1. Qua vụ hàng trăm cán bộ, giảng viên, công nhân viên, kể cả Phó hiệu trưởng, Trường đại học Tôn Đức Thắng ký kiến nghị gửi lên những cấp cao nhất của bộ máy cai trị, tố Tổng liên đoàn Lao động VN (gọi tắt là công đoàn) ăn bám, sống tầm gửi, ký sinh, vòi tiền công sức mồ hôi nước mắt của người lao động, có thể thấy những tổ chức chính trị xã hội xứ này ngoài việc chỉ làm nhiệm vụ trang trí, hình thức, vô tích sự, tốn kém ngân sách, thì còn rất tệ hại, chứa nhiều ung nhọt.
Nó mang danh bảo vệ quyền lợi cho người lao động nhưng thực chất chỉ bảo vệ đảng, làm theo chỉ đạo của đảng. Khi người lao động gặp việc gì đó cần nó bảo vệ thì nó làm ngơ, im lặng, quay lưng, thậm chí còn đối lập với chính đối tượng mà nó nhân danh bảo vệ.
Xuân thu nhị kỳ, chỉ thấy họp và đánh chén, tâng bốc khen nhau.
Ông sếp cũ của tôi, một nhà đầu tư từ Hồng Kông, có lần bảo ông ạ, ở Hồng Kông tôi rất ngại công đoàn, tôi mà vi phạm điều gì thì chết với họ, nhưng ở nước ông, tôi chả ngại công đoàn bởi tôi nói gì thì họ nghe vậy. Vì vậy, khi các bố yêu cầu thành lập công đoàn là tôi OK ngay. Không có công đoàn, làm sao tôi trị nổi đám người lao động như các ông suốt ngày đòi tăng lương giảm giờ làm.
Công đoàn xứ này, có cũng như không, thậm chí không có còn hơn.
2. Vụ công đoàn và trường đại học Tôn Đức Thắng đấu nhau, lời qua tiếng lại, rồi chưa biết mèo nào cắn mỉu nào. Công đoàn lợi dụng mình là tổ chức chính trị xã hội hạng nhất (giống như hai thầy Min Đơ và Min Toa là cảnh binh hạng nhất trong tiểu thuyết Số Đỏ của cụ Vũ Trọng Phụng vậy) ra hết tuyên bố này tới phát ngôn khác, tổ chức họp báo, thông tin cả vú lấp miệng em, khăng khăng rằng mình không đòi thế này, không ép thế nọ. Thế nếu trường TĐT tung các văn bản, giấy tờ tang chứng vật chứng ra thì liệu họ có gận cổ tiếp nữa không.
Xưa nay, trong thể chế này, tất cả, từ đứa dân thường tới cơ quan đoàn thể, đều phải ngoan ngoãn, cung cúc nem nép nghe nhời cấp trên, nhất là trung ương, nay tự dưng có đứa dám chống, nên họ sợ gây hiệu ứng, họ dẹp cho bằng được.
Rất buồn cười, tay chủ tịch tổng liên đoàn Bùi Văn Cường dám nói một cách rất cửa quyền hách dịch rằng "Tổng LĐLĐ VN sẽ không 'đôi co' nói đi nói lại nữa. Tổng LĐLĐ VN sẽ có báo cáo gửi Bộ Chính trị, Ban bí thư để xin ý kiến và khi đó đúng sai, trắng đen thế nào sẽ rõ" (trịch báo Tuổi Trẻ). Giời ạ, đúng sai trên đời mà chỉ cần đơn giản thế thì có khác gì phát xít, độc tài.
Lại một tay nữa, anh oắt có tên Ngọ Duy Hiểu, vốn ngoi lên từ đoàn (chả hiểu sao một anh hỉ mũi chưa sạch mà người ta đôn lên cơ cấu làm đến phó chủ tịch tổng liên đoàn-công đoàn, mà dân cán bộ đoàn vốn thế nào, ai cũng biết rồi), hăng hái kiểu hồng vệ binh thế này "Quan điểm chúng tôi là không nói đi nói lại. Tuy nhiên sau khi có ý kiến của cấp trên rằng cần phải nói để ổn định tình hình, dư luận xã hội, nhất là trong giới sinh viên của trường. Đặc biệt đã có các trang mạng, tổ chức phản động lợi dụng việc này để nói xấu nên cấp trên yêu cầu chúng tôi phải lên tiếng", mới bé tí đã thở ra hơi sặc mùi lãnh tụ và cảnh sát. Tay này còn hàm hồ nói tổng liên đoàn đã đầu tư cả nghìn tỉ đồng cho trường, nhất là cấp hơn 100 hecta đất để xây dựng cơ sở vật chất. Vớ vẩn, đất nào của y, đất là tài sản, tài nguyên của nhà nước, của đất nước, chứ đất nào của công đoàn mà cũng đòi kể công.
Tốt nhất, Ban giám hiệu cái trường Tôn Đức Thắng kia tung ra hết những chứng cứ cần thiết để làm rõ trắng đen. Không được họp báo, không nắm được báo chí quốc doanh như người ta, đâu có nghĩa là cứ ngoan ngoãn đưa tay cho họ trói.
Nó mang danh bảo vệ quyền lợi cho người lao động nhưng thực chất chỉ bảo vệ đảng, làm theo chỉ đạo của đảng. Khi người lao động gặp việc gì đó cần nó bảo vệ thì nó làm ngơ, im lặng, quay lưng, thậm chí còn đối lập với chính đối tượng mà nó nhân danh bảo vệ.
Xuân thu nhị kỳ, chỉ thấy họp và đánh chén, tâng bốc khen nhau.
Ông sếp cũ của tôi, một nhà đầu tư từ Hồng Kông, có lần bảo ông ạ, ở Hồng Kông tôi rất ngại công đoàn, tôi mà vi phạm điều gì thì chết với họ, nhưng ở nước ông, tôi chả ngại công đoàn bởi tôi nói gì thì họ nghe vậy. Vì vậy, khi các bố yêu cầu thành lập công đoàn là tôi OK ngay. Không có công đoàn, làm sao tôi trị nổi đám người lao động như các ông suốt ngày đòi tăng lương giảm giờ làm.
Công đoàn xứ này, có cũng như không, thậm chí không có còn hơn.
2. Vụ công đoàn và trường đại học Tôn Đức Thắng đấu nhau, lời qua tiếng lại, rồi chưa biết mèo nào cắn mỉu nào. Công đoàn lợi dụng mình là tổ chức chính trị xã hội hạng nhất (giống như hai thầy Min Đơ và Min Toa là cảnh binh hạng nhất trong tiểu thuyết Số Đỏ của cụ Vũ Trọng Phụng vậy) ra hết tuyên bố này tới phát ngôn khác, tổ chức họp báo, thông tin cả vú lấp miệng em, khăng khăng rằng mình không đòi thế này, không ép thế nọ. Thế nếu trường TĐT tung các văn bản, giấy tờ tang chứng vật chứng ra thì liệu họ có gận cổ tiếp nữa không.
Xưa nay, trong thể chế này, tất cả, từ đứa dân thường tới cơ quan đoàn thể, đều phải ngoan ngoãn, cung cúc nem nép nghe nhời cấp trên, nhất là trung ương, nay tự dưng có đứa dám chống, nên họ sợ gây hiệu ứng, họ dẹp cho bằng được.
Rất buồn cười, tay chủ tịch tổng liên đoàn Bùi Văn Cường dám nói một cách rất cửa quyền hách dịch rằng "Tổng LĐLĐ VN sẽ không 'đôi co' nói đi nói lại nữa. Tổng LĐLĐ VN sẽ có báo cáo gửi Bộ Chính trị, Ban bí thư để xin ý kiến và khi đó đúng sai, trắng đen thế nào sẽ rõ" (trịch báo Tuổi Trẻ). Giời ạ, đúng sai trên đời mà chỉ cần đơn giản thế thì có khác gì phát xít, độc tài.
Lại một tay nữa, anh oắt có tên Ngọ Duy Hiểu, vốn ngoi lên từ đoàn (chả hiểu sao một anh hỉ mũi chưa sạch mà người ta đôn lên cơ cấu làm đến phó chủ tịch tổng liên đoàn-công đoàn, mà dân cán bộ đoàn vốn thế nào, ai cũng biết rồi), hăng hái kiểu hồng vệ binh thế này "Quan điểm chúng tôi là không nói đi nói lại. Tuy nhiên sau khi có ý kiến của cấp trên rằng cần phải nói để ổn định tình hình, dư luận xã hội, nhất là trong giới sinh viên của trường. Đặc biệt đã có các trang mạng, tổ chức phản động lợi dụng việc này để nói xấu nên cấp trên yêu cầu chúng tôi phải lên tiếng", mới bé tí đã thở ra hơi sặc mùi lãnh tụ và cảnh sát. Tay này còn hàm hồ nói tổng liên đoàn đã đầu tư cả nghìn tỉ đồng cho trường, nhất là cấp hơn 100 hecta đất để xây dựng cơ sở vật chất. Vớ vẩn, đất nào của y, đất là tài sản, tài nguyên của nhà nước, của đất nước, chứ đất nào của công đoàn mà cũng đòi kể công.
Tốt nhất, Ban giám hiệu cái trường Tôn Đức Thắng kia tung ra hết những chứng cứ cần thiết để làm rõ trắng đen. Không được họp báo, không nắm được báo chí quốc doanh như người ta, đâu có nghĩa là cứ ngoan ngoãn đưa tay cho họ trói.
Nguyễn Thông
Phần nhận xét hiển thị trên trang
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét