. Thấy động, một bóng cao lớn, cởi trần, bà chỉ nhìn thấy cái đầu tóc quăn, không rõ mặt lẻn vội ra, theo cửa nách sau nhà chạy thục mạng.
À thì ra thế! Dâu ngoan của bà đã có bồ, có nhân tình, nhân ngãi, hắt hủi chồng, đuổi chồng ra khỏi nhà là như này đây?
Nhưng bấy lâu chồng nó xa nhà, đi cả mấy năm không về, có xảy ra sự vụ nào đâu? Tại sao bây giờ lại đổ đốn như thế chứ? Hay là trước đây nó cũng vụng trộm, kín đáo mà bà không biết, như thể ma ăn cỗ? Sao bây giờ nó lại dám ngang nhiên trắng trợn, ra mặt thế này nhỉ? Chuyện không còn nhỏ nữa rồi!
Cả thằng con bà nữa, nó vốn là thằng mạnh bạo, có phần nóng tính sao bây giờ lại nhũn như con chi chi để vợ tống ra khỏi nhà, rước trai về nhà mình trắng trợn như thế, chịu chết không dám ra lời? Có phải thằng ấy to con, giỏi võ hay vì gì, thằng Triều con bà mới phải chịu lép như thế? Ngày trước chỉ cần ai nói ngang với nó là hục hặc, sẵn sàng đánh nhau ngay. Sao bây giờ lại lặng lẽ rút lui, để chịu cắm sừng lên đầu? Không thể hiểu nổi!
Bà thoáng nhận nhận ra điều khác lạ ở con trai mà từ hôm nó về bà không để ý. Ừ đúng quả là có sự khác ở nó thật. Nom nó hiền hiền, bẽn lẽn như con gái mới làm dâu, không như hồi còn ở nhà. Bà cứ tưởng nó ra ngoài học được cách lịch sự nên mới thế, hóa ra không phải..Bà buồn, thương nó gọi nó là “thằng mặt buồn”.Sau rồi giận gọi nó là “thằng mặt ngu”. Không buồn, không ngu sao lại để con vợ lót lá dắt tay ra cửa, ôm trai như thế?
***
Thằng Triều như không biết giận là gì. Nó vẫn nhen nhen, cười cười. Không được ở nhà với vợ thì sang nhà bố mẹ. Ngày hai buổi lên rừng, bẫy chim. Rừng bây giờ chim đâu có nhiều? Còn sót đôi ba con chào mào, chích chòe, vài con bìm bịp.. Những giống chim xưa nay không được coi là có giá trị vì đã không đẹp, lại tiếng hót không hay. Thế mà “Chào mào lửa” tự nhiên lên ngôi. Người ở các nơi về đặt mua đắt còn hơn tôm tươi. Giống này nhỏ con hơn giống chào mào bình thường, đuôi dài, mỏ cực nhọn, đám lông bụng đỏ rực như lửa, hót liên tịch. Mỗi ngày Triều cũng bẫy được đôi ba con. Nếu bán chim mộc cho người ta cũng được cỡ hơn triệu bạc. Nhưng mà không, nó không bán. Bắt được con nào nó lấy chỉ đỏ buộc vào cổ chân rồi thả lên trời. Cái lưới bóng của nước người ta rất nhạy bắt chim. Nó tơ, mảnh như sợi tóc, xam xám mầu da trời. Tinh mắt như loài chim cũng chịu không nhận ra sự nguy hiểm đến an ninh tính mạng của mình. Rất nhiều con dính bẫy giăng. Thường là lưới giăng ngang giữa hai ngọn cây, hay khoảng trống giữa hai bụi lùm, nơi chào mào lửa hay đậu, véo von với nhau. Con này thả ra lúc sau lại thấy mắc vào lưới.. Triều lại cười ngơ ngẩn, buộc thêm sơi chỉ đỏ vào chân bên kia rồi lại thả..
Thằng anh nó bảo: “Thằng này ẩm IC hay IQ rồi hay sao ấy mẹ ạ!”. Bà béo cười méo cả mặt: “Ẩm gì thì ẩm, nó có làm sao mặc nó, tao phải làm cho ra nhẽ không để con khốn nó làm nhục đời trai con tao được”. Nhưng làm cách nào? Bà chưa nghĩ ra. Lại thấy bảo con cái Luyên đệ đơn ra tòa.
Bà đã định ngậm bồ hòn làm ngọt. Trước không phải, sau phải, để vợ chồng nó yên ổn, về lại với nhau, nuôi con.
Ai ngỡ ra cái sự này? Nhà bà đã không kiện thì thôi, nó lại đứng đầu đơn kiện con bà à? Rõ là con kiến đi kiện củ khoai! Kiện củ khoai thì bao giờ mới thắng kiện được? Vừa làm đĩ lại vừa la làng, có bảo gái đĩ già miệng cũng chẳng sai. Đã thế bà sẽ cho nó biết thế nào là chốn chúa lộn chồng. Bỏ con bà chỉ có ra tay không, đừng mong lấy được một hào, một hột của nhà bà!
Hồi nó mới quen nhau, thằng Triều dẫn về, bà đã không ưng í rồi. Nhìn cái nước da mai mái của nó, cặp môi tô son, cặp lông mày tô chì bà đã biết ngay nó là hạng người nào rồi! Nghe nói nó bị bán sang Tàu, làm nhà thổ bên đó, sau rồi trốn được về. Con bà chả biết ra làm sao lại quen được nó ngoài thành phố? Nó bảo nó làm thuê ngoài đó, nhưng chắc gì? Nhìn cung cách nói năng của nó là biết, bà không mù đâu. Nói thế nào thằng con không chịu nghe. Làng này thiếu gì con nhà hẳn hoi tử tế, môn đăng hộ đối? Thiếu gì đứa mặt hoa da phấn đẹp có kém gì con kia? Mà là cái đẹp tự nhiên, trong sáng do nắng gió của rừng núi phú cho. Nhất định là nó cho con bà ăn phải thứ gì rồi, nên nói thế nào cũng không được. Nhà nó ở huyện khác, xa cả trăm cây số, đi lại cưới xin vừa tốn kém, vừa vất vả gấp mấy lần lấy gái làng. Chắc nó không ngờ có ngày hôm nay!
Vụ án xử ly hôn kéo dài gần một năm. Con Luyên nghe bảo có người nhà là luật sư luật xiếc gì đó chạy vạy. Tòa định xử cho ly hôn, còn được chia đôi tài sản. Nó không muốn ở, bà không giữ. Nhưng mà đòi chia tài sản thì đừng có hòng. Dễ gì đồng tiền của nhà bà cho nó để nó nuôi trai? Con này từ ngày về có làm nên gì đâu? Toàn là tài sản có trước hôn nhân cơ mà, chia là chia thế nào?
Nhùng nhùng nhằng nhằng mãi, chưa đâu vào đâu.
Thằng anh nó bảo: “Thằng này ẩm IC hay IQ rồi hay sao ấy mẹ ạ!”. Bà béo cười méo cả mặt: “Ẩm gì thì ẩm, nó có làm sao mặc nó, tao phải làm cho ra nhẽ không để con khốn nó làm nhục đời trai con tao được”. Nhưng làm cách nào? Bà chưa nghĩ ra. Lại thấy bảo con cái Luyên đệ đơn ra tòa.
Bà đã định ngậm bồ hòn làm ngọt. Trước không phải, sau phải, để vợ chồng nó yên ổn, về lại với nhau, nuôi con.
Ai ngỡ ra cái sự này? Nhà bà đã không kiện thì thôi, nó lại đứng đầu đơn kiện con bà à? Rõ là con kiến đi kiện củ khoai! Kiện củ khoai thì bao giờ mới thắng kiện được? Vừa làm đĩ lại vừa la làng, có bảo gái đĩ già miệng cũng chẳng sai. Đã thế bà sẽ cho nó biết thế nào là chốn chúa lộn chồng. Bỏ con bà chỉ có ra tay không, đừng mong lấy được một hào, một hột của nhà bà!
Hồi nó mới quen nhau, thằng Triều dẫn về, bà đã không ưng í rồi. Nhìn cái nước da mai mái của nó, cặp môi tô son, cặp lông mày tô chì bà đã biết ngay nó là hạng người nào rồi! Nghe nói nó bị bán sang Tàu, làm nhà thổ bên đó, sau rồi trốn được về. Con bà chả biết ra làm sao lại quen được nó ngoài thành phố? Nó bảo nó làm thuê ngoài đó, nhưng chắc gì? Nhìn cung cách nói năng của nó là biết, bà không mù đâu. Nói thế nào thằng con không chịu nghe. Làng này thiếu gì con nhà hẳn hoi tử tế, môn đăng hộ đối? Thiếu gì đứa mặt hoa da phấn đẹp có kém gì con kia? Mà là cái đẹp tự nhiên, trong sáng do nắng gió của rừng núi phú cho. Nhất định là nó cho con bà ăn phải thứ gì rồi, nên nói thế nào cũng không được. Nhà nó ở huyện khác, xa cả trăm cây số, đi lại cưới xin vừa tốn kém, vừa vất vả gấp mấy lần lấy gái làng. Chắc nó không ngờ có ngày hôm nay!
Vụ án xử ly hôn kéo dài gần một năm. Con Luyên nghe bảo có người nhà là luật sư luật xiếc gì đó chạy vạy. Tòa định xử cho ly hôn, còn được chia đôi tài sản. Nó không muốn ở, bà không giữ. Nhưng mà đòi chia tài sản thì đừng có hòng. Dễ gì đồng tiền của nhà bà cho nó để nó nuôi trai? Con này từ ngày về có làm nên gì đâu? Toàn là tài sản có trước hôn nhân cơ mà, chia là chia thế nào?
Nhùng nhùng nhằng nhằng mãi, chưa đâu vào đâu.
Một buổi trưa, Sự đang ăn cơm thì bà béo đến. Bà nói anh giáo cứ ăn cơm đi, tôi đến nhờ tí việc.
Từ nhà bà đến đây cũng chừng chục cây số. Hồi Sự còn dạy học trên đó có biết gia đình bà. Một nhà chân chì, hạt bột, chăm chỉ làm ăn. Cả hai vợ chồng bà còn tham gia công tác ở xã một dạo. Oan khuất ra sao mà phải nhờ anh đơn từ, kiện tụng?
Bà kể chuyện vợ chồng con trai bà. Thằng Triều từng là học sinh cũ của Sự nên bà nói, anh nhận ra ngay. Bây giờ nó chạy xe đưa bà đến đây, cứ nhìn mấy bức tranh treo tường, dán mắt vào đấy chẳng nói chẳng rằng. Như thể câu chuyện bà phốp pháp đang kể chả liên quan gì đến nó.
Trường cấp hai ngày Sự còn ở đấy gần nhà bà. Anh không lạ bà là người nắm quyền bính trong gia đình. Ông chồng hiền hiền ngơ ngơ. Thỉnh thoảng cũng bát đĩa xô xoảng. Nghĩ bụng, lại là chuyện tranh giành quyền lực trong nhà, nam quyền hay nữ quyền đây, nhưng không phải. Nghe hết câu chuyện chính anh cũng phải ngạc nhiên và lấy làm phẫn nộ. Ừ thì nam nữ bình quyền, nhưng mà người vợ đối xử với chồng như vậy thì không còn trời đất gì! Anh bảo: “ Người như thế cũng không tiếc bác ạ. Nó chả muốn ở nhà mình thì cởi bỏ, cho nó đi. Đợi tòa gọi lúc nào thì mình hầu tòa, việc gì phải đơn từ?”
Bà nói:
- Đúng ra là thế. Nhưng tòa xử không công bằng tôi mới phải nhờ đến chú.
Rồi anh làm đơn nội dung như lời bà ta kể. Ngoài tài sản chung ra, Luyên còn vay nợ một khoản tiền kha khá, cùng mấy chỉ vàng thời gian chồng cô ta đi làm thuê xứ người.
Tòa gọi lên, gọi xuống đến mười mấy lần xử chưa xong.
Từ nhà bà đến đây cũng chừng chục cây số. Hồi Sự còn dạy học trên đó có biết gia đình bà. Một nhà chân chì, hạt bột, chăm chỉ làm ăn. Cả hai vợ chồng bà còn tham gia công tác ở xã một dạo. Oan khuất ra sao mà phải nhờ anh đơn từ, kiện tụng?
Bà kể chuyện vợ chồng con trai bà. Thằng Triều từng là học sinh cũ của Sự nên bà nói, anh nhận ra ngay. Bây giờ nó chạy xe đưa bà đến đây, cứ nhìn mấy bức tranh treo tường, dán mắt vào đấy chẳng nói chẳng rằng. Như thể câu chuyện bà phốp pháp đang kể chả liên quan gì đến nó.
Trường cấp hai ngày Sự còn ở đấy gần nhà bà. Anh không lạ bà là người nắm quyền bính trong gia đình. Ông chồng hiền hiền ngơ ngơ. Thỉnh thoảng cũng bát đĩa xô xoảng. Nghĩ bụng, lại là chuyện tranh giành quyền lực trong nhà, nam quyền hay nữ quyền đây, nhưng không phải. Nghe hết câu chuyện chính anh cũng phải ngạc nhiên và lấy làm phẫn nộ. Ừ thì nam nữ bình quyền, nhưng mà người vợ đối xử với chồng như vậy thì không còn trời đất gì! Anh bảo: “ Người như thế cũng không tiếc bác ạ. Nó chả muốn ở nhà mình thì cởi bỏ, cho nó đi. Đợi tòa gọi lúc nào thì mình hầu tòa, việc gì phải đơn từ?”
Bà nói:
- Đúng ra là thế. Nhưng tòa xử không công bằng tôi mới phải nhờ đến chú.
Rồi anh làm đơn nội dung như lời bà ta kể. Ngoài tài sản chung ra, Luyên còn vay nợ một khoản tiền kha khá, cùng mấy chỉ vàng thời gian chồng cô ta đi làm thuê xứ người.
Tòa gọi lên, gọi xuống đến mười mấy lần xử chưa xong.
****
Đúng là muôn ngả tình đời. Bảo tốt rằng “tốt”, bảo xấu, bảo sai cũng được cả. Chung quy là chuyện người ta muốn nó như thế nào? Cái tập quán cổ lỗ “chín bỏ làm mười”, thiếu minh bạch cộng với sự yếu kém, nhiều kẽ hở của luật lệ, nhiều khi việc đang “như thế này”, lại “ra thế khác”.
Chỉ là hai thằng tuổi teen ganh nhau đường, không ai chịu ai, lên đến đỉnh đèo choang nhau. Một thằng vơ hòn đá, một đứa rút con dao cùn ở trong cốp xe. ( Là thói học đòi theo gương “Em anh Luyện” được phê phán trên tivi, chúng muốn làm ngược lại. Các vị làm chương trình câu khách, vô tình phản tác dụng, sai mục đích, nên chúng chả học điều khuyên bảo, học ngay cái lạ lẫm, khác thường, hết sức nguy hiểm này). Báo chí cái gì mà lúc nào cũng đưa tin: Cướp, giết, kinh khủng, kinh hoàng?
Bây giờ thì một đứa xây xát nhẹ, một đứa bị hai nhát chém qua quýt ngoài da. Việc xảy ra ban tối, vào trước ngày “Xá tội vong nhân”. Có nơi gọi là tết “Vu lan” báo hiếu. Người đi đường gọi điện thoại cho CA. Xã, huyện đến rần rần. Không may cho đứa cầm dao dọa người. ( Nếu nó chém thật đã xảy ra án mạng!). Nó từng có lần “chửi người thi hành công vụ”. Anh ta giận, nâng tầm quan trọng vụ va chạm này thành án tích: “ Chặn đường cướp, cố ý hành hung người”. Đứa bị chém được đưa vào trạm. Đứa chém bấy giờ mới giật mình vì chuyện không ngờ lại thành quá to. Nửa đêm khăn gói chạy, lên xe tuốt vào Đắc Nông, gần biên giới CamPuchia.
Đang tháng củ mật, gần ngày Quốc khánh, an ninh được xiết chặt, không thể có sơ hở. Vụ việc một đồn mười, mười đồn trăm, cả bên bị hại lẫn bên hại người lo sốt vó. Người ta lại tìm đến Sự. Có tí chữ nghĩa, ở “Trấn” này ấy không ra người ta cũng nhờ, chối không được. Việc bà béo chưa xong lại đến việc này. Sự cũng biết đây là chuyện không hay, không an toàn. Nhiều anh viết hộ dân oan đơn, thư mang vạ vào mình. Nhưng từ chối thì không đành. “Cái nồi nó lôi cái rế, cái rế nó bế cái vung”. Tình cảm nhà quê, lại là nhà quê miền núi rất là phức tạp. Không đặng đừng. Lại phải giúp!
Theo anh, lý gì, luật gì cũng không thể bỏ qua hòa hiếu, nhu thuận. Không gì bằng giải hòa đôi bên. Cả hai nhà đều nghe, bên có ông quý tử chém người bồi thường chút đỉnh. Cái người muốn làm lớn chuyện chẳng còn cớ gì để hành nữa. Anh ta im, làm biên bản cho Hòa giải đôi bên, phạt đôi trăm vi phạm hành chính. Vậy là việc bé, không xé ra to.
Việc xong, lão Vàng Nụ như được thoát tội chết, vớ được vàng vì lo được việc cho con tai qua nạn khỏi. Lão bảo Sự:
- Tớ chẳng có nhiều, “đấy” cầm tạm đôi triệu gọi là thuốc nước. Đáng ra phải hơn. Đằng ấy cũng biết tớ thương binh mà.. Lại còn thằng con tâm thần ảnh hưởng da cam..Một chút gọi là cảm ơn
Sự nghiêm mặt:
- Bác định trả công thuê tôi đấy à? Muốn sòng phẳng phải không? Mà sòng phẳng đâu còn nghĩa tình trước nay của tôi với bác?
- Đâu phải thế. Tớ biết, không có “đằng ấy”, vụ này tớ mất tiền trăm là cái chắc, mà tù thì thằng cu vẫn ngồi bóc lịch. Một tý thế này bõ bẽn gì với công của “đằng ấy”!
- Nhà còn ối việc phải lo. Cứ cất đi để lo cho các cháu. Tôi chưa phải giàu có gì để chê tiền. Nhưng đây là tiền xương máu, tôi cầm còn mặt mũi nào để nhìn ngó mọi người? Chả hóa ra tôi lợi dụng đục nước thả câu sao?
- Vậy chiều nay tớ mời đằng ấy chén rượu, gọi là cảm ơn có được không?
- Lại mời “ăn khoán” phải không? Làng mình làm gì còn có cô Mầu nào để ăn vạ? Tư duy của các bác thế, chả trách vẫn có người làm khó là phải. Cứ trách tham quan, nhũng nhiễu.. Nhưng thực ra, lỗi có phần cũng ở dân mình. Hiền quá, dân trí thấp quá.. Nói qua để rút kinh nghiệm thế thôi, còn rượu thì để khi khác, khi nào thằng cu cưới vợ, tôi uống mừng cả thể.
Vàng Nụ gãi đầu, lục cục bước đi. Được một đoạn quay lại, gọi giật:
- À này, cái môn thuốc “đằng ấy” nhờ hôm trước, tớ lấy được rồi đấy. Lù xù công việc suýt quên mất. Chiều nay đến đi, tớ đưa!
Là thuốcNam chữa vô sinh, yếu cái khoản “Ta” của một người bạn.
Nghe thế, Sự gật đầu..
Chỉ là hai thằng tuổi teen ganh nhau đường, không ai chịu ai, lên đến đỉnh đèo choang nhau. Một thằng vơ hòn đá, một đứa rút con dao cùn ở trong cốp xe. ( Là thói học đòi theo gương “Em anh Luyện” được phê phán trên tivi, chúng muốn làm ngược lại. Các vị làm chương trình câu khách, vô tình phản tác dụng, sai mục đích, nên chúng chả học điều khuyên bảo, học ngay cái lạ lẫm, khác thường, hết sức nguy hiểm này). Báo chí cái gì mà lúc nào cũng đưa tin: Cướp, giết, kinh khủng, kinh hoàng?
Bây giờ thì một đứa xây xát nhẹ, một đứa bị hai nhát chém qua quýt ngoài da. Việc xảy ra ban tối, vào trước ngày “Xá tội vong nhân”. Có nơi gọi là tết “Vu lan” báo hiếu. Người đi đường gọi điện thoại cho CA. Xã, huyện đến rần rần. Không may cho đứa cầm dao dọa người. ( Nếu nó chém thật đã xảy ra án mạng!). Nó từng có lần “chửi người thi hành công vụ”. Anh ta giận, nâng tầm quan trọng vụ va chạm này thành án tích: “ Chặn đường cướp, cố ý hành hung người”. Đứa bị chém được đưa vào trạm. Đứa chém bấy giờ mới giật mình vì chuyện không ngờ lại thành quá to. Nửa đêm khăn gói chạy, lên xe tuốt vào Đắc Nông, gần biên giới CamPuchia.
Đang tháng củ mật, gần ngày Quốc khánh, an ninh được xiết chặt, không thể có sơ hở. Vụ việc một đồn mười, mười đồn trăm, cả bên bị hại lẫn bên hại người lo sốt vó. Người ta lại tìm đến Sự. Có tí chữ nghĩa, ở “Trấn” này ấy không ra người ta cũng nhờ, chối không được. Việc bà béo chưa xong lại đến việc này. Sự cũng biết đây là chuyện không hay, không an toàn. Nhiều anh viết hộ dân oan đơn, thư mang vạ vào mình. Nhưng từ chối thì không đành. “Cái nồi nó lôi cái rế, cái rế nó bế cái vung”. Tình cảm nhà quê, lại là nhà quê miền núi rất là phức tạp. Không đặng đừng. Lại phải giúp!
Theo anh, lý gì, luật gì cũng không thể bỏ qua hòa hiếu, nhu thuận. Không gì bằng giải hòa đôi bên. Cả hai nhà đều nghe, bên có ông quý tử chém người bồi thường chút đỉnh. Cái người muốn làm lớn chuyện chẳng còn cớ gì để hành nữa. Anh ta im, làm biên bản cho Hòa giải đôi bên, phạt đôi trăm vi phạm hành chính. Vậy là việc bé, không xé ra to.
Việc xong, lão Vàng Nụ như được thoát tội chết, vớ được vàng vì lo được việc cho con tai qua nạn khỏi. Lão bảo Sự:
- Tớ chẳng có nhiều, “đấy” cầm tạm đôi triệu gọi là thuốc nước. Đáng ra phải hơn. Đằng ấy cũng biết tớ thương binh mà.. Lại còn thằng con tâm thần ảnh hưởng da cam..Một chút gọi là cảm ơn
Sự nghiêm mặt:
- Bác định trả công thuê tôi đấy à? Muốn sòng phẳng phải không? Mà sòng phẳng đâu còn nghĩa tình trước nay của tôi với bác?
- Đâu phải thế. Tớ biết, không có “đằng ấy”, vụ này tớ mất tiền trăm là cái chắc, mà tù thì thằng cu vẫn ngồi bóc lịch. Một tý thế này bõ bẽn gì với công của “đằng ấy”!
- Nhà còn ối việc phải lo. Cứ cất đi để lo cho các cháu. Tôi chưa phải giàu có gì để chê tiền. Nhưng đây là tiền xương máu, tôi cầm còn mặt mũi nào để nhìn ngó mọi người? Chả hóa ra tôi lợi dụng đục nước thả câu sao?
- Vậy chiều nay tớ mời đằng ấy chén rượu, gọi là cảm ơn có được không?
- Lại mời “ăn khoán” phải không? Làng mình làm gì còn có cô Mầu nào để ăn vạ? Tư duy của các bác thế, chả trách vẫn có người làm khó là phải. Cứ trách tham quan, nhũng nhiễu.. Nhưng thực ra, lỗi có phần cũng ở dân mình. Hiền quá, dân trí thấp quá.. Nói qua để rút kinh nghiệm thế thôi, còn rượu thì để khi khác, khi nào thằng cu cưới vợ, tôi uống mừng cả thể.
Vàng Nụ gãi đầu, lục cục bước đi. Được một đoạn quay lại, gọi giật:
- À này, cái môn thuốc “đằng ấy” nhờ hôm trước, tớ lấy được rồi đấy. Lù xù công việc suýt quên mất. Chiều nay đến đi, tớ đưa!
Là thuốc
Nghe thế, Sự gật đầu..
*****
Có những việc ở đời nhìn bề ngoài như chả dính, liên hệ gì với nhau cả. Kỳ thực đều có mối liên hệ vô hình nào đó mà ban đầu ta thấy nó rời rạc, lẻ tẻ mỗi thứ mỗi nơi. Nếu không có cuộc rượu ở nhà Vàng Nụ, Sự sẽ mắc phải sai lầm đáng tiếc. Lại cố vấn, cố véo, đơn từ hộ mẹ con thằng Triều mà trong bụng vẫn nghĩ mình đang làm một việc chính đáng. Một đứa dâm tiện, cấu kết với vài kẻ biến thái, thoái hóa đổi trắng thay đen. Sự ngỡ mình đang vì lẽ phải và lương tâm con người mà hành động. Dù cho việc làm này là bất vụ lợi, không đòi hỏi gì ở mẹ con bà ta.
Ngà ngà, Vàng Nụ mới nói:
- Đằng ấy giúp mẹ con bà Triều đến đâu rồi?
- Có giúp được gì đâu? Chỉ là viết hộ lá đơn thôi mà!
Vàng Nụ ngật ngừ, lúc sau mới nói:
- Bà ấy là chị dâu nhà này. Là người tốt, nhưng không phải người tốt thì việc gì cũng tốt cả. Đòi hỏi quá đáng quá, ai người ta giải quyết. Chẳng qua thằng con trai không nói rõ với mẹ nên bà ta chưa biết đấy thôi.
- Có việc gì mà mẹ con lại không nói được với nhau?
Vàng Nụ cười, đắn đo mãi mới nói:
- Từ hồi đi Mã Lai về “súng”, “pháo” của thằng đấy đâu có dùng được nữa? Con vợ trẻ đẹp hơ hơ thế kia, nó làm sao chịu nổi? Nó phải theo thằng khác thôi. Bao năm đợi chờ, về mang được tý tiền, cái khoản kia lại hỏng, thế có tiếc không chứ?
Sự Thắc mắc:
- Nó đã từng có hai đứa con, chắc không phải chứ?
- Thì vẫn. Trước ngày có làm sao? Tất cả tại cái thằng chủ bên Mã đó. Nó cho công nhân uống rượu thuốc ngâm với cao Trăn. Anh nào anh ấy khỏe, làm hùng hục, ngày cả mười tiếng không biết mệt, đêm về lăn ra ngủ. Không nghĩ giời đất gì hết. Cấm có anh nào bỏ trốn ra ngoài. Cái thứ cao trăn “định tính” đến là hay. Phải công nhận cái thằng nghĩ ra mẹo này cao thủ. Đằng ấy thấy có ghê không?
Sự hỏi vì sao mà biết?
- À có gì đâu, cũng nhờ cái ngón thuốcNam này. Thằng cháu mình nó mới nói thực mình. Nó còn dặn đừng nói gì với ai về chuyện này. Chỉ ngấm ngầm nhờ mình lấy thuốc cho nó.
- Bác cũng bó tay luôn à?
- Không phải, bình thường “yếu” cái khoản ấy, lấy thuốc không khó. Tớ ngờ rằng cái thằng NaiJbo ông chủ của nó còn có thứ gì đó nên thuốc không tác dụng..Ồi dào cũng là cái số chúng phải bỏ nhau.. Có hai đứa con rồi, không có cái đó, có chết ai đâu?
Sự không nói. Anh nghĩ việc đời đâu có đơn giản thế? Có khi còn điều gì ẩn giấu bên trong? Tốt nhất trong chuyện này, chưa hiểu đến đầu đến đũa, mình không tham gia vào. Tại anh? Tại ả? Biết tại ai? Không khéo vô tình mình thiếu tôn trọng sự thật, mắc chứng thiên vị, oan sai cho người. Bút sa gà chết, có khi chẳng phải gươm đao. Lưỡi người, lưỡi bút có lúc sắc hơn lưỡi dao là vậy. Nhất là khi luật lý còn nhiều chỗ lỏng lẻo, mơ hồ, hiểu thế nào cũng được. Một cô gái trẻ sống ở nơi như thế này hiểu biết, lý lẽ được bao nhiêu? Không khéo vô tình mình tiếp tay cho việc ác, dù cho mẹ thằng Triều trước đây tốt đẹp, nhân nghĩa như thế nào.
Vì thương con, vì cay cú, người mẹ rất có thể làm mọi việc, có khi sai lầm. Lẽ nào anh vội đồng tình?
Anh cũng không phải ông tòa. Việc của ông, ông ấy lo. Mình đâu có rỗi nghề dính vào việc vớ vẩn mệt người.
Muôn ngả tình đời, lời nói đọi máu. Không thể sơ sẩy, vội vàng.
Mẹ thằng Triều gọi điện đến, hỏi đang ở đâu? Lần đầu tiên của tháng này, Sự nói dối:
- Tôi đang ở Hà Nội!
Ngà ngà, Vàng Nụ mới nói:
- Đằng ấy giúp mẹ con bà Triều đến đâu rồi?
- Có giúp được gì đâu? Chỉ là viết hộ lá đơn thôi mà!
Vàng Nụ ngật ngừ, lúc sau mới nói:
- Bà ấy là chị dâu nhà này. Là người tốt, nhưng không phải người tốt thì việc gì cũng tốt cả. Đòi hỏi quá đáng quá, ai người ta giải quyết. Chẳng qua thằng con trai không nói rõ với mẹ nên bà ta chưa biết đấy thôi.
- Có việc gì mà mẹ con lại không nói được với nhau?
Vàng Nụ cười, đắn đo mãi mới nói:
- Từ hồi đi Mã Lai về “súng”, “pháo” của thằng đấy đâu có dùng được nữa? Con vợ trẻ đẹp hơ hơ thế kia, nó làm sao chịu nổi? Nó phải theo thằng khác thôi. Bao năm đợi chờ, về mang được tý tiền, cái khoản kia lại hỏng, thế có tiếc không chứ?
Sự Thắc mắc:
- Nó đã từng có hai đứa con, chắc không phải chứ?
- Thì vẫn. Trước ngày có làm sao? Tất cả tại cái thằng chủ bên Mã đó. Nó cho công nhân uống rượu thuốc ngâm với cao Trăn. Anh nào anh ấy khỏe, làm hùng hục, ngày cả mười tiếng không biết mệt, đêm về lăn ra ngủ. Không nghĩ giời đất gì hết. Cấm có anh nào bỏ trốn ra ngoài. Cái thứ cao trăn “định tính” đến là hay. Phải công nhận cái thằng nghĩ ra mẹo này cao thủ. Đằng ấy thấy có ghê không?
Sự hỏi vì sao mà biết?
- À có gì đâu, cũng nhờ cái ngón thuốc
- Bác cũng bó tay luôn à?
- Không phải, bình thường “yếu” cái khoản ấy, lấy thuốc không khó. Tớ ngờ rằng cái thằng NaiJbo ông chủ của nó còn có thứ gì đó nên thuốc không tác dụng..Ồi dào cũng là cái số chúng phải bỏ nhau.. Có hai đứa con rồi, không có cái đó, có chết ai đâu?
Sự không nói. Anh nghĩ việc đời đâu có đơn giản thế? Có khi còn điều gì ẩn giấu bên trong? Tốt nhất trong chuyện này, chưa hiểu đến đầu đến đũa, mình không tham gia vào. Tại anh? Tại ả? Biết tại ai? Không khéo vô tình mình thiếu tôn trọng sự thật, mắc chứng thiên vị, oan sai cho người. Bút sa gà chết, có khi chẳng phải gươm đao. Lưỡi người, lưỡi bút có lúc sắc hơn lưỡi dao là vậy. Nhất là khi luật lý còn nhiều chỗ lỏng lẻo, mơ hồ, hiểu thế nào cũng được. Một cô gái trẻ sống ở nơi như thế này hiểu biết, lý lẽ được bao nhiêu? Không khéo vô tình mình tiếp tay cho việc ác, dù cho mẹ thằng Triều trước đây tốt đẹp, nhân nghĩa như thế nào.
Vì thương con, vì cay cú, người mẹ rất có thể làm mọi việc, có khi sai lầm. Lẽ nào anh vội đồng tình?
Anh cũng không phải ông tòa. Việc của ông, ông ấy lo. Mình đâu có rỗi nghề dính vào việc vớ vẩn mệt người.
Muôn ngả tình đời, lời nói đọi máu. Không thể sơ sẩy, vội vàng.
Mẹ thằng Triều gọi điện đến, hỏi đang ở đâu? Lần đầu tiên của tháng này, Sự nói dối:
- Tôi đang ở Hà Nội!
Kỳ thực, anh chỉ cách nhà bà hơn trăm mét. Ở đây , dưới ánh trăng cũng nhìn thấy ngôi nhà bà trăng trắng, cao cao, có gian máy xát đèn sáng, ngay bên đường.
Không biết có việc gì có vẻ đông, thấp thoáng bóng người?
Không biết có việc gì có vẻ đông, thấp thoáng bóng người?
============
Phần nhận xét hiển thị trên trang
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét