Bùi Quang Minh
Tôi được tác giả bài 1 “ĐÔI LẦN GẶP NHÀ VĂN NGUYÊN NGỌC” mời phản biện bài của mình (tại bài 2 TUYÊN BỐ CUỐI CÙNG (của Nhà Triết học số 1 châu Á)). Tôi đã thấy bài viết này ngay tháng 3/2019 và cũng đã thấy nó tầm thường, nhảm nhí giống nhiều bài viết mà dư luận viên ra rả chửi bới nhà văn Nguyên Ngọc kể từ ngày ông đi biểu tình chống Trung Quốc tháng 8/2011 và đặc biệt sau khi ông thoái Đảng tháng 10/2018 (sau sự việc TS. Chu Hảo bị kỷ luật). Tôi từng nghĩ nó khó cỏ thể ảnh hưởng đến uy tín rất lớn của nhà văn Nguyên Ngọc trong trí thức và công chúng nên làm ngơ, nhưng nay có lời mời phản biện nên tôi dành chút thời gian để cùng các bạn rõ hơn về nhà văn, nhà hoạt động xã hội Nguyên Ngọc cũng như những chỉ trích hỗn xược, vô căn cứ về ông.
Xin các bạn ít phút đọc bài!
I. Nguyên Ngọc - nhà văn, nhà văn hóa, chí sỹ yêu nước. Ông là người có nhân cách lớn, có tinh thần cải cách, đổi mới xã hội và văn chương nước nhà. Ông luôn đứng ở tuyến đầu của mặt trận canh tân văn hóa, hoạt động đa dạng và xứng đáng được tôn vinh bậc nhất, trong đội ngũ văn sỹ, trí thức tiêu biểu thời nay!
Trong tác phẩm "Nguyên Ngọc vẫn trên đường xa: bạn bè, đồng nghiệp viết về Nhà văn nhân tròn 80", NXB Tri Thức, 2012 các nhà trí thức hàng đầu Việt Nam như Chu Hảo, Phạm Toàn, Phạm Duy Hiển, Phạm Vĩnh Cư, Nguyễn Đăng Mạnh, Trần Đăng Khoa, Phạm Xuân Nguyên, Tống Văn Công, Bảo Ninh, Vu Gia, Nguyễn Thị Từ Huy, Nam Dao, Vũ Thành Tự Anh, Nguyễn Huệ Chi, Bùi Văn Nam Sơn, Nguyễn Trung, Đoàn Tử Huyến... đều kính trọng ông và nhắc lại những dấu ấn của ông không thể phai mờ trong văn chương, trong đời sống văn hóa và sự nghiệp giáo dục và đặc biệt là một nhà hoạt động xã hội dấn thân, chưa từng ngơi nghỉ.
Chúng ta cũng chứng kiến tháng 8/2011, nhà văn Nguyên Ngọc tham dự buổi biểu tình chống Trung Quốc tại Hà Nội. Hay tháng 2/2013, ông tham gia nhóm 72 trí thức có trách nhiệm gửi bản góp ý Hiến Pháp tới Quốc hội.
Tôi được tác giả bài 1 “ĐÔI LẦN GẶP NHÀ VĂN NGUYÊN NGỌC” mời phản biện bài của mình (tại bài 2 TUYÊN BỐ CUỐI CÙNG (của Nhà Triết học số 1 châu Á)). Tôi đã thấy bài viết này ngay tháng 3/2019 và cũng đã thấy nó tầm thường, nhảm nhí giống nhiều bài viết mà dư luận viên ra rả chửi bới nhà văn Nguyên Ngọc kể từ ngày ông đi biểu tình chống Trung Quốc tháng 8/2011 và đặc biệt sau khi ông thoái Đảng tháng 10/2018 (sau sự việc TS. Chu Hảo bị kỷ luật). Tôi từng nghĩ nó khó cỏ thể ảnh hưởng đến uy tín rất lớn của nhà văn Nguyên Ngọc trong trí thức và công chúng nên làm ngơ, nhưng nay có lời mời phản biện nên tôi dành chút thời gian để cùng các bạn rõ hơn về nhà văn, nhà hoạt động xã hội Nguyên Ngọc cũng như những chỉ trích hỗn xược, vô căn cứ về ông.
Xin các bạn ít phút đọc bài!
I. Nguyên Ngọc - nhà văn, nhà văn hóa, chí sỹ yêu nước. Ông là người có nhân cách lớn, có tinh thần cải cách, đổi mới xã hội và văn chương nước nhà. Ông luôn đứng ở tuyến đầu của mặt trận canh tân văn hóa, hoạt động đa dạng và xứng đáng được tôn vinh bậc nhất, trong đội ngũ văn sỹ, trí thức tiêu biểu thời nay!
Trong tác phẩm "Nguyên Ngọc vẫn trên đường xa: bạn bè, đồng nghiệp viết về Nhà văn nhân tròn 80", NXB Tri Thức, 2012 các nhà trí thức hàng đầu Việt Nam như Chu Hảo, Phạm Toàn, Phạm Duy Hiển, Phạm Vĩnh Cư, Nguyễn Đăng Mạnh, Trần Đăng Khoa, Phạm Xuân Nguyên, Tống Văn Công, Bảo Ninh, Vu Gia, Nguyễn Thị Từ Huy, Nam Dao, Vũ Thành Tự Anh, Nguyễn Huệ Chi, Bùi Văn Nam Sơn, Nguyễn Trung, Đoàn Tử Huyến... đều kính trọng ông và nhắc lại những dấu ấn của ông không thể phai mờ trong văn chương, trong đời sống văn hóa và sự nghiệp giáo dục và đặc biệt là một nhà hoạt động xã hội dấn thân, chưa từng ngơi nghỉ.
Chúng ta cũng chứng kiến tháng 8/2011, nhà văn Nguyên Ngọc tham dự buổi biểu tình chống Trung Quốc tại Hà Nội. Hay tháng 2/2013, ông tham gia nhóm 72 trí thức có trách nhiệm gửi bản góp ý Hiến Pháp tới Quốc hội.
.
Còn riêng tôi vẫn thường gặp nhà văn Nguyên Ngọc là diễn giả của các hội thảo, tọa đàm "Cà Phê Thứ Bảy", NXB Tri Thức, Trung tâm Văn hóa Pháp tại Hà Nội L'espace... mà gần nhất ông là diễn giả của Tọa đàm văn học "Milan Kundera hay một cái tên bất tử" (Ảnh kèm theo bài). Ở tuổi 87, ông hãy còn sung sức, minh mẫn và đang làm hết mình vì tương lai của văn học, văn hóa Việt Nam.
.
Xin điểm lại về sự nghiệp của nhà văn Nguyên Ngọc:
Nhà văn Nguyên Ngọc năm nay 87 tuổi (sinh năm 1932). Tên thật của ông là Nguyễn Văn Báu, Nguyên Ngọc, Nguyễn Trung Thành là bút danh của nhà văn, nhà báo, biên tập, dịch giả, nhà nghiên cứu văn hóa, giáo dục của ông.
Ông được biết đến là một chiến sĩ quân đội, gắn bó với chiến trường Tây Nguyên và được phong hàm Đại tá. Trước năm 1954 (trước khi hai miền Nam Bắc bị chia cắt) ông gia nhập Quân đội Nhân dân (1950), chủ yếu hoạt động ở Tây Nguyên.
Trước năm 1962 (trước khi rời miền Bắc vào chiến trường miền Nam): ông tập kết ra miền Bắc (1954). Phóng viên quân đội. Viết tiểu thuyết "Đất nước đứng lên" dưới bút danh Nguyên Ngọc và được Giải thưởng của Hội Văn nghệ Việt Nam (1955). Trong những truyện Nguyên Ngọc viết giai đoạn này gây chú ý là tập truyện ngắn "Rẻo cao" tạo được tiếng vang về văn phong; truyện "Mạch nước ngầm" gây nhiều tranh cãi vì đã đề cập khác với nhận thức của số đông thời ấy về cách nhìn con người, kể cả con người có thành tích, danh hiệu.
Trước năm 1975 (trước khi chiến tranh kết thúc và đất nước thống nhất): ông hoạt động ở chiến trường Khu V viết văn với bút danh Nguyễn Trung Thành. Tác phẩm được phổ biến và nhiều người biết tới: "Đường chúng ta đi" (bút ký, 1965), "Đất Quảng" (1971, tiểu thuyết, tập 1), "Rừng xà nu" (tập truyện ký, 1969, Giải thưởng Văn nghệ Nguyễn Đình Chiểu, Giải thưởng Hoa Sen của Hội Nhà văn Á Phi).
Các tác phẩm của ông được xuất bản giai đoạn này:
.
Nhà văn Nguyên Ngọc năm nay 87 tuổi (sinh năm 1932). Tên thật của ông là Nguyễn Văn Báu, Nguyên Ngọc, Nguyễn Trung Thành là bút danh của nhà văn, nhà báo, biên tập, dịch giả, nhà nghiên cứu văn hóa, giáo dục của ông.
Ông được biết đến là một chiến sĩ quân đội, gắn bó với chiến trường Tây Nguyên và được phong hàm Đại tá. Trước năm 1954 (trước khi hai miền Nam Bắc bị chia cắt) ông gia nhập Quân đội Nhân dân (1950), chủ yếu hoạt động ở Tây Nguyên.
Trước năm 1962 (trước khi rời miền Bắc vào chiến trường miền Nam): ông tập kết ra miền Bắc (1954). Phóng viên quân đội. Viết tiểu thuyết "Đất nước đứng lên" dưới bút danh Nguyên Ngọc và được Giải thưởng của Hội Văn nghệ Việt Nam (1955). Trong những truyện Nguyên Ngọc viết giai đoạn này gây chú ý là tập truyện ngắn "Rẻo cao" tạo được tiếng vang về văn phong; truyện "Mạch nước ngầm" gây nhiều tranh cãi vì đã đề cập khác với nhận thức của số đông thời ấy về cách nhìn con người, kể cả con người có thành tích, danh hiệu.
Trước năm 1975 (trước khi chiến tranh kết thúc và đất nước thống nhất): ông hoạt động ở chiến trường Khu V viết văn với bút danh Nguyễn Trung Thành. Tác phẩm được phổ biến và nhiều người biết tới: "Đường chúng ta đi" (bút ký, 1965), "Đất Quảng" (1971, tiểu thuyết, tập 1), "Rừng xà nu" (tập truyện ký, 1969, Giải thưởng Văn nghệ Nguyễn Đình Chiểu, Giải thưởng Hoa Sen của Hội Nhà văn Á Phi).
Các tác phẩm của ông được xuất bản giai đoạn này:
1. Đất nước đứng lên (1956),
2. Rẻo cao (1960),
3. Mạch nước ngầm (1961),
4. Rừng xà nu (1965),
5. Đất Quảng (1971).
Trước năm 1986 (trước thời kỳ Đổi mới): Ông là Đại biểu Quốc hội khóa IV, Bí thư đảng đoàn kiêm Phó tổng thư ký Hội Nhà văn Việt Nam; viết và trình bày bản Đề dẫn thảo luận tại Hội nghị Nhà văn đảng viên (từ 10.3 đến 12.3.1979). Bản đề cương chỉ ra tình trạng tuyệt đối hóa sự chi phối tất yếu của chính trị đối với văn học và hậu quả của nó,
Trước năm 1995 (trước khi nghỉ hưu): Ông là Phó tổng thư ký Hội Nhà văn Việt Nam, Tổng biên tập báo Văn nghệ, Trưởng ban sáng tác Hội Nhà văn Việt Nam. Đóng góp lớn vào thời kỳ sôi động, rực rỡ nhất của báo Văn nghệ, bằng chủ trương: mở đường cho hiện thực tràn vào văn học, đánh thức văn học sau giấc ngủ mệt mỏi hậu chiến và bao cấp.
Khôi phục thể loại phóng sự đã từng nổi tiếng vài chục năm trước đó với các cây bút Vũ Trọng Phụng, Trọng Lang, Tam Lang. Đánh thức dòng truyện ngắn với cách viết mới, lạ. Triển khai loạt bài lý luận về văn nghệ và chính trị, về văn nghệ và hiện thực. Hàng loạt tên tuổi văn học mới đã xuất hiện từ báo Văn nghệ thời kỳ này: Nguyễn Huy Thiệp, Trần Huy Quang, Phạm Thị Hoài, Bảo Ninh, Hoàng Minh Tường... Tờ báo của Hội Nhà văn Việt Nam, lần đầu tiên sau bao nhiêu năm, được người đọc xếp hàng chờ mua, số lượng in lên tới hơn vạn bản... Góp phần quan trọng vào việc xét trao các giải thưởng văn học xứng đáng của thời kỳ đầu Đổi mới. Khoảng đầu thập niên 1990, báo Văn nghệ bị chính thức phê phán là "chệch hướng" và ông bị buộc từ chức Tổng biên tập và nghỉ hưu.
Từ năm 1995 (sau khi nghỉ hưu):
Nói đến Nguyên Ngọc là nói tới những phát biểu, kiến nghị, việc làm trên nhiều lĩnh vực quan trọng của xã hội, ở tư cách công dân, tư cách nhà tư tưởng và nhà văn hóa.
Nguyên Ngọc tham gia tích cực trong lĩnh vực văn hóa, giáo dục, gìn giữ bản sắc văn hóa dân tộc và chấn hưng giáo dục Việt Nam. Ông trung thành và là ngọn cờ đầu của sự nghiệp nhà cách mạng Phan Châu Trinh - lựa chọn cách thức giải phóng dân tộc là bằng nền móng văn hóa. Ông nói: “Tôi không chia những người phải chịu trách nhiệm thành bộ phận quản lý và bộ phận thực hiện. Tôi nghĩ theo cách khác. Cần có một sự phản tư cơ bản của toàn xã hội về nguyên nhân gốc của suy thoái, tất nhiên trước hết là ở những bộ phận có trách nhiệm và có quyền ở tầm vĩ mô, song rồi sau đó cũng phải thành nhận thức chung của mọi người. Một sự nhìn nhận lại thẳng thắn và bình tĩnh… Nguy cơ cho tương lai của chúng ta đã nhãn tiền: sẽ mãi mãi là một nước lạc hậu lận đận ở hàng cuối nhục nhã ngay cả đối với trong khu vực, và do đó an nguy của quốc gia cũng bị thách thức”.
Ông là thành viên chủ chốt trong các hoạt động: Quỹ dịch thuật Phan Châu Trinh, Quỹ Văn hóa và Giải thưởng Văn hóa Phan Châu Trinh; Dự án và Giải thưởng Sách Hay; Đại học Phan Châu Trinh; Viện Phan Châu Trinh.
.
Ngoài ra, Nguyên Ngọc cũng đã dịch sách quan trọng về lý luận văn học:
6. "Độ không của lối viết" của Roland Barthes (NXB Hội nhà văn, 1998),
7. "Văn học là gì?" của Jean-Paul Sartre (NXB Hội Nhà Văn, 1999),
8a. "Nghệ thuật tiểu thuyết" (dịch của Milan Kundera, 1998)
8b. "Tiểu luận" (dịch của Milan Kundera, NXB Văn hóa thông tin, 2001) gồm hai phần: Nghệ thuật tiểu thuyết và "Những di chúc bị phản bội".
Nguyên Ngọc được xem là một chuyên gia hàng đầu về văn hóa Tây Nguyên, trong buổi hội thảo vào tháng 4.2009 về vấn đề khai thác bauxite ở Việt Nam, ông đã bày tỏ ý kiến không đồng tình với các chính sách của Chính phủ. Nguyên Ngọc cũng đã dịch về Văn hóa học - Văn hóa Tây Nguyên của các học giả Pháp:
9. Rừng, đàn bà, điên loạn - Jacques Dournes (Nguyên Ngọc dịch, 2006),
10. ’Pötao, một lý thuyết về quyền lực ở người Jrai Đông Dương - Jacques Dournes (Nguyên Ngọc dịch, 2013),
11. Nhà nhân học chân trần - Andrew Hardy (Nguyên Ngọc dịch),
12. Xứ Jörai - Andrew Hardy (Nguyên Ngọc dịch).
13. Người Ê đê, một xã hội mẫu quyền - Anne de Hautecloque-Howe (Phùng Ngọc Cửu và Nguyên Ngọc dịch, 2004),
14. ’Rừng người Thượng - Henri Maitre (Nguyên Ngọc hiệu đính),
15. Chúng tôi ăn rừng - Georges Condominas (Nguyên Ngọc hiệu đính),
16. Miền đất huyền ảo - Jacques Dournes (Nguyên Ngọc hiệu đính).
Nhà văn Nguyên Ngọc hăng say đọc thẩm định bản thảo cũng như dịch thuật, công tác chặt chẽ và chia sẻ kỹ năng kinh nghiệm với đồng nghiệp và biên tập của Nhà xuất bản Đà Nẵng. Các đầu sách Nguyên Ngọc tham gia với vai trò biên tập, dịch giả, nghiên cứu văn hóa - giáo dục của ông tại Nhà Xuất Bản Đà Nẵng:
17. 4 số tạp chí Chuyên đề văn hóa Tây Nguyên "Ngok Linh" (chủ biên),
18. Văn miền Trung thế kỷ XX (chủ biên, viết lời tựa),
19. Tháng Ninh Nông (tập ký và tản văn), 20. Nghệ thuật tiểu thuyết (dịch M. Kundera),
21. Chiến tranh không có khuôn mặt phụ nữ (dịch Svetlana Alexievich),
22. Minh triết phương Đông và triết học phương Tây (dịch François Jullien),
23. Từ điển biểu tượng văn hóa thế giới (thành viên Ban dịch), 24. Tính khả tri của văn hóa (hiệu đính bản dịch François Jullien của Phạm Dõng),
26. Văn hóa Đất Quảng (chủ biên),
27. Phan Châu Trinh qua những tài liệu mới (hiệu đính và hoàn chỉnh bản dịch của bà Phan Thị Minh),
28. Sang Viễn Đông trở về Viễn Tây (tham luận tại Colloque François Jullien, Đại học Huế).
Một vài đầu sách khác của ông xuất bản, tái bản những năm tháng gần đây tôi có trong tủ sách cá nhân như:
29. Nghĩ dọc đường (bài viết về văn hóa của Nguyên Ngọc), NXB Văn nghệ,
30. Các bạn tôi ở trên ấy (bút ký, Nguyên Ngọc), NXB Trẻ - được giải thưởng văn xuôi năm 2013 của Hội Nhà văn Hà Nội,
31. Bằng đôi chân trần (bút ký, Nguyên Ngọc), NXB Văn nghệ,
32. 100 năm Đông Kinh Nghĩa Thục, (ban biên tập Nguyên Ngọc), NXB Tri Thức, 2008,
33. Nhẫn Thạch (tiểu thuyết của Atiq Rahimi, Nguyên Ngọc, NXB Hội Nhà Văn, 2009),
34. Có một con đường mòn trên Biển Đông (Nguyên Ngọc, NXB Trẻ, 1995, tái bản 2014) được dịch ra tiếng Nhật và phát hành tại Nhật tháng 10.2017;
35. Cát Cháy (truyện ký, Nguyên Ngọc, NXB Trẻ, 2002).
Từ tháng 6/2008 ông tham gia Hội đồng Viện Nghiên cứu Phát triển IDS được thành lập để nghiên cứu, tư vấn các vấn đề liên quan đến phát triển kinh tế và xã hội; đưa ra các giải pháp, những kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của các tổ chức (doanh nghiệp, các tổ chức nhà nước và các tổ chức khác). Ngày 14/09/2009, hội đồng Viện đã quyết định giải tán Viện để phản đối quyết định số 97/2009/QĐ-TTg.
.
Cũng tháng 2/2017 Viện Phan Châu Trinh ra mắt và nhà văn Nguyên Ngọc là Chủ tịch Hội đồng Viện Phan Châu Trinh. Mục đích tối cao của viện là phấn đấu trở thành một địa chỉ nghiên cứu khoa học và tư vấn chính sách có uy tín. Đây cũng là cách ứng dụng và phát huy di sản tinh thần to lớn của nhà khai sáng Phan Châu Trinh trong phát triển của đất nước ngày nay. Lãnh đạo tỉnh Quảng Nam đã đặt hàng Viện biên soạn bộ "Toàn chí Quảng Nam" (hơn 20 tập), đây được xem như một bách khoa toàn diện về đất Quảng.
Năm 2011, nhà văn Nguyên Ngọc kiên quyết rút khỏi Giải thưởng Nhà nước, tự rút khỏi danh sách đề cử Giải thưởng Hồ Chí Minh năm 2011. Ông đã có lời ngỏ: "Tất cả những gì tôi viết, là do sự nghiệp của nhân dân hối thúc, đòi hỏi, và chỉ có nhân dân mới có quyền trao tặng vinh dự cho những tác phẩm chính họ lựa chọn".
Ngày 3/3/2014, nhà văn Nguyên Ngọc thay mặt 61 nhà văn kêu gọi thành lập “Văn đoàn độc lập Việt Nam” - từ đây Ban vận động Văn đoàn độc lập được hình thành với mục đích đoàn kết tương trợ các nhà văn, người viết văn tiếng Việt, bảo vệ quyền tự do sáng tác và công bố tác phẩm. .
Ngày 12/5/2015, nhà văn Nguyên Ngọc tuyên bố từ bỏ Hội nhà Văn Việt Nam.
Ngày 26/10/2018, nhà văn Nguyên Ngọc tuyên bố ra khỏi Đảng Cộng sản Việt Nam.
Mặc dù ở tuổi 87, có thể nói nhà văn Nguyên Ngọc vẫn luôn là người tiên phong, đi đầu trên mặt trận đổi mới văn hóa và với một nguồn năng lượng tưởng như vô tận và không ai có thể ngăn được những hoạt động này của ông. Thật chí lý khi TS. Nguyễn Thị Từ Huy nhận xét: “Đọc những cuốn sách lý luận hay tiểu luận về văn học mà Nguyên Ngọc chọn dịch ta hiểu vì sao Nguyên Ngọc từ chối thuộc về số những người viết nhân danh cái thiện nhưng lại đứng về phe cái ác (dù đó là người viết báo, viết văn hay viết phê bình lý luận), nhân danh con người nhưng lại phục vụ cho những gì chà đạp con người và các giá trị người, nhân danh tự do nhưng lại thiết lập và duy trì trạng thái nô lệ. Ta hiểu vì sao Nguyên Ngọc không chỉ bảo vệ con người bằng ngòi bút mà cả bằng hành động, bằng sự dấn thân xã hội. Ta hiểu vì sao trong khi giới lao động trí óc ở xứ sở này tìm đủ mọi lý do để tự bao biện cho sự vô cảm và sự chối bỏ trách nhiệm, thì ông, Nguyên Ngọc, bất chấp tuổi tác, bất chấp nguy hiểm, sẵn sang có mặt trên đường phố, đối diện với dùi cui và bạo lực, để bộc lộ trách nhiệm của một nhà văn, trách nhiệm của một công dân, trách nhiệm của một con người”.
II. Bài viết “ĐÔI LẦN GẶP NHÀ VĂN NGUYÊN NGỌC” có mùi vị của đố kị nhỏ nhen cá nhân và mang tính chất SAI LỆCH, HỒ ĐỒ, XÚC PHẠM NGUYÊN NGỌC - người có tên tuổi, có cống hiến lớn lao cho văn hóa Việt Nam.
Lẽ ra viết xong phần I, tôi đã có thể im lặng để các bạn đánh giá bài viết sau của Paul Nguyễn Hoàng Đức.
Tuy nhiên, tôi cũng nên có vài nhận xét của mình:
1. “Tướng mạo lão Ngọc xấu quá, tôi không cất nổi lời chào”(hết trích). “Lão không đáng chào, và cho dù lão có nổi tiếng quốc doanh mậu dịch đến đâu, cũng chẳng có nghĩa lý gì khi…” (hết trích) Mở đầu là tự trách mình gặp mà không chào lấy lý do hình thức, bề ngoài, lại thêm xưng hô không tôn trọng “Lão" trên toàn bài. Việc gặp một người nhiều hơn mình 25 tuổi mà không chào hỏi và xưng hô xấc xược tôi cho là không có gì biện minh.
Những đoạn viết dài dòng kể cả diễu nại, suy diễn về bề ngoài người khác là cách thức tiểu nhân dèm pha người khác. Càng không thể hiểu một giáo dân luôn được Chúa dạy con người là hình ảnh của Thiên Chúa; yêu người như chính mình lại có thể ghét người nhiều tuổi đến vậy. Về việc này Chúa đã dạy:
“Anh em đừng xét đoán, để khỏi bị Thiên Chúa xét đoán, vì anh em xét đoán thế nào, thì anh em cũng sẽ bị Thiên Chúa xét đoán như vậy; và anh em đong đấu nào, thì Thiên Chúa cũng sẽ đong đấu ấy cho anh em.
Sao anh thấy cái rác trong con mắt của người anh em, mà cái xà trong con mắt của mình thì lại không để ý tới? Sao anh lại nói với người anh em: “Hãy để tôi lấy cái rác ra khỏi mắt bạn”, trong khi có cả một cái xà trong con mắt anh? Hỡi kẻ đạo đức giả! Lấy cái xà ra khỏi mắt anh trước đã, rồi anh sẽ thấy rõ, để lấy cái rác ra khỏi mắt người anh em.” (Mt 7, 1-5)
2. “Các linh mục ở nhà thờ cũng đã từng sám hối nhiều lần, tại sao họ chỉ thích giải tội hay chia sẻ với đàn bà đẹp, mà lại thờ ơ trước cô nhi quả phụ xấu xí, dù họ đã lánh xa dục vọng giới tính của đời thế tục, tại sao lại lãng quên bỏ rơi những đàn bà đau khổ vì thiếu cả sắc đẹp lẫn tình thương?!” (hết trích). Tôi cũng không hiểu sao một người theo Công giáo lại có thể dẫn bừa, nhảm nhí, xúc phạm linh mục tòa giải tội. Các linh mục cụ thể là những ai đã vi phạm bí mật tòa giải tội? Tôi sẽ làm đơn hỏi Tòa GIám mục giáo phận Hà Nội về việc này. Tôi cũng mong giáo dân cùng tham gia phản biện.
3. “Hội Nhà văn độc lập của lão, theo tôi chỉ là thứ kéo dài mậu dịch. Mục đích dựng nên để tạo hội mậu dịch mới trong chế độ mới. Nhưng Chúa Trời nói “không ai thờ hai chủ, định chuẩn bị võ giở mình một cái ăn lộc hai chế độ, làm sao mà xong được?!” (hết trích). Một nhận định sai. Chưa có Hội nhà văn độc lập nào cả, cho đến nay chỉ có Ban vận động Văn đoàn độc lập với mục đích thành lập ra Văn đoàn độc lập.
Cũng không có dấu hiệu gì cho thấy đó là hội mậu dịch hay không thể không có chuyện ai đó thờ hai chủ. Việc gán cho Văn đoàn độc lập Hai mang là âm mưu thâm độc, ly gián các hội mang tính xã hội dân sự đang hình thành. Về cái nguyên lý “không ai thờ hai chủ” được dẫn ra có 2 cách hiểu:
- là quan niệm của Tống Nho “Tôi trung không ai thờ hai chủ” để ca ngợi kỷ cương của vua chúa, củng cố ngôi vị và hoàng tộc, đề cao phù chính thống. Điều này không thể đúng với nhà văn Nguyên Ngọc, con người phụng sự nhân dân và mang sứ mệnh canh tân văn hóa. Nếu cứ nói mà không thèm hiểu, hoặc là hủ Nho nửa mùa, rập khuôn theo phân loại “theo chủ cũ, không theo chủ mới” thì trước tiên nên xem xét lại chính tác giả Paul Nguyễn Hoàng Đức vì đã từng là dân an ninh.
- là lời dạy của Chúa “Không ai có thể làm tôi hai chủ: vì hoặc sẽ ghét chủ này mà yêu chủ kia, hoặc sẽ gắn bó với chủ này mà khinh dễ chủ nọ” (Lc 16, 13) với nghĩa là không được nhập nhằng theo Chúa mà vẫn thờ thần tiền, thờ danh, thờ vọng... Vậy thì trước tiên tác giả hãy tự xem lại mình có thờ danh, thờ vọng hay không?!
4. “Nó vừa được công bố giải tán và sụp đổ.” (hết trích). Lại thêm một sự à uôm, hồ đồ. Văn đoàn độc lập chưa được thành lập mà chỉ có Ban trù bị lấy đâu ra giải tán. Sự kiện tháng 2/1018, Quỹ Văn hóa Phan Châu Trinh đã dừng hoạt động, tác giả Paul Nguyễn Hoàng Đức đã quên phắt và xuyên tạc thành Hội nhà văn độc lập vừa được công bố giải tán. Ngoài ra, Quỹ văn hóa Phan Châu Trinh cũng không phải của nhà văn Nguyên Ngọc mà ở đây ông mang chức danh là Chủ tịch hội đồng khoa học của Quỹ.
5. “Nhân đây, tôi cũng nhắn nhủ với nhiều vị rằng: câu nói “chúng ta chưa có tài năng của các vị bây giờ là không hợp lẽ nữa, vì tôi nhiều hơn là một tài năng. Và tổ chức văn học nào giả đò lãng quên tôi thì đều thất bại như lão Nguyên Ngọc mà thôi”?!”. (trích). Và tiếp theo là những lời lẽ ngạo mạn, kiêu căng đến lố bịch. Các tổ chức chọn ai, quên ai đều là quyền của họ và tôi tin chắc đây là lời của kẻ ích kỷ, không biết mình biết người, “thùng rỗng kêu to”.
Đọc một bài viết ngắn, đầy rẫy những điều gièm pha, hạ thấp hèn hạ, thiếu hiểu biết và vô văn hóa như thế này về một nhà văn, nhà hoạt động xã hội đáng kính và biết ơn như Nguyên Ngọc, tôi chỉ có thể giả thiết rằng người viết bài này đang ở trạng thái tâm thần, say rượu hay là một kẻ tầm thường, một dư luận viên thấp cấp! Hạ thấp người khác không làm mình cao hơn, người giỏi thực sự, cống hiến hết mình vì cộng đồng thường khiêm tốn, ít tranh giành tên tuổi.
Nhân tiện đọc bài TUYÊN BỐ CUỐI CÙNG (của Nhà triết học số 1 châu Á) có đoạn “Tôi xin tuyên bố văn học Việt Nam có thể có rất nhiều nổi tiếng hơn tôi, nhưng tôi dám thách đố tất cả những người dám so tài với tôi” (trích) tôi khuyên ông Paul Nguyễn Hoàng Đức hãy thôi trò trẻ con đấu so tài đó đi và đừng nhầm lẫn giữa thắng những cuộc đấu Facebook với người giỏi của một lĩnh vực. Bởi ông hay hô hào về công lý là có người thứ ba”, xin mách nước ông muốn được công nhận chứ không phải mãi là tự nhận - Hãy tham gia thi thố ở những môi trường chuyên nghiệp của giới chuyên môn (bên ngoài FB), dịch các bài viết của mình ở tạp chí nước ngoài để giới chuyên môn công nhận, trao giải… Đừng à uôm “múa tay trong bị” làm gì.
Cuối bài, mời các bạn quay về một lời nhà giáo Phạm Toàn nói về Nguyên Ngọc với sự nghiệp giáo dục:
“...Nguyên Ngọc là một hiện thân của sự kiên trì văn hóa và giáo dục: hãy làm, làm đi, cứ làm đi đã, cuộc sống thực sẽ không bao giờ quên câu trả lời mà nhà hoạt động văn hóa - giáo dục trông chờ: "Bạn đang đúng hay đang sai, bạn đang đi gần tới cái đúng hơn hay bạn đang tiến sát tới vực sâu".
Trong hồ sơ riêng về Nguyên Ngọc, tình cờ mở ra, đọc được mấy dòng hết sức khôn ngoan chỉ có thể có trong tâm tư nhà văn hóa, nhà giáo dục - Nguyên Ngọc nhắc nhở chính mình hay đang nhắc nhở chúng ta đây:
"Không bao giờ nên chờ "khởi sắc văn hóa" trong một năm, dù là năm nhiều đại lễ. Những vấn đề văn hóa luôn luôn là những vấn đề dài hạn, cần liên tục nghiền ngẫm và xây đắp.
Khi kinh tế và cả xã hội lao tới, thì văn hóa phải lùi lại một chút, bởi văn hóa là gì, nếu không phải là sự bình tĩnh, bình tâm, sự vững chắc, vững chãi của xã hội và con người. Kinh tế là cần thiết, là quyết định, chính trị cũng vậy, chính trị rất quyết định, nhưng tôi cho là văn hóa mới quyết định hơn, bởi nó là cái nền, nó lâu dài hơn, kinh tế và cả chính trị nói cho cùng cũng chỉ là phương tiện, văn hóa mới là mãi mãi, trường cửu, nó ở với con người, đi cùng con người trên đường dài vô tận của con người; nó lo về cái vì đó mà con người sống, lẽ sống, lẽ hạnh phúc của con người ở đời, cái lẽ vì đó mà con người làm kinh tế và làm chính trị cùng bao nhiêu việc khác".
(Trích “Một Nguyên Ngọc nhà giáo”, Phạm Toàn, 2012)
Canh tân văn hóa giáo dục để thay đổi con người Việt Nam trước mắt và lâu dài luôn là những điều mà cả cuộc đời những người 86-87 tuổi như nhà văn Nguyên Ngọc, nhà giáo Phạm Toàn theo đuổi!
(Bùi Quang Minh, 10/6/2019)
- HẾT -
Kèm theo là 2 bài viết của Paul Nguyễn Hoàng Đức
---------------------------------------------------------------------
Paul Nguyễn Hoàng Đức
Bài 1. ĐÔI LẦN GẶP NHÀ VĂN NGUYÊN NGỌC
( Viết sau khi đọc bài của nhà thơ Trần Mạnh Hảo
“NHÀ VĂN NGUYÊN NGỌC NHƯ TÔI TỪNG BIẾT”)
Paul Nguyễn Hoàng Đức
Tôi gặp nhà văn Nguyên Ngọc đôi lần, theo cách mà ông xuất hiện, tôi hiểu ông là một “đại ca, đầu gấu hạng một của văn học mậu dịch”, đặc biệt tôi đã gặp ông ở khách sạn lớn phố Hai Bà Trưng khi Hội Nhà văn đón đoàn nhà văn Mỹ… Lúc học trò, tôi cũng đã đọc áng văn nổi tiếng của ông “Bắn Pháp chảy máu”. Chạm – cận mặt ông rất gần, nhưng tôi không thể nào cất tiếng chào được. Thú thực, vì tôi khinh thường ông. Tôi đã tự kiểm điểm mình nhiều vì tự mình tầm thường, vì quá trọng vào hình thức, bởi lẽ ông Ngọc quá bé nhỏ mà đen trùi trũi.
Các linh mục ở nhà thờ cũng đã từng sám hối nhiều lần, tại sao họ chỉ thích giải tội hay chia sẻ với đàn bà đẹp, mà lại thờ ơ trước cô nhi quả phụ xấu xí, dù họ đã lánh xa dục vọng giới tính của đời thế tục, tại sao lại lãng quên bỏ rơi những đàn bà đau khổ vì thiếu cả sắc đẹp lẫn tình thương?! Nói vậy thôi, đừng xét nét các linh mục quá, hãy nhớ rằng: vẻ đẹp cũng như tiền bạc hay quyền lực là những sức mạnh do Chúa Trời tạo ra, chúng được quyền ưu đãi, bởi thế cũng là lẽ công bằng.
Nhà văn là nghề đặc biệt thì không được quyền xấu, bởi lẽ cái xấu thể xác 99% dẫn đến cái xấu của tâm hồn. Trời ơi, Chúa Jesus và Đức Phật hay mẹ Maria mà xấu được à? Không trái lại, bậc Thánh rất đẹp! Tagor nhà thơ Ấn Độ xuất sắc hàng đầu châu Á và thế giới có đôi bàn tay rất đẹp. Sau con mắt là cửa sổ của tâm hồn, thì đôi tay cũng là cửa sổ của tâm hồn, vì đôi tay là hành động những gì trong não nghĩ ra. Tâm hồn xấu xa ô trọc không thể có nhà văn lớn?!
Tướng mạo lão Ngọc xấu quá, tôi không cất nổi lời chào. Tôi cứ dằn vặt và ân hận, vì biết đâu lão Ngọc tướng ngũ đoản, dù xấu xí nhưng ẩn tướng thì sao? Nếu mình bất công với lão, thì mình cũng xấu xa?!
Nhưng đọc bài của nhà thơ, nhà phê bình Trần Mạnh Hảo, tôi thấy việc không chào Nguyên Ngọc là mang dự cảm tiềm tàng của vô thức. Lão không đáng chào, và cho dù lão có nổi tiếng quốc doanh mậu dịch đến đâu, cũng chẳng có nghĩa lý gì khi:
“ Mấy lần đất nước đứng lên
Đứng lâu đã mỏi cho nên phải nằm”
Xuân Sách
Hội Nhà văn độc lập của lão, theo tôi chỉ là thứ kéo dài mậu dịch. Mục đích dựng nên để tạo hội mậu dịch mới trong chế độ mới. Nhưng Chúa Trời nói “không ai thờ hai chủ”, định chuẩn bị võ giở mình một cái ăn lộc hai chế độ, làm sao mà xong được?! Nó vừa được công bố giải tán và sụp đổ.
Nhân đây, tôi cũng nhắn nhủ với nhiều vị rằng: câu nói “chúng ta chưa có tài năng của các vị bây giờ là không hợp lẽ nữa, vì tôi nhiều hơn là một tài năng. Và tổ chức văn học nào giả đò lãng quên tôi thì đều thất bại như lão Nguyên Ngọc mà thôi”?!
Khi các vị không tạo ra thước đo phổ quát và nguyên lý, mong úp ba la tồn tại bằng cảm xúc ư, làm sao trụ được?!
Paul Đức 15/3/2019
.
------------------------------------
Bài 2. TUYÊN BỐ CUỐI CÙNG
của Nhà Triết học số 1 Châu Á
Tôi Paul Nguyễn Hoàng Đức, nhà văn, nhà thơ, nhà lý luận phê bình (bậc nhất Việt Nam), nhà nghiên cứu triết học bậc nhất Việt Nam, nhà biên kịch hôm nay có gặp luật sư Lê Quốc Quân và thầy Duy Thông: Luật sư Lê Quốc Quân có trình bày 2 ý kiến chính.
Một, có một số người nói Paul Nguyễn Hoàng Đức đã lộ diện là một nhà tình báo chiến lược cs, nghéo một cái ăn thịt luôn người hàng đầu đội ngũ dân chủ Việt Nam. Là nhà văn Nguyên Ngọc - nguyên tổng biên tập báo Văn Nghệ Việt Nam.
Hai, những người này lắc đầu và không coi danh tiếng văn học anh Đức ra gì cả. Tôi, Paul trả lời: Điều thứ nhất gọi tôi là nhà tình báo chiến lược là làm sang cho tôi, việc đó của mọi người tôi không thèm bàn.
Điều thứ hai về việc mỗi người đánh giá tôi không có tên tuổi văn học: Tôi xin tuyên bố văn học Việt Nam có thể có rất nhiều người nổi tiếng hơn tôi, nhưng tôi dám thách đố tất cả mọi người dám so tài với tôi.
Tôi xin tuyên bố lời cuối cùng của tôi: Quỹ này hay quỹ kia muốn trao giải văn học cho ai, mà dám trao giải cho ai ngoài tôi - một địa chỉ tài năng thật và tiến bộ thật, chỉ có chuốc lấy thất bại mà thôi.
Phần nhận xét hiển thị trên trang
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét