Ông Võ Văn Tạo nhấn mạnh với nền báo chí bị bưng bít đó, hậu quả không những tai hại cho xã hội mà còn là tai hại cho chính chế độ nữa: “Trước mắt thì có thể là như một liều thuốc doping để các ông ấy tự ru ngủ. Nhưng cái đó là cái chết. Chắc chắn nếu duy trì chính sách đó thì nó hại ngay chính chế độ này, bởi vì nếu anh không đi thẳng vào thực tiễn, không nhìn thẳng vào vấn đề với tình hình thực tế, thì anh sẽ bị bệnh chủ quan, đến lúc nào đó, nó như ung thư sẽ bùng phát ra, giống như vua ngày xưa chỉ thích cận thần nịnh hót, thì mất ngay vàng lúc nào không biết.”
Nhà báo Mai Phan Lợi từng làm việc ở báo Thanh Niên, nói với chúng tôi về quan niệm của chế độ hiện tại ở Việt Nam về cách xếp loại tin “xấu” hay tin “tốt”.
“Đúng là ở Việt Nam và các nước có một độ vênh nhất định về quan điểm về tin xấu, tin tốt. Đối với Việt nam thì luật báo chí có qui định là báo chí được quyền thông tin sự thật, nhưng phải phù hợp với lợi ích của nhà nước và tổ chức nào đó. Việc định ra tin tốt tin xấu là trên cái nền tảng xây dựng luật và quan điểm như thế.”
Song song với việc khuyến cáo các tờ báo tại Việt Nam hạn chế việc đưa những thông tin được cho là tiêu cực, ông Nguyễn Mạnh Hùng còn nói rằng Việt Nam đang phát triển mạnh mẽ, được bạn bè các nước và các tổ chức quốc tế ghi nhận.
Nhà báo về hưu Chu Vĩnh Hải, đang sống tại Vũng Tàu không đồng ý như vậy. Theo ông, những chuyện xấu xảy ra trong xã hội nhiều hơn những chuyện tốt.
“Ông Nguyễn Mạnh Hùng nói xã hội Việt Nam có nhiều tốt đẹp là ông ấy nói theo suy nghĩ của một người lãnh đạo, một người đứng đầu bộ máy của chính quyền, và họ tách rời ra khỏi cuộc sống của nhân dân.”
Chúng tôi không liên lạc được với ông Nguyễn Mạnh Hùng để bình luận về buổi họp với Cục báo chí và các Tổng biên tập báo chí.
Trước đây ít lâu khi có tin ông Nguyễn Mạnh Hùng sẽ đứng đầu Bộ Thông tin và Truyền thông, nhà báo Võ Văn Tạo tại Nha Trang nói với RFA rằng ông Hùng có thể sẽ không khắt khe với báo chí như những người tiền nhiệm của ông, vì ông không phải là những cán bộ chính trị, tư tưởng như họ.
Khi bài báo về lời khuyến nghị giới hạn 10% những chuyện tiêu cực được loan đi, ông Võ Văn Tạo nói với chúng tôi rằng ông đã giả định rằng ông Nguyễn Mạnh Hùng là người từng đi học ở nước ngoài, có thể có đầu óc cởi mở, nhưng phát biểu của ông Hùng vừa qua với giới báo chí đúng là một sự áp đặt, siết lại tự do báo chí. Ông đưa ra hai nguyên nhân:
“Có hai khả năng. Một là ông này bản chất không như thế, nhưng mà khi ngồi vào chỗ đấy thì phải như thế, không làm như thế thì bộ máy nó sẽ nghiến anh. Còn thứ hai là ông ấy là một người cơ hội. Giờ nhảy lên làm bộ trưởng, mà biết lấy lòng các phe phái diều hâu, cực đoan thì tiến còn nhanh nữa, có thể nhảy vào Ban tuyên giáo Trung ương, làm phó ban, trưởng ban, vào Bộ Chính trị, rồi thậm chí nhảy lên làm Tổng Bí thư, Thường trực Ban bí thư.”
Nếu như báo chí Việt Nam sẽ bị kiểm soát khắt khe hơn, thì các nhà báo Việt Nam sẽ tuân thủ như thế nào? Trong khi trong thời gian qua đã có không ít những nhà báo dám dấn thân tìm hiểu sự thật, đôi khi phải trả giá bằng cả sự nghiệp của mình.
Một trong những nhà báo đó là ông Đỗ Cao Cường, từng làm cho Báo Pháp Luật, nhưng phải rời bỏ nơi này vì những phóng sự về ô nhiễm môi trường của ông đã không được đăng tải, thậm chí ông còn nhận nhiều lời đe dọa.
“Theo tôi thì rất khó trong một môi trường như vậy. Người ta đấu tranh thì sẽ bị đấu tranh. Tất nhiên có những nhà báo tử tế thật sự, nhưng mà để sống lâu năm trong những tòa soạn như thế thì rất khó.”
Ông Mai Phan Lợi cũng cho rằng khuynh hướng chung của các nhà báo sẽ là tuân thủ:
“Nếu mình tiết lộ một sự thật, đụng tới một nhóm nào đó thì hậu quả thấy ngay trước mắt. Nhưng việc họ im lặng mà xã hội phải chịu hậu quả thì cái đó khó đo lường. Thế cho nên người ta thấy ngay là chấp hành qui định của luật báo chí và định hướng thông tin của cơ quan tuyên truyền thì nó tốt hơn. Họ không đo lường được hậu quả của một xã hội bị bưng bít thông tin.”
Ông Võ Văn Tạo nhấn mạnh rằng với nền báo chí bị bưng bít đó, hậu quả không những tai hại cho xã hội mà còn là tai hại cho chính chế độ nữa:
“Trước mắt thì có thể là như một liều thuốc doping để các ông ấy tự ru ngủ. Nhưng cái đó là cái chết. Chắc chắn nếu duy trì chính sách đó thì nó hại ngay chính chế độ này, bởi vì nếu anh không đi thẳng vào thực tiễn, không nhìn thẳng vào vấn đề với tình hình thực tế, thì anh sẽ bị bệnh chủ quan, đến lúc nào đó, nó như ung thư sẽ bùng phát ra, giống như vua ngày xưa chỉ thích cận thần nịnh hót, thì mất ngay vàng lúc nào không biết.”
Ông nêu ra dẫn chứng là chính nhờ sự cởi mở của báo chí Việt Nam vào những năm 1980, nêu lên được những vấn đề cần phải giải quyết trong xã hội, mà xã hội Việt Nam được phát triển tốt hơn, và đó cũng chính là điều duy trì sự tồn tại của chính Đảng Cộng sản.
Không có cái nhìn khá bi quan như của ông Đỗ Cao Cường và Mai Phan Lợi, một người làm trong lĩnh vực truyền thông trong nước không muốn nêu tên nói rằng:
“Với những người trẻ, khi anh nói điều đó xấu thì bản thân tôi phải biết được tại sao nó xấu, và nó xấu như thế nào. Lớp trẻ hiểu biết nhiều. Khi người cộng sản nói cái nhóm đó xấu, thì tôi phải đến gặp nhóm đó để biết tại sao họ xấu, và xấu vì cái gì.”
Ông Đỗ Cao Cường thì nhận xét rằng với cách chỉ đưa tin có lợi cho nhà nước, trong khi mạng xã hội lại phát triển mạnh mẽ, người dân giành được quyền đưa và tìm kiếm thông tin đa chiều, báo chí Việt Nam sẽ gặp rất nhiều khó khăn.
Kính Hòa
Tin "tiêu cực" chỉ được phép chiếm 10% trên báo chí Việt Nam
Vào ngày 13/8/2018, ông Nguyễn Mạnh Hùng, Quyền Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông có một cuộc họp với Cục báo chí và các Tổng biên tập các tờ báo Việt Nam. Tại cuộc họp này ông Hùng đưa ra lời khuyến nghị là các tin “tiêu cực” chỉ nên chiếm 10% nội dung của các tờ báo. Nhà báo về hưu Chu Vĩnh Hải, đang sống tại Vũng Tàu không đồng ý như vậy. Theo ông, những chuyện xấu xảy ra trong xã hội nhiều hơn những chuyện tốt. “Ông Nguyễn Mạnh Hùng nói xã hội Việt Nam có nhiều tốt đẹp là ông ấy nói theo suy nghĩ của một người lãnh đạo, một người đứng đầu bộ máy của chính quyền, và họ tách rời ra khỏi cuộc sống của nhân dân.”
Một sạp báo trên đường phố Việt Nam. 2012.
Chuyện đưa ra một công thức giới hạn những thông tin tiêu cực của ông quyền Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông, nhắc người ta nhớ đến những khuyến nghị vẫn thường xuyên được các nhà tuyên truyền của chế độ đưa ra là không đưa những tin không có lợi, và có những tin xấu cần hạn chế.Nhà báo Mai Phan Lợi từng làm việc ở báo Thanh Niên, nói với chúng tôi về quan niệm của chế độ hiện tại ở Việt Nam về cách xếp loại tin “xấu” hay tin “tốt”.
“Đúng là ở Việt Nam và các nước có một độ vênh nhất định về quan điểm về tin xấu, tin tốt. Đối với Việt nam thì luật báo chí có qui định là báo chí được quyền thông tin sự thật, nhưng phải phù hợp với lợi ích của nhà nước và tổ chức nào đó. Việc định ra tin tốt tin xấu là trên cái nền tảng xây dựng luật và quan điểm như thế.”
Song song với việc khuyến cáo các tờ báo tại Việt Nam hạn chế việc đưa những thông tin được cho là tiêu cực, ông Nguyễn Mạnh Hùng còn nói rằng Việt Nam đang phát triển mạnh mẽ, được bạn bè các nước và các tổ chức quốc tế ghi nhận.
Nhà báo về hưu Chu Vĩnh Hải, đang sống tại Vũng Tàu không đồng ý như vậy. Theo ông, những chuyện xấu xảy ra trong xã hội nhiều hơn những chuyện tốt.
“Ông Nguyễn Mạnh Hùng nói xã hội Việt Nam có nhiều tốt đẹp là ông ấy nói theo suy nghĩ của một người lãnh đạo, một người đứng đầu bộ máy của chính quyền, và họ tách rời ra khỏi cuộc sống của nhân dân.”
Chúng tôi không liên lạc được với ông Nguyễn Mạnh Hùng để bình luận về buổi họp với Cục báo chí và các Tổng biên tập báo chí.
Đối với Việt nam thì luật báo chí có qui định là báo chí được quyền thông tin sự thật, nhưng phải phù hợp với lợi ích của nhà nước và tổ chức nào đó -Nhà báo Mai Phan Lợi
Khi bài báo về lời khuyến nghị giới hạn 10% những chuyện tiêu cực được loan đi, ông Võ Văn Tạo nói với chúng tôi rằng ông đã giả định rằng ông Nguyễn Mạnh Hùng là người từng đi học ở nước ngoài, có thể có đầu óc cởi mở, nhưng phát biểu của ông Hùng vừa qua với giới báo chí đúng là một sự áp đặt, siết lại tự do báo chí. Ông đưa ra hai nguyên nhân:
“Có hai khả năng. Một là ông này bản chất không như thế, nhưng mà khi ngồi vào chỗ đấy thì phải như thế, không làm như thế thì bộ máy nó sẽ nghiến anh. Còn thứ hai là ông ấy là một người cơ hội. Giờ nhảy lên làm bộ trưởng, mà biết lấy lòng các phe phái diều hâu, cực đoan thì tiến còn nhanh nữa, có thể nhảy vào Ban tuyên giáo Trung ương, làm phó ban, trưởng ban, vào Bộ Chính trị, rồi thậm chí nhảy lên làm Tổng Bí thư, Thường trực Ban bí thư.”
Nếu như báo chí Việt Nam sẽ bị kiểm soát khắt khe hơn, thì các nhà báo Việt Nam sẽ tuân thủ như thế nào? Trong khi trong thời gian qua đã có không ít những nhà báo dám dấn thân tìm hiểu sự thật, đôi khi phải trả giá bằng cả sự nghiệp của mình.
“Theo tôi thì rất khó trong một môi trường như vậy. Người ta đấu tranh thì sẽ bị đấu tranh. Tất nhiên có những nhà báo tử tế thật sự, nhưng mà để sống lâu năm trong những tòa soạn như thế thì rất khó.”
Ông Mai Phan Lợi cũng cho rằng khuynh hướng chung của các nhà báo sẽ là tuân thủ:
“Nếu mình tiết lộ một sự thật, đụng tới một nhóm nào đó thì hậu quả thấy ngay trước mắt. Nhưng việc họ im lặng mà xã hội phải chịu hậu quả thì cái đó khó đo lường. Thế cho nên người ta thấy ngay là chấp hành qui định của luật báo chí và định hướng thông tin của cơ quan tuyên truyền thì nó tốt hơn. Họ không đo lường được hậu quả của một xã hội bị bưng bít thông tin.”
Ông Võ Văn Tạo nhấn mạnh rằng với nền báo chí bị bưng bít đó, hậu quả không những tai hại cho xã hội mà còn là tai hại cho chính chế độ nữa:
“Trước mắt thì có thể là như một liều thuốc doping để các ông ấy tự ru ngủ. Nhưng cái đó là cái chết. Chắc chắn nếu duy trì chính sách đó thì nó hại ngay chính chế độ này, bởi vì nếu anh không đi thẳng vào thực tiễn, không nhìn thẳng vào vấn đề với tình hình thực tế, thì anh sẽ bị bệnh chủ quan, đến lúc nào đó, nó như ung thư sẽ bùng phát ra, giống như vua ngày xưa chỉ thích cận thần nịnh hót, thì mất ngay vàng lúc nào không biết.”
Ông nêu ra dẫn chứng là chính nhờ sự cởi mở của báo chí Việt Nam vào những năm 1980, nêu lên được những vấn đề cần phải giải quyết trong xã hội, mà xã hội Việt Nam được phát triển tốt hơn, và đó cũng chính là điều duy trì sự tồn tại của chính Đảng Cộng sản.
Không có cái nhìn khá bi quan như của ông Đỗ Cao Cường và Mai Phan Lợi, một người làm trong lĩnh vực truyền thông trong nước không muốn nêu tên nói rằng:
“Với những người trẻ, khi anh nói điều đó xấu thì bản thân tôi phải biết được tại sao nó xấu, và nó xấu như thế nào. Lớp trẻ hiểu biết nhiều. Khi người cộng sản nói cái nhóm đó xấu, thì tôi phải đến gặp nhóm đó để biết tại sao họ xấu, và xấu vì cái gì.”
Ông Đỗ Cao Cường thì nhận xét rằng với cách chỉ đưa tin có lợi cho nhà nước, trong khi mạng xã hội lại phát triển mạnh mẽ, người dân giành được quyền đưa và tìm kiếm thông tin đa chiều, báo chí Việt Nam sẽ gặp rất nhiều khó khăn.
Kính Hòa
Phần nhận xét hiển thị trên trang
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét