Kho giống má trên cánh đồng chữ nghĩa!

Chủ Nhật, 9 tháng 8, 2015

Cơ ngơi bề thế “đáng nghi” của “quan tỉnh nghèo” Hà Giang

Theo Kinh Tế Nông Thôn -

Hà Giang lâu nay luôn được coi là một tỉnh nghèo vùng phên dậu của Tổ quốc. Bằng sự quan tâm của Chính phủ, Bộ ban ngành nhưng sau rất nhiều năm phấn đấu, tỷ lệ hộ nghèo ở đây vẫn còn trên 50%.


Dân nghèo, nhà dột, nhà tạm bấy lâu nay vốn là thực trạng của Hà Giang. Nhà nước cũng đã phải có nhiều chính sách về hỗ trợ xóa nhà tranh tre, nứa, lá cho người dân. Nhưng đối nghịch lại tình cảnh này lại là sự hiện hữu của những ngôi nhà sàn “khủng”, phần lớn làm bằng gỗ “tứ thiết” của các lãnh đạo tỉnh.

Chúng tôi xin “điểm mặt” một số ngôi nhà “bề thế” này:


Ngôi nhà “khủng” bắt mắt và có tiếng nhất hiện nay ở Hà Giang, đầu tiên phải nhắc đến nhà của Chủ tịch UBND tỉnh Hà Giang Đàm Văn Bông. Hiện ngôi nhà sàn này đang “nằm” tại thôn Cao Bành, xã Phương Thiện (TP. Hà Giang). Đây là nơi ông Bông vẫn thường xuyên đi về trong ngày. Vật liệu làm ngôi nhà này chủ yếu là gỗ trai, gỗ nghiến, một trong những gỗ nằm trong nhóm 2B nghiêm cấm khai thác, vận chuyển và được bảo tồn nghiêm ngặt theo quy định của Chính phủ.
 Nhà của Chủ tịch UBND tỉnh Hà Giang Đàm Văn Bông

“Ngang ngửa” với nhà Chủ tịch UBND tỉnh Đàm Văn Bông là ngôi nhà của Phó Bí thư Thường trực, Chủ tịch Hội đồng Nhân dân tỉnh Vương Mí Vàng. Nằm trên đường đi 4 huyện nghèo, thuộc diện 30a là Đồng Văn, Quản Bạ, Yên Minh, Mèo Vạc, ngôi nhà “tọa” tại địa bàn Tổ 8, phường Quang Trung, Thành phố Hà Giang. Theo người dân, muốn có ngôi nhà này phải có tiền tỷ, chưa kể các trang thiết bị đi cùng. Ngôi nhà này độc đắc bởi nó chỉ làm bằng… một loại gỗ: Gỗ nghiến!
 Ngôi nhà của Phó Bí thư Thường trực, Chủ tịch HĐND tỉnh Vương Mí Vàng.

Ngoài 2 ngôi nhà sàn nổi tiếng của 2 quan chức này, ngôi nhà sàn của ông Giám đốc Sở Nội vụ Hà Giang Hoàng Đức Tiến tại xã Vĩnh Phúc (Bắc Quang) cũng nổi danh và được nhiều người biết đến. Ngôi nhà này “độc” vì nó được làm hoàn toàn bằng gỗ trai. Một thứ gỗ hiện nay đang cạn kiệt ở tỉnh Hà Giang, nó chỉ còn ở khu vực xã Đức Xuân, huyện Bắc Quang. Theo cánh thợ, để có ngôi nhà như thế này ước chừng cũng phải “vứt xuống” vài tỷ đồng.
 Nhà sàn của ông Giám đốc Sở Nội vụ Hà Giang Hoàng Đức Tiến

Nằm tại khu “đất vàng” thuộc tổ 18, phường Minh Khai (TP. Hà Giang), ông Lưu Đình Phát, Phó Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư cùng vợ là bà Chúng Thị Chiên, Ủy viên Ban thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh cũng “nổi danh” với ngôi nhà sàn bề thế.

Theo người dân trên miền quê “đá nhiều hơn đất” này thì: Nếu không phải “các bác ấy”, dẫu có là đại gia, doanh nghiệp đang làm ăn phát đạt thì cũng khó mua, vận chuyển an toàn các loại gỗ thuộc nhóm”tứ thiết” này để về làm nhà chứ chưa nói gì đến dân thường.
Nhà ông Lưu Đình Phát, Phó Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư cùng vợ là
bà Chúng Thị Chiên, Ủy viên Ban thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh

Ngôi nhà của nguyên Hạt phó Hạt Kiểm lâm Vị Xuyên Nguyễn Thanh Tứ cũng đẹp và đắt không kém “các bác” trên tỉnh. Ngôi nhà này đang khiến người dân địa phương và khách thập phương khi qua thôn Minh Tiến, xã Quang Minh (Bắc Quang) phải ngỡ ngàng.
 Nhà của nguyên Hạt phó Hạt Kiểm lâm Vị Xuyên Nguyễn Thanh Tứ

Tuy nhiên, ngay tại xã Phương Thiện, nơi xuất thân của Chủ tịch UBND tỉnh Đàm Văn Bông còn rất nhiều ngôi nhà sàn dột nát, cần sửa chữa của dân...
 

Đề nghị cơ quan chức năng vào cuộc thanh, kiểm tra làm rõ những phản ánh trên. Chúng tôi sẽ tiếp tục thông tin đến bạn đọc về những ngôi nhà sàn “khủng” này.
Rừng đặc dụng Phong Quang, huyện Vị Xuyên tỉnh Hà Giang với nhiều tập đoàn cây gỗ quý như nghiến, trai và nhiều loại gỗ quý thuộc nhóm 2A có tuổi đời từ 100 năm đến 1.000 năm tuổi, cần được bảo vệ để duy trì nguồn gien quý và hệ sinh thái. Thế nhưng, những cây gỗ nghiến hàng trăm, hàng nghìn tuổi trong vùng lõi của rừng đặc dụng đang bị những nhóm lâm tặc xẻ thịt.
Kiến thức Oline
Phần nhận xét hiển thị trên trang

Không có nhận xét nào: