4 năm: Khởi tố gần 11.000 bị can
Hôm qua 30/7, Tổng cục Cảnh sát tổ chức Hội thảo chuyên đề “Thực trạng và giải pháp phòng chống tội phạm, vi phạm pháp luật liên quan đến hoạt động “tín dụng đen””.
Theo báo cáo tại Hội thảo, từ năm 2010 đến 2014, ở nước ta liên tiếp xảy ra hàng trăm vụ vỡ nợ lớn với thiệt hại lên đến hàng nghìn tỷ đồng, ảnh hưởng đến nhiều cá nhân, gia đình, tổ chức.
Những hệ lụy phát sinh từ “tín dụng đen” đã dẫn đến các hành vi vi phạm pháp luật như: bắt giữngười trái pháp luật, hủy hoại tài sản, gây rối trật tự công cộng, làm nhục người khác, các vi phạm pháp luật về cầm cố, thế chấp tài sản…
Lực lượng chức năng đã thụ lý 6.367 vụ việc, trong đó có 41 vụ giết người, 318 vụ cố ý gây thương tích, 588 vụ cướp tài sản, 1.089 vụ cưỡng đoạt tài sản, 1.707 vụ lừa đảo chiếm đoạt tài sản, 2.496 vụ lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản, 104 vụ hủy hoại tài sản…
Tín dụng đen giăng bẫy khắp nơi (ảnh: Diệp Chi)
Tội phạm, vi phạm pháp luật có liên quan đến hoạt động tín dụng đen” xảy ra liên tiếp ở nhiều địa bàn trong cả nước, từ thành thị đến nông thôn, thậm chí cả những vùng quê hẻo lánh, miền núi làm cho nhân dân hoang mang, bất bình, giảm niềm tin vào các tổ chức tín dụng, các cơ quan quản lý nhà nước trong các lĩnh vực có liên quan.
Trước thực trạng trên, lực lượng Công an đã tích cực phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương triển khai thực hiện các chủ trương, chính sách, chỉ đạo của Đảng, Nhà nước, Chính phủ. trong đó, nổi bật là đã ban hành nhiều kế hoạch công tác để thực hiện các biện pháp phòng ngừa, đấu tranh với tội phạm, vi phạm pháp luật có liên quan đến hoạt động tài chính, tiền tệ nói chung, hoạt động “tín dụng đen” nói riêng.
Lực lượng Cảnh sát đã điều tra, làm rõ và khởi tố 5.839 vụ, 10.885 bị can liên quan đến “tín dụng đen”, trong đó có 41 vụ giết người, 301 vụ cố ý gây thương tích, 527 vụ cướp tài sản, 961 vụ cưỡng đoạt tài sản, 1.475 vụ lừa đảo chiếm đoạt tài sản, 2.059 vụ lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản, 97 vụ hủy hoại tài sản…
Trước thực trạng trên, lực lượng Công an đã tích cực phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương triển khai thực hiện các chủ trương, chính sách, chỉ đạo của Đảng, Nhà nước, Chính phủ. trong đó, nổi bật là đã ban hành nhiều kế hoạch công tác để thực hiện các biện pháp phòng ngừa, đấu tranh với tội phạm, vi phạm pháp luật có liên quan đến hoạt động tài chính, tiền tệ nói chung, hoạt động “tín dụng đen” nói riêng.
Lực lượng Cảnh sát đã điều tra, làm rõ và khởi tố 5.839 vụ, 10.885 bị can liên quan đến “tín dụng đen”, trong đó có 41 vụ giết người, 301 vụ cố ý gây thương tích, 527 vụ cướp tài sản, 961 vụ cưỡng đoạt tài sản, 1.475 vụ lừa đảo chiếm đoạt tài sản, 2.059 vụ lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản, 97 vụ hủy hoại tài sản…
Đặc biệt, đã phát hiện, bắt giữ, phối hợp điều tra, xử lí nhiều vụ án có tính chất đặc biệt nghiêm trọng liên quan đến “tín dụng đen” như vụ Huỳnh Thị Huyền Như lừa đảo, gây thiệt hại 4.600 tỷ đồng; vụ việc tại doanh nghiệp tư nhân Quang Quyên ở Đan Phượng, Hà Nội; vụ vợ chồng Tô Bích Liên và Nguyễn Văn Trung tại Lạng Sơn lừa đảo hơn 600 tỷ đồng bằng hình thức huy đọng vốn lãi suất cao…
Những con số biết nói đã làm “nóng” hội thảo đồng thời tạo nên áp lực phải nhanh chóng tìm ra giải pháp đồng bộ, toàn diện nhằm hạn chế, khắc phục vấn nạn này.
Lành mạnh hóa hoạt động tín dụng, có liên kết phối hợp với lực lượng an ninh
Phát biểu tại Hội thảo, Thượng tướng - Tiến sĩ Lê Quý Vương, Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Công an nhận định: “tín dụng đen” là hoạt động cho vay ngầm của tư nhân với lãi suất cao; không có ai kiểm soát; mức lãi suất bị ép buộc, lãi mẹ đẻ lãi con, tính lãi theo từng ngày; thủ tục quá đơn giản; gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến trật tự an toàn xã hội…
Thượng tướng lê Quý Vương yêu cầu: Thời gian tới, cần quan tâm, làm lành mạnh hóa hoạt động tín dụng, trong đó, vai trò của ngân hàng, tổ chức tín dụng là rất quan trọng để đáp ứng yêu cầu vay chính đáng của người dân.
Theo phản ánh của người dân, hoạt động tín dụng của các ngân hàng thời gian qua còn nhiều bất cập, nặng về thủ tục, rườm rà khiến nguồn vốn chậm hoặc không đến được với người dân. Đây chính là kẻ hở khiến nạn “tín dụng đen’’ bùng phát.
Khắc phục được một số hạn chế của tổ chức ngân hàng, Quỹ Tín dụng nhân dân ra đời, ban đầu được kỳ vọng khá nhiều về một địa chỉ gửi và vay tiền thân thiện, tại chỗ, giúp người dân tránh được nạn tín dụng đen. Tuy nhiên, thời gian qua, một bộ phận Quỹ TDND chưa bám sát mục tiêu hoạt động, có biểu hiện chạy theo lợi nhuận, chưa chấp hành nghiêm chỉnh quy trình tín dụng nên vẫn còn tiềm ẩn những rủi ro trong hoạt động và gây ảnh hưởng đến sự an toàn của hệ thống.
Đồng chí Thượng tướng nhấn mạnh: Các ngân hàng cần kịp thời cung cấp thông tin, trao đổi với Công an địa phương để xem xét các hoạt động tín dụng phi chính thức ở địa phương để ngăn chặn; tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền cho nhân dân về nhận thức pháp luật, ý thức cảnh giác trước hoạt động tín dụng kể cả người cho vay, người vay.
Nhìn nhận còn nhiều lỗ hổng, bất cập về mặt pháp lý liên quan đến tài chính ngân hàng, làm phát sinh nhu cầu vay tín dụng đen của người dân, đồng chí Lê Quý Vương cũng chỉ đạo cần khẩn trương hoàn thiện hệ thống pháp luật trong hoạt động này.
Dưới góc độ an ninh, “Lực lượng Công an phải rà soát, chủ động nắm tình hình pháp luật liên quan đến tín dụng đen, cảnh báo cho người dân biết thủ đoạn của các đối tượng cho vay nặng lãi, vay lãi suất cao để chiếm đoạt; kết hợp chặt chẽ giữa việc đấu tranh với tội phạm có tổ chức và tội phạm có hoạt động “tín dụng đen”; phối hợp với Viện Kiểm soát, Tòa án để bàn bạc, xem xét phương án xử lý cho phù hợp; rà soát, đánh giá lại hoạt động của các công ty đòi nợ thuê; tiếp tục phối hợp với Ngân hàng Nhà nước trong đề xuất tái cấu trúc hệ thống tín dụng của ngân hàng” – đồng chí thứ trưởng Bộ Công an chỉ đạo.
Dưới góc độ an ninh, “Lực lượng Công an phải rà soát, chủ động nắm tình hình pháp luật liên quan đến tín dụng đen, cảnh báo cho người dân biết thủ đoạn của các đối tượng cho vay nặng lãi, vay lãi suất cao để chiếm đoạt; kết hợp chặt chẽ giữa việc đấu tranh với tội phạm có tổ chức và tội phạm có hoạt động “tín dụng đen”; phối hợp với Viện Kiểm soát, Tòa án để bàn bạc, xem xét phương án xử lý cho phù hợp; rà soát, đánh giá lại hoạt động của các công ty đòi nợ thuê; tiếp tục phối hợp với Ngân hàng Nhà nước trong đề xuất tái cấu trúc hệ thống tín dụng của ngân hàng” – đồng chí thứ trưởng Bộ Công an chỉ đạo.
Diệp Chi
Phần nhận xét hiển thị trên trang
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét