Kho giống má trên cánh đồng chữ nghĩa!

Thứ Tư, 12 tháng 8, 2015

Rung đùi hơi bị sớm!

Campuchia “lo ngay ngáy” trước FTA Việt Nam – EU
THẢO MAI BizLIVE - Nhiều nhà phân tích tại Campuchia đã bày tỏ lo ngại về sức cạnh tranh của hàng hóa nội địa tại thị trường châu Âu sau khi hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam và EU đạt tiến triển.
EU là thị trường lớn nhất của hàng dệt may Campuchia. Ảnh: Newyorktimes
Tờ Khmer Times đưa tin ghi nhận sau hai năm rưỡi đàm phán, Việt Nam và Liên minh châu Âu (EU) đã thống nhất về mặt nguyên tắc đối với thỏa thuận thương mại tự do. Bước tiến này sẽ dỡ bỏ nhiều rào cản về thuế và hạn ngạch đối với dòng hàng hóa luân chuyển giữa hai khu vực.

Ủy ban châu Âu cho biết Việt Nam là bạn hàng quan trọng thứ tư của EU tại ASEAN kể từ năm 2013. Năm 2014, Việt Nam xuất khẩu tới 24 tỷ USD giá trị hàng hóa vào EU.

Trên thực tế, Campuchia cũng là nước được hưởng chính sách ưu đãi thuế xuất 0% đối với mọi mặt hàng vào EU theo thỏa thuận hai bên, chỉ trừ vũ khí.

Nếu Việt Nam cũng được hưởng ưu đãi tương tự, các nhà nhập khẩu EU sẽ chuyển hướng sang làm ăn với Việt Nam, một số chuyên gia kinh tế tại Campuchia nhận xét.

“Đây là vấn đề đáng lo ngại đối với Campuchia, nhưng chúng ta buộc phải đối diện với thực tế và tìm cách xoay xở”, ông Mey Kalyan, cố vấn cấp cao của Hội đồng kinh tế quốc gia tối cao, thừa nhận.

Theo ông, Campuchia sẽ phải nâng cao sản lượng, giảm chi phí sản xuất và cải thiện chuỗi giá trị. Cùng lúc, nước này sẽ phải tính đến đa dạng hóa thị trường xuất khẩu.

Thêm vào đó, đồng euro mất giá gây bất lợi cho hàng hóa đến từ một nền kinh tế được “dollar hóa” như Campuchia, đây cũng là một lý do để nước này tìm cách thoát li lệ thuộc vào thị trường EU, ông Kalyan cho hay.

Thêm một đối thủ xuất khẩu gạo

Campuchia là một nước xuất khẩu gạo. Trong 7 tháng đầu năm 2015, quốc gia này xuất đi hơn 312.000 tấn gạo, tăng 53% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong đó, các nước châu Âu tiêu thụ tới 62% gạo xuất khẩu của Campuchia.



Người nông dân trồng lúa tại Campuchia phải đối mặt với nhiều chi phí sản xuất cao như: Phân bón, điện, nước...

Gạo của Việt Nam cực kỳ rẻ so với gạo của Campuchia. Nếu có thêm một đối thủ đáng gờm nhất châu Á như họ, thị phần của chúng ta sẽ bị ảnh hưởng. Lợi nhuận cận biên cũng không còn lại là bao”, ông Song Saran, CEO công ty Amru Rice, một trong những doanh nghiệp xuất khẩu gạo lớn nhất của Campuchia, cho biết.

Mặc dù sở hữu thời tiết lý tưởng để trồng lúa, Campuchia cũng có những bất lợi riêng như giá phân bón cao, giá điện đắt đỏ gây khó khăn cho quá trình thu hoạch, chế biến. Chưa kể chi phí vận tải cao rút mòn lợi nhuận từ hạt gạo của người nông dân.

Ngành dệt may cũng gặp khó

Theo số liệu của Tổ chức lao động quốc tế, EU là thị trường lớn nhất của hàng dệt may Campuchia, trong bối cảnh kim ngạch xuất khẩu vào Mỹ đang co bóp.

Khi Việt Nam trỗi dậy như một đối thủ cạnh tranh, áp lực đè lên làn sóng đòi tăng lương tối thiểu trong ngành càng cao.

“Năng suất của Campuchia không thể bì với Việt Nam. Nếu không có hạn ngạch, chắc chắn các thương hiệu sẽ tràn vào đây”, ông Mickey Lam, lãnh đạo Hiệp hội sản xuất dệt may Campuchia, cảnh báo.

Lương tối thiểu của Việt Nam xấp xỉ bằng với Campuchia tại 100 – 145USD/tháng, tùy vùng miền. Tuy nhiên, ông William Conklin, giám đốc chi nhánh tại Campuchia của Trung tâm bảo vệ quyền lợi người lao động Solidarity Center, lưu ý con số này không phản ánh đúng thực tế. Một bộ phận lớn người lao động tại Việt Nam hưởng lương cao hơn lương tối thiểu.

Lao động Việt Nam cũng được đào tạo tốt hơn lao động tại Campuchia, từ đó nâng cao sản lượng, ông Lam chỉ ra. Ông không kỳ vọng nhiều vào việc chính phủ rót tiền để đào tạo nhân công, các công ty thì càng dè xẻn trong việc rút hầu bao.

“Nhiều khi công ty vừa đào tạo xong nhân công ngày hôm trước, khi ngày hôm sau anh ta đã bỏ đi làm ở chỗ khác”, ông nói.

THẢO MAI
http://bizlive.vn/the-gioi/campuchia-lo-ngay-ngay-truoc-fta-viet-nam-eu-1203928.html

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Không có nhận xét nào: