Kho giống má trên cánh đồng chữ nghĩa!

Thứ Ba, 4 tháng 8, 2015

Bớt đấu hót từ cả hai phía đi cho bà con nhờ!

ĐÀM PHÁN TPP - LỢI ÍCH QUỐC GIA PHẢI LÀ TRÊN HẾT!


HẢI TRANG
Hiện nay, hội nhập quốc tế đang mở ra những điều kiện hết sức thuận lợi để Việt Nam tranh thủ các nguồn lực bên ngoài phục vụ cho công cuộc xây dựng, phát triển đất nước.Trong đó, đàm phán TPP đang là một trong những hoạt động đối ngoại kinh tế đặc biệt quan trọng của nước ta.Các hoạt động đàm phán cho Hiệp định này đang được nỗ lực thực hiện trên cơ sở bảo đảm lợi ích quốc gia, dân tộc.
Từ trái sang: Bộ trưởng Ngoại thương và du lịch Peru Magali Silva, Bộ trưởng Thương mại và công nghiệp Singapore Lim Hng Kiang và Thứ trưởng Bộ Công thương Việt Nam Trần Quốc Khánh trong buổi họp báo sau đàm phán (TPP)tại Lahaina, Maui, Hawaii chiều 31-7 - Ảnh: Reuters
Đàm phán đối tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP) là một đàm phán thương mại tự do nhiều bên, với mục tiêu thiết lập một khu vực thương mại tự do chung cho các nước đối tác trong khu vực châu Á Thái Bình Dương. Cho đến nay, đã có 12 nước tham gia vào đàm phán TPP (bao gồm New Zealand, Brunei, Chile, Singapore, Australia, Peru, Hoa Kỳ, Malaysia, Việt Nam, Canada, Mexico và Nhật Bản). Đàm phán TPP hiện đang là một trong những đàm phán thương mại quan trọng nhất của Việt Nam, bao gồm không chỉ các vấn đề về mở cửa thị trường hàng hóa và dịch vụ mà còn cả những vấn đề phi thương. Tuy nhiên so với đàm phán gia nhập WTO trước kia, đàm phán TPP có nhiều điểm khác biệt. Đó là, nếu như WTO chỉ đàm phán về thị trường hàng hóa, dịch vụ, một số vấn đề liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ, thì trong đàm phán TPP, bên cạnh các vấn đề trên, các vòng đàm phán còn đề cập cả vấn đề mua sắm chính phủ, vấn đề lao động, môi trường, vấn đề doanh nghiệp nhà nước... 
Nếu như Hiệp định WTO mang tính đàm phán một chiều, Việt Nam phải mở cửa thị trường cho các nước thành viên WTO và không có quyền đòi hỏi họ mở cửa cho mình thì Hiệp định TPP là một hiệp định “có đi có lại” nên các nước muốn mình mở thị trường cho họ và họ cũng mở thị trường cho Việt Nam. 
Chính vì vậy, hoạt động đàm phán TPP diễn ra hết sức khó khăn, đặt ra nhiều thách thức đối với một quốc gia đang phát triển như Việt Nam.Đảng, Nhà nước, các bộ, ban, ngành đang hết sức nỗ lực để thúc đẩy mạnh mẽ và hiệu quả hơn nữa các phiên đàm phán TPP. Người dân cả nước, nhất là cộng đồng doanh nghiệp đang hết sức quan tâm, theo dõi rất sát các tiến triển của đàm phán TPP. Tuy nhiên, bên cạnh đó có một bộ phận những đối tượng chống đối, cơ hội, lúc nào cũng hô hào “đấu tranh cho dân chủ”, “vì lòng yêu nước” nhưng lại đang có những hành động phá hoại nỗ lực đàm phán TPP của Việt Nam. Mới đây, trên blog danlambao, các đối tượng này đã đăng tải bài viết hết sức ấu trĩ, lộ rõ bản chất của những kẻ cơ hội, bịp bợm như “phân tích cái hại của bỏ phiếu thuận giúp cộng sản Việt Nam vào TPP” hay “vài suy nghĩ về 5 lá phiếu thuận cho Việt Nam gia nhập TPP”. Với tư cách là một công dân Việt Nam, một người con đất Việt, bất kỳ ai cũng muốn đất nước mình ngày càng phát triển, cường thịnh, vươn mình ra thế giới.Chúng ta cũng càng tự hào hơn khi Việt Nam ngày càng khẳng định được vị thế của mình trên trường quốc tế.
Nhưng ở đây, với những luận điệu xuyên tạc, méo mó, các đối tượng “dân chủ” lại đang chà đạp lên lợi ích của quốc gia, dân tộc và nhân dân Việt Nam. Điều này quả thực rất mâu thuẫn với những khẩu hiệu hô hào lâu nay của chúng, nào là “vì lòng yêu nước”, nào là “đấu tranh cho dân chủ, nhân quyền”… Rõ ràng, bản chất của chúng chỉ là những kẻ cơ hội, sống chộp giật, vì lợi ích cá nhân. Mục đích của chúng là dùng những cáo buộc, những luận điệu xuyên tạc, bóp méo tình hình dân chủ, nhân quyền ở Việt Nam, vu cáo Nhà nước Việt Nam đàn áp người đấu tranh cho nhần quyền, công lý… để hòng kêu gọi Mỹ và các nước phương Tây gây sức ép với Việt Nam trong đàm phán TPP. Như mới đây việc Chí Xồm (Nguyễn Chí Tuyến) đã đăng tải nhiều ảnh và bài viết vu cáo Công an giả danh đánh côn đồ đánh bị thương phải nhập viện để hòng gây sự chú ý, can thiệp từ bên ngoài, để các đối tượng khác tha hồ tung hứng, té nước theo mưa.
Nhưng chúng không biết rằng trong chính sách “xoay trục chiến lược” trở lại châu Á-Thái Bình Dương, Mỹ đang ra sức củng cố quyền lực và tranh giành sức ảnh hưởng với sự nổi lên ngày càng mạnh mẽ của Trung Quốc tại khu vực này. Chính Mỹ là quốc gia mời Việt Nam tham gia Hiệp định TPP, bởi lẽ Việt Nam là nước có vị trí địa chính trị đặc biệt quan trọng ở khu vực Đông Nam Á.
Cũng cần phải nhìn nhận rằng, Việt Nam luôn thiện chí, nỗ lực đàm phán TPP để tranh thủ các điều kiện bên ngoài để đẩy mạnh hơn nữa công cuộc tái cơ cấu nền kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng, từ đó đem lại nhiều lợi ích cho người dân Việt Nam. Tuy nhiên, ở bất kỳ thời kỳ nào, lợi ích quốc gia luôn là vấn đề cốt lõi và bất biến.Việt Nam kiên quyết đấu tranh với mọi âm mưu và hoạt động sử dụng sức ép về chính trị, nhất là sử dụng các cáo buộc thiếu căn cứ về tình hình dân chủ nhân quyền Việt Nam trong đàm phán. Trong bất kỳ hoạt động đối ngoại nào, chủ quyền quốc gia cần được tôn trọng và các bên không được cân thiệp vào công việc nội bộ của nhau. 
Do đó, việc các đối tượng “dân chủ” giả hiệu đang sử dụng các cáo buộc phi lý, trắng trợn về tình hình dân chủ, nhân quyền ở Việt Nam để gây sức ép với Nhà nước là điều hoàn toàn huyễn hoặc, làm cản trở bước phát triển của đất nước.
Đọc thêm:
-         Hiệp định thương mại khu vưc thế hệ mới (http://danlambaovn.blogspot.fr/2015/08/hiep-inh-thuong-mai-khu-vuc-he-moi.html#more)

-         Đàm phán TPP bế tắc vào phút chót (http://news.zing.vn/Dam-phan-TPP-be-tac-vao-phut-chot-post564709.html)

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Không có nhận xét nào: