tại kỳ họp Quốc hội cuối năm
VNE Thứ sáu, 24/8/2018, 19:19 (GMT+7)
Chính phủ sẽ tiếp tục xin ý kiến cử tri, các tổ chức, chuyên gia về dự án Luật Đơn vị hành chính kinh tế đặc biệt.
Thiếu tướng Nguyễn Mai Bộ: 'Cần lấy ý kiến người dân về dự Luật đặc khu'
Chiều 24/8, Tổng thư ký Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc cho biết, dự kiến, tại kỳ họp thứ 6 diễn ra vào tháng 10/2018, Quốc hội chưa xem xét dự án Luật Đơn vị hành chính kinh tế đặc biệt (gọi tắt là Luật Đặc khu).
Lý cho lùi thời gian xem xét được ông Phúc cho hay là để tiếp tục xin ý kiến cử tri tri, nhân dân, các tổ chức, chuyên gia, nhà khoa học để hoàn chỉnh dự án thông qua vào kỳ họp sau.
Theo Tổng thư ký Quốc hội, việc lấy ý kiến đang và sẽ được Chính phủ thực hiện.
.
Đại biểu Quốc hội bấm nút biểu quyết lùi thông qua dự án Luật Đặc khu ngày 11/6.
Ảnh: Hoàng Phong
Ảnh: Hoàng Phong
Dự án Luật Đơn vị hành chính kinh tế đặc biệt được Chính phủ trình Quốc hội cho ý kiến tại kỳ họp thứ 4 (tháng 10/2017); sau đó, đã được tiếp thu, chỉnh lý để trình Quốc hội tại kỳ họp thứ năm (tháng 5/2018).
Các đơn vị dự kiến xây dựng đặc khu gồm Vân Đồn (Quảng Ninh), Bắc Vân Phong (Khánh Hoà), Phú Quốc (Kiên Giang).
Qua thảo luận tại hội trường, đa số ý kiến tán thành sự cần thiết ban hành Luật. Tuy nhiên, đây là dự án luật mới, phức tạp, chưa có tiền lệ; nhiều quy định về cơ chế, chính sách trong dự thảo luật mang tính đột phá cả về tổ chức bộ máy và quan điểm, định hướng phát triển trong điều kiện hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng và bối cảnh tình hình quốc tế, khu vực có nhiều diễn biến phức tạp; ý kiến của đại biểu Quốc hội, các cán bộ lão thành, chuyên gia, nhà khoa học và cử tri về một số nội dung của dự án luật còn khác nhau.
Trên cơ sở nghiêm túc tiếp thu ý kiến đại biểu Quốc hội, các tầng lớp nhân dân và cử tri, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã thận trọng, cân nhắc nhiều mặt và thống nhất với Chính phủ chỉnh lý quy định của dự thảo luật về thời hạn sử dụng đất để sản xuất kinh doanh áp dụng theo quy định của Luật Đất đai hiện hành, không quy định trường hợp đặc biệt kéo dài đến 99 năm.
Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng thống nhất với Chính phủ đề nghị Quốc hội cho điều chỉnh thời gian thông qua dự án Luật này từ kỳ họp thứ 5 sang kỳ họp thứ 6 (tháng 10/2018) để có thêm thời gian nghiên cứu, tiếp thu tối đa các ý kiến xác đáng.
Sáng 11/6, hơn 85% đại biểu Quốc hội đã bấm nút đồng ý lùi Luật đặc khu theo đề nghị trên. Như vậy, với thông tin từ ông Nguyễn Hạnh Phúc, dự án Luật đặc khu thêm một lần nữa dự kiến lùi thời gian trình Quốc hội xem xét thông qua.
Bảo Hà
Phần nhận xét hiển thị trên trang
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét