Trong bài viết ở Tân Cương, tỉ lệ 500 nhân viên an ninh cho 100.000 dân, tức 200 dân / 1 công an, rất cao theo chuẩn thế giới. Ở VN tỷ lệ này cũng cao khủng khiếp, đã được nêu nhiều lần trên blog này.
Rồi sau đó một sự im ắng ma quái đã bao trùm lên cả thành phố. Vào chiều thứ Sáu, đúng vào thời điểm cầu nguyện quan trọng trong tuần của người Hồi giáo, vậy mà quảng trường trước đền thờ Hồi giáo Id Kah vĩ đại hầu như vắng tanh bóng người. Người ta không nghe tiếng vọng của vị Muezzin từ tháp cao, mời gọi đi lễ cầu kinh, mà lâu chỉ nghe các tiếng bíp nho nhỏ, mỗi khi một trong số ít ỏi tín đồ đi ngang qua máy dò kim loại ở phía trước đền. Hàng chục camera trên cao theo dõi nhất cử nhất động. Hàng loạt nhân viên an ninh, một số đồng phục, một số thường phục, đi rảo quanh khu phố cổ. Họ đi trong im lặng, như thể đang ráng nghe những gì đang diễn ra trong óc người dân.
Và các nhà báo cũng không được để yên. Ngay sau khi chúng tôi tới, hai nhân viên cảnh sát đã hỏi chuyện chúng tôi – phóng viên báo chí. Một trong 2 người đó đã đi ra từ một phòng ngủ nằm ngay trên tầng lầu khách sạn của chúng tôi sáng hôm sau. Khi chúng tôi đi dạo phố sáng hôm sau, nhiều nhân viên mặc thường phục đã đi theo bám gót, cuối cùng thì đếm lên tới tám người cả thảy với ba chiếc xe, trong đó có một chiếc xe Honda màu đen, mà biển số bị dán lại. Đó là dấu hiệu của những xe thuộc sở an ninh nhà nước. Trung tâm thành phố Kashgar được trang bị bằng camera đến mọi tận góc cùng ngỏ hẹp. Khi chúng tôi vừa mới nói chuyện với một ai đó thì ngay lập tức vài nhân viên an ninh xuất hiện đột ngột, lôi người đó ra xa để hỏi giấy tờ.
Cuối cùng, như chúng tôi sẽ kể trong phần sau, thì họ cũng sẽ bắt giữ chúng tôi. Nhưng cho dù cách đối xử của nhân viên công lực đối với các nhà báo nước ngoài ở Tân Cương có tồi tệ hay thô bạo đến mấy đi nữa, thì cái đó có thể được xem là vô hại, nếu người ta so sánh với sự đàn áp cùng cực của nhà nước đối với người dân Uyghur.
Không có nơi nào trên thế giới, có lẽ thậm chí kể cả Bắc Triều Tiên cũng không bằng, mà dân cư lại bị theo dõi, kiểm soát rộng khắp như trong “Khu tự trị Uyghur Tân Cương”, một vùng rộng gấp bốn lần rưỡi diện tích của nước Đức, giáp ranh tám quốc gia, trong đó có Pakistan, Afghanistan, Tajikistan và Kazakhstan.
Sự đàn áp đã xảy quá nhiều năm rồi, nhưng những tháng gần đây nó đã gia tăng tột bực. Nó chủ yếu nhắm vào dân tộc thiểu số Uyghur, một dân tộc Turkic khoảng mười triệu dân theo Hồi giáo Sunni, mà Bắc Kinh coi như một yếu tố phá hoại chính sách xây dựng một “xã hội hài hòa”. Một loạt các cuộc tấn công liên quan đến các chiến binh Uyghur đã làm gia tăng sự ngờ vực này gấp bội.
Người Uyghur tự cho mình là một dân tộc thiểu số bị kỳ thị về mặt văn hóa, tôn giáo và kinh tế. Lúc Tân Cương sát nhập vào Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa năm 1949, thì tỉ lệ dân số của họ tại khu tự trị này là 80%. Qua chính sách của nhà nước chủ ý đưa dân gốc Hán ào ạt qua sinh sống trong vùng, thì nay tỉ lệ dân số người Uyghur tụt xuống còn 45%. Chính những người nhập cư là tập thể được hưởng lợi nhiều nhất từ sự bùng nổ kinh tế trong khu vực, một vùng rất giàu có về tài nguyên thiên nhiên, dầu hỏa, khí đốt và than đá.
Người Uyghur đã chống lại ý đồ này – và đó là lý do tại sao Bắc Kinh cho thiết lập một chế độ theo dõi kiểm soát dân chúng có một không hai trên thế giới. Ngay cả ở tỉnh khác của một nhà nước công an mật vụ như Trung Quốc cũng chưa có như vậy. Theo nghiên cứu của chuyên gia người Đức về Tân Cương là ông Adrian Zenz, thì chỉ từ mùa hè năm 2016, chính quyền tỉnh đã tuyển dụng hơn 90.000 công an, tăng gấp hai lần so với bảy năm trước. Với tỉ lệ 500 nhân viên an ninh cho 100.000 dân, thì mật độ công an ở Tân Cương cao gần bằng vùng lân cận Tây Tạng.
Đồng thời, Bắc Kinh cũng trang bị cho tỉnh miền cực tây này những công cụ và công nghệ theo dõi kiểm soát hiện đại nhất: Từ các siêu đô thị như Ürümqi đến những ngôi làng miền núi xa xôi nhất, camera soi rọi mọi ngõ đường. Tại các ga xe lửa, sân bay và ở các trạm kiểm soát mọc lên khắp nơi, máy quét mống mắt (Iris-Scanner) và máy rà wifi (Wifi-Sniffer) được đem ra sử dụng rộng khắp – đó là thiết bị và phần mềm, để rà soát lưu lượng truy cập của mạng không dây.
Mọi thông tin lấy được, đưa ngay đến “Hệ tích hợp dữ liệu hành động chung”, nơi lưu trữ mọi dữ liệu khác của cư dân: động thái mua sắm, giao dịch ngân hàng, tình trạng sức khỏe, cũng như hồ sơ DNA của mọi người dân Tân Cương đều bị sưu tầm và lưu trữ.
Bất cứ ai để lại một dấu vết dữ liệu nào đáng nghi ngờ trên đó, anh ta sẽ bị bắt giam ngay. Chính phủ đã dựng lên một mạng lưới với hàng trăm trại cải tạo. Hàng chục ngàn người đã biến mất chỉ trong vòng một tháng qua. Theo ước tính của nhà nghiên cứu Zenz, con số đó có thể lên đến cả trăm ngàn. Nhưng số chính xác rất khó biết được. Không nơi nào trong số các tỉnh của Trung Quốc mà kiểm duyệt lại gắt gao và các cơ quan chức năng lại kín miệng như tại Tân Cương.
Dù vậy, bức tranh tổng thể mà chúng tôi có được từ cuộc hành trình xuyên qua tỉnh cực tây này của Trung Quốc cùng với hàng loạt cuộc trao đổi – với tất cả những người mà chúng tôi phải giữ kín danh tính – là thật rõ ràng: Tân Cương, một trong những vùng sâu vùng xa và lạc hậu nhất của xứ sở kinh tế Trung Quốc, là một dystopia – một xã hội hoang tưởng rùng rợn – đã trở thành hiện thực. Và Tân Cương cho ta một khái niệm về những gì mà một chế độ độc tài áp bức có khả năng nhào nặn ra với công nghệ hiện đại của thế kỷ 21.
ÜRÜMQI: CẢNH SÁT, TRẠM CANH KHU PHỐ VÀ HỆ THỐNG CHỉ ĐIỂM
Thủ phủ của Tân Cương, với Skyline hiện đại với hàng chục tòa nhà chọc trời, có khoảng ba triệu rưỡi dân trong đó ba phần tư là người Hán. Nhóm dân tộc thiểu số lớn nhất là người Uyghur (Duy Ngô Nhĩ). Ngoài ra trong thành phố còn có những người Kazakh, Mông Cổ và các thành viên của dân tộc Hui, những người nói tiếng Trung nhưng theo Hồi giáo. Một biểu ngữ to được treo trên xa lộ vành đai 4 làn của Ürümqi ghi: “Tất cả các dân tộc anh em đều gắn bó với nhau như các hạt của một quả lựu“.
“Thật ra, ông không thể tin tưởng người Uyghur đâu!” một người đàn ông Hán từng làm việc cho quân đội nói. “Họ giả vờ là bạn của ông, nhưng thật ra họ chỉ gắn bó thực lòng với nhau mà thôi.”
Lòng nghi ngờ giữa hai nhóm dân tộc Uyghur và Hán đã gia tăng trong nhiều thập kỷ qua. Năm 2009, các cuộc bạo động sắc tộc đã bùng nổ ở Ürümqi, giết chết gần 200 người, phần lớn là người Hán. Năm 2014, một số người Uyghur đã đâm chém chết 31 người tại thành phố Côn Minh, ngay sau đó hai chiếc xe đã chạy với tốc độ cao và tông thẳng vào một khu chợ đông đảo tại Ürümqi, giết chết hàng chục. Từ đó đến nay, dù các vụ tấn công lớn chết người đã giảm, nhưng trong cộng đồng người Hán có tiếng đồn rằng: Ở phía nam Tân Cương luôn luôn xảy ra những xung đột nghiêm trọng, nhưng dân chúng không biết vì bị ém nhẹm thông tin mà thôi.
Để giải quyết tình trạng bạo loạn, Bắc Kinh đã cho triệu Chen Quanguo – người đứng đầu đảng lâu nay tại khu tự trị Tây Tạng – về Tân Cương. Trong hai năm qua lãnh tụ mới này đã thực hiện tại Tân Cương tất cả những gì mà ông ta đã làm ở Tây Tạng: Chen đã cho dựng lên hàng ngàn đồn công an trong các thành phố như Ürümqi: Cứ mỗi ngã tư lớn đều có các trạm canh có hình dáng lô cốt, được bao bọc bởi dây thép gai và được canh gác cẩn mật ngày đêm.
Thêm vào đó, Chen đã cho thành lập hệ thống kiểm tra khu phố, theo đó các thành viên của chi bộ đảng trong khu vực có quyền đến xét nhà và nghe ngóng các gia đình cư dân: Ai đang sống ở đây? Ai đã đến thăm? Họ đã nói cái gì? Và dường như bằng chừng đó còn chưa đủ, cho nên nhà nước cũng thanh tra luôn các nhân viên thanh tra của họ: Nhiều căn hộ được cung cấp các nhãn mã vạch mà các nhân viên công lực phải quét bằng máy để chứng minh mình đã đến xét nhà dân – và các nhãn mã vạch này lại được dán bên trong cửa ra vào!
Để đẩy thêm việc theo dõi và kiểm soát dân chúng, nhà nước còn có chính sách biến từng người dân thường thành những người dòm ngó, theo dõi hàng xóm và chỉ điểm cho nhà nước. Một người buôn bán ở Ürümqi kể: “Họ đến nhà tôi đầu năm nay, họ bảo: Anh và hàng xóm của anh từ nay chịu trách nhiệm lẫn nhau. Nếu một trong 2 anh làm gì bậy bạ, chúng tôi sẽ bắt người kia”. Một người buôn bán nói, anh ấy yêu đất nước của mình, “nhưng tôi từ chối không theo dõi những người hàng xóm của tôi”.
Một tài xế ở Ürümqi chỉ tay về phía các tòa nhà chọc trời ở trung tâm thành phố và cho biết: “Người tiền nhiệm của lãnh tụ Chen đã chủ trương phát triển kinh tế Tân Cương thật tốt: Ông ta bảo rằng, một khi đời sống người dân đã khá lên rồi thì khu vực này chắc chắn sẽ an toàn hơn. Nhưng ngày nay chẳng ai tin vào chuyện đó nữa. Nền kinh tế đã càng ngày càng phát triển, nhưng chính sách đàn áp cũng càng ngày càng triệt để hơn”.
TURPAN: NGHĨA VỤ VŨ TRANG
Turpan nằm ở một ốc đảo về phía đông nam của Ürümqi, cách hai giờ lái xe, sát trên con đường tơ lụa lịch sử. Hàng ngàn năm qua, người Hoa, người Ba Tư và người Uyghur, người theo đạo Phật, đạo Mani và đạo Hồi đã để lại chùa chiền và đền thờ của họ ở đây. Đó là một vùng trồng nho và một nơi chiêm niệm. Bên ngoài ốc đảo có hai phố cổ đổ nát, còn ở giữa thành phố thì có một bảo tàng tân tiến dành riêng cho lịch sử phong phú của Turpan. Nhưng bất cứ người nào muốn vào bảo tàng đều phải chìa thẻ chứng minh nhân dân của mình ra. Hàng rào bảo tàng viện được gia cố bằng dây thép gai. Hàng chục camera giám sát chỉa vào công viên xung quanh có một ao nước và sân chơi cho trẻ con.
Các nhân viên bảo vệ của bảo tàng đội nón sắt và mặc áo chống đạn. Bên cạnh máy quét hành lý ở lối vào, người ta thấy nhiều lá chắn cận chiến để đứng dựa vào tường. Một nhân viên bán hàng lưu niệm của bảo tàng giới thiệu ngay: “quý vị có thể mua mọi thứ ở đây, qua bên kia đường là thấy ngay”.
Đúng là trước viện bảo tàng có một cửa hàng cho đồ thiết bị an toàn: nón sắt, lưỡi lê, thiết bị điện tử để giám sát, dùi cui (bán từng bó 12 cái), nhưng đặc biệt là áo giáp. “300 nhân dân tệ một cái”, một người bán nói, tương đương với khoảng 40 euro. “Nhưng chúng chỉ có thể bảo vệ chống dao đâm mà thôi. Chúng tôi cũng có áo chống đạn, nhưng đắt hơn. Mấy ông có giấy tờ cho phép không?”
Các thiết bị này được quảng bá cho việc bảo vệ các cửa hàng và nhà hàng cũng như bảo tàng viện, bệnh viện và khách sạn. Các nhà kinh doanh có nghĩa vụ tăng cường các biện pháp an ninh. “Vừa rồi đã có một chỉ thị mới”, một chủ khách sạn ở Turpan vừa nói với chúng tôi vừa chỉ một tờ giấy đóng dấu: Cứ mỗi lần vào một khách sạn, người ta phải xuất trình thẻ chứng minh nhân dân của mình, bất kể là anh đã đi ra hay đi vào bao nhiêu chục lần trong ngày đó. Khách sạn bị buộc phải mướn thêm nhân viên an ninh mới. Việc trang bị vũ khí không chỉ là một biện pháp an ninh ở Tân Cương, nó còn là một chương trình tạo ra công ăn việc làm.
Khi đi ngang qua một trong những đồn công an mới dựng, một người đàn ông Uyghur cố nén hậm hực và nói: “Cứ mỗi cái hầm này có 30 ông ngồi bên trong: 30 ông, 30 bữa ăn sáng, 30 bữa ăn trưa và ăn tối, mỗi ngày. Tất cả để làm gì, và ai trả tiền cho tất cả cái trò đó?”
HOTAN: “ĐI HỌC”
Thành phố ốc đảo của Hotan với 300.000 cư dân nằm ở phía tây nam của sa mạc Taklamakan. Và bởi vì ở đây đã xảy ra nhiều loạt tấn công bạo động, nên tình trạng giám sát trong thành phố này ngặt nghèo chưa từng thấy.
Khi phóng viên của tạp chí Der Spiegel chúng tôi đến thăm Hotan vào năm 2014, chúng tôi vẫn có thể có những đường dây không chính thức để tiếp xúc được với một người đàn ông, nghe anh ta kể về sự tàn bạo của nhà nước đối với các làng xung quanh. Một cuộc tiếp xúc như vậy ngày hôm nay là một chuyện không tưởng. Lần này anh chỉ thông báo cho chúng tôi qua một tin nhắn: Cả việc di chuyển từ làng này sang làng khác của người dân bình thường không thể thực hiện được nếu không có công văn cho phép, thì đừng nói chi đến chuyện đi gặp người nước ngoài. “Có thể trong vài năm nữa nhé“, anh viết. Và: “Xin các bạn xóa toàn bộ thư tín này khỏi điện thoại của bạn ngay lập tức. Xin xóa tất cả những gì có thể gây nghi ngờ“.
Ở ngoại ô thành phố có một trung tâm thương mại mới toanh, nhưng chỉ chưa đầy một phần năm các cửa hàng được mở cửa. Hầu hết số còn lại vừa bị đóng cửa mới đây thôi: Trên những bảng niêm phong trên cửa ra vào người ta ghi “Biện pháp nhằm đảm bảo sự ổn định”. Một người qua đường nói nhỏ với chúng tôi “Tất cả được đi học hết”, vừa nói mà mắt cứ ngó láo liên chung quanh.
“Qu xuexi”, đi học, là một trong những câu nói thường được nghe nhất ở Tân Cương những ngày này. Đó là kiểu nói bóng gió khi một ai bị bắt và biệt tăm từ đó. Các “trường học” là các trại cải tạo, trong đó những người bị bắt – không giấy tờ và không có án tòa – bị buộc phải học tiếng Trung và học về chủ nghĩa yêu nước.
Gần một nửa số những người mà chúng tôi gặp ngẫu nhiên trong chuyến đi của chúng tôi đều cho hay là họ có người thân hoặc người quen “bị bắt đi học tập”: Một tài xế ở Hotan kể về ông nội 72 tuổi của mình, một nhà buôn nói về ông thầy dạy học con gái mình và một hành khách cùng chuyến máy bay về một người bạn thân nhất của mình.
Mặc dù các câu chuyện kể lại rất khác nhau, nhưng chúng lại rất giống nhau ở nhiều chi tiết quan trọng: Hầu hết các nạn nhân là nam giới, những cuộc ruồng bắt thường xảy ra vào ban đêm hay sáng sớm. Lý do được đưa ra là: vì đương sự có liên lạc với nước ngoài, vì đi cầu kinh ở đền thờ Hồi giáo quá siêng năng hoặc vì có nội dung quốc cấm trên điện thoại di động hoặc máy tính. Các thân nhân của họ thường không biết tông tích gì của những người bị bắt trong nhiều tháng trời. Và nếu có tranh đấu chật vật để được gặp họ lại, thì thân nhân cũng sẽ không bao giờ được nhìn họ tận mặt, mà 2 bên chỉ thấy nhau trên một màn hình trong phòng thăm tù của trại cải tạo mà thôi.
Tại một chợ Hotan, chúng tôi đang đứng trò chuyện với một người bán thảm, thì đột nhiên một phụ nữ lạ mặc chiếc váy ngắn xuất hiện. Cô cho hay làm việc trong cơ quan nhà nước, và hôm hay được nghỉ phép. Cô ta nói cô sẵn lòng làm thông dịch cho cuộc trò chuyện của chúng tôi từ tiếng Uyghur sang tiếng Trung. Sau đó khi đi qua khu chợ gần như hoang vắng, cô giải thích thêm: “Không, việc các cửa hàng bị đóng cửa này chẳng liên quan gì đến trại cải tạo cả. Các nhân viên bán hàng chỉ được gửi cho đi đào tạo kỹ thuật mà thôi“. Sau đó, cô lịch sự chào chúng tôi.
Một vài giờ sau đó, chúng tôi ra ga để lấy tàu hỏa đi Kashgar cách đó 500 cây số. Nhà ga được bảo vệ nghiêm mật như một căn cứ quân sự, người ta phải vượt qua 3 trạm kiểm soát, dưới hàng chục camera giám sát trước khi vào được sân ga.
Khi chúng tôi hỏi thăm cô soát vé xe về chỗ ngồi của mình thì cô ta buộc miệng ngay với một nữ đồng nghiệp: “À, đây là ông nhà báo nước ngoài đó“. Xe lửa đầy hành khách, hàng trăm người có. Cô soát vé dẫn chúng tôi đi qua thêm mấy toa nữa, đến tận toa có chỗ ngồi đã đặt của chúng tôi, thì… ô hay, thật là một sự trùng hợp ngẫu nhiên, người phụ nữ trong trang phục ngắn, người đã từng sẵn sàng làm thông dịch cho chúng tôi hồi nãy, nay đã ngồi trong toa đó trước rồi!
KASHGAR: HÌNH ẢNH ”NHẠY CẢM”
Chuyến đi Kashgar kéo dài sáu tiếng, ngang qua mhiều thị trấn khác nhau, cũng nằm trên những ốc đảo, mà khi nói tên ra thì dân Trung Quốc nghĩ ngay tới các khu kháng chiến của người Uyghur: Moyu, Pishan, Shache, Shule. Tất cả các nhà ga đều có trạm kiểm soát cẩn mật và được bao bọc bằng hàng rào dây thép gai. Mỗi khi tàu đến một nhà ga nào, thì đứng trên bến tàu không phải chỉ là một mình nhân viên trưởng nhà ga, mà luôn luôn còn thêm một cảnh sát viên cầm dùi cui hoặc súng ống.
Kashgar là một trị trấn với trên hai ngàn năm tuổi, nó là một trạm nghỉ quan trọng của con đường tơ lụa lịch sử. Trước đây du khách có thể tham quan một trong những thị trấn Hồi giáo lịch sử nhưng được bảo tồn tốt nhất ở Trung Á, với nhà cửa xây bằng đất sét nung. Nhưng nay nhà nước đã cho phá đa số các ngôi nhà cổ nhất, rồi cho xây mới toàn bộ một khu du lịch màu mè.
Không như ở Ürümqi và Turpan, hầu hết các xe taxi ở Kashgar đều được trang bị với hai camera. Một chỉa vào chỗ ngồi bên cạnh tài xế, một thì chỉa ra băng ghế sau chở hành khách. Người tài xế giải thích cho chúng tôi: “Quy định này mới có một năm nay. Các camera được kết nối thẳng đến đồn công an. Chúng được vặn lên hay tắt đi, tất cả đều được điều khiển từ xa, chúng tôi hoàn toàn chịu, không làm gì được cả“.
Một cuộc phóng sự báo chí bình thường ở Kashgar là chuyện không thể. Không ai muốn tiếp xúc với chúng tôi hết. Một nhà hoạt động nhân quyền người Uyghur trước đây bốn năm còn tiếp chúng tôi, thì nay không trả lời bất kỳ tin nhắn nào cả, số điện thoại của anh ấy đã bị dẹp bỏ. Như chúng tôi biết được sau này, thì ra anh ta bị bắt đi mất tích vài tháng trước. Anh ta hiện ở trong trại cải tạo hay trong nhà tù nào, không ai biết hết.
Và rồi thì cảnh sát đã tìm tới chúng tôi, như chúng tôi đã kể mém mém ở phần đầu bài phóng sự này. Thật ra họ chưa bao giờ để chúng tôi ra khỏi tầm mắt của họ.
Vụ việc xảy ra khi chúng tôi vô một hàng trái cây và mua mơ. Ở đó chúng tôi bắt chuyện với một phụ nữ đang ngồi đọc sách. Đó là một quyển sách dạy tiếng, bà ta đang học tiếng Trung. Ở phía nam Tân Cương, rất ít người Uyghur trên 20 tuổi nói được tiếng Trung giỏi.
Chúng tôi chỉ trao đổi vài lời với bà ta, nhưng khi chúng tôi sắp đi thì ba người – từng đi theo kè kè chúng tôi thời gian qua, trong đó có một bà mặc áo khoác đỏ – đi vào cửa hàng và nói chuyện với phụ nữ người Uyghur. Tôi xoay người lại và thu cảnh này với chiếc điện thoại di động của mình. Hơi bị bất ngờ, các cán bộ nhà nước ngưng ngay cuộc nói chuyện, làm như không có chuyện gì và lấy tay che mặt lại.
Một tiếng đồng hồ sau, một công an và một vài nhân viên an ninh khác đến gõ cửa chúng tôi, đi cùng có cả bà áo đỏ. Họ nói bà ta là một du khách, bà ấy cho biết bà đã bị thu hình mà không có sự đồng ý của mình. Theo luật của Trung Quốc thì khúc phim này phải bị xóa. Rồi anh công an dẫn chúng tôi về đồn, nơi đây anh ta tịch thu lấy điện thoại di dộng, không những xóa cái clip nói trên, mà còn xóa thêm mọi cảnh quay khác có hình của các nhân viên nhà nước từng bám chân chúng tôi. Anh ta răn đe chúng tôi không được thu những “hình ảnh nhạy cảm” nữa. Sau đó họ thả chúng tôi.
Ở Kashgar người ta có thể chứng kiến sự dò xét quá sức của nhà nước công an Trung Quốc. Nhưng cấp độ kiểm soát sắp tới đã được chính quyền Bắc Kinh chuẩn bị rồi: Họ có ý định áp dụng trên toàn quốc một cái gọi là “hệ thống tín dụng xã hội”, với mục tiêu là đánh giá “sự đáng tin cậy” của từng công dân, để tưởng thưởng những ai có lòng trung thành với nhà cầm quyền và trừng phạt những người mà họ cho là có hành vi sai trái. Trong khi việc thực hiện dự án dò xét này ở các vùng đông đúc dân cư khác của Trung Quốc tiến triển tương đối trễ nải và chỉ làm được vài nơi mà thôi, thì tại Tân Cương, người Uyghur dường như đã được bao phủ bởi một hệ thống tính điểm tương tự. Nó tập trung chủ yếu vào các chi tiết mà giới công an muốn biết.
Số điểm ban đầu của mỗi gia đình là 100 điểm, nhưng bất kỳ ai đó có liên hệ hoặc có thân nhân ở nước ngoài, đặc biệt là ở các nước Hồi giáo như Thổ Nhĩ Kỳ, Ai Cập hay Malaysia, đều bị phạt với khoản khấu trừ lớn. Nếu bạn có ít hơn 60 điểm, thì bạn đang gặp nguy cơ. Một lời nói sai, một lần cầu nguyện thêm hoặc một cuộc gọi điện thoại quá nhiều, bạn có thể được gửi đi “học” bất cứ lúc nào./.
Nguồn: http://www.spiegel.de/international/world/china-s-xinjiang-province-a-surveillance-state-unlike-any-the-world-has-ever-seen-a-1220174.html
Tỉnh Tân Cương của Trung Quốc: Một nhà nước công an trị thế giới chưa hề thấy
Bernhard Zand / Spiegel - Nguyễn Văn Vui dịch
Ở miền cực tây của đất nước của mình, chính quyền Bắc Kinh đang kiểm soát gắt gao thiểu số người Uyghur bằng các phương tiện hiện đại. Hàng chục ngàn người đã bắt đem đi mất vào những trại cải tạo. Bài này kể lại cuộc hành trình vào một vùng ma quái.
Cảnh sát đi tuần chung quanh đền thờ Hồi giáo Id-Kah tại Kashgar
Ai sống trong thành phố Kashgar ở miền tây xa xôi của Trung Quốc có lẽ phải cảm thấy như đang sống ở Baghdad sau chiến tranh. Còi báo động hú vang, xe tuần tra bọc thép chạy rần rần trong phố và máy bay chiến đấu phản lực vờn ầm ỉ trên không. Số khách sạn ít ỏi, nơi có một vài du khách lẻ tẻ ở, đều bị che cửa kính đục mờ. Với những động tác nóng nảy, nghênh ngang, viên cảnh sát trong áo chống đạn và nón sắt đang điều khiển giao thông trên đường. Ai chần chừ chưa kịp tuân thủ đều bị hét mắng loạn lên.Rồi sau đó một sự im ắng ma quái đã bao trùm lên cả thành phố. Vào chiều thứ Sáu, đúng vào thời điểm cầu nguyện quan trọng trong tuần của người Hồi giáo, vậy mà quảng trường trước đền thờ Hồi giáo Id Kah vĩ đại hầu như vắng tanh bóng người. Người ta không nghe tiếng vọng của vị Muezzin từ tháp cao, mời gọi đi lễ cầu kinh, mà lâu chỉ nghe các tiếng bíp nho nhỏ, mỗi khi một trong số ít ỏi tín đồ đi ngang qua máy dò kim loại ở phía trước đền. Hàng chục camera trên cao theo dõi nhất cử nhất động. Hàng loạt nhân viên an ninh, một số đồng phục, một số thường phục, đi rảo quanh khu phố cổ. Họ đi trong im lặng, như thể đang ráng nghe những gì đang diễn ra trong óc người dân.
Và các nhà báo cũng không được để yên. Ngay sau khi chúng tôi tới, hai nhân viên cảnh sát đã hỏi chuyện chúng tôi – phóng viên báo chí. Một trong 2 người đó đã đi ra từ một phòng ngủ nằm ngay trên tầng lầu khách sạn của chúng tôi sáng hôm sau. Khi chúng tôi đi dạo phố sáng hôm sau, nhiều nhân viên mặc thường phục đã đi theo bám gót, cuối cùng thì đếm lên tới tám người cả thảy với ba chiếc xe, trong đó có một chiếc xe Honda màu đen, mà biển số bị dán lại. Đó là dấu hiệu của những xe thuộc sở an ninh nhà nước. Trung tâm thành phố Kashgar được trang bị bằng camera đến mọi tận góc cùng ngỏ hẹp. Khi chúng tôi vừa mới nói chuyện với một ai đó thì ngay lập tức vài nhân viên an ninh xuất hiện đột ngột, lôi người đó ra xa để hỏi giấy tờ.
Cuối cùng, như chúng tôi sẽ kể trong phần sau, thì họ cũng sẽ bắt giữ chúng tôi. Nhưng cho dù cách đối xử của nhân viên công lực đối với các nhà báo nước ngoài ở Tân Cương có tồi tệ hay thô bạo đến mấy đi nữa, thì cái đó có thể được xem là vô hại, nếu người ta so sánh với sự đàn áp cùng cực của nhà nước đối với người dân Uyghur.
Không có nơi nào trên thế giới, có lẽ thậm chí kể cả Bắc Triều Tiên cũng không bằng, mà dân cư lại bị theo dõi, kiểm soát rộng khắp như trong “Khu tự trị Uyghur Tân Cương”, một vùng rộng gấp bốn lần rưỡi diện tích của nước Đức, giáp ranh tám quốc gia, trong đó có Pakistan, Afghanistan, Tajikistan và Kazakhstan.
Sự đàn áp đã xảy quá nhiều năm rồi, nhưng những tháng gần đây nó đã gia tăng tột bực. Nó chủ yếu nhắm vào dân tộc thiểu số Uyghur, một dân tộc Turkic khoảng mười triệu dân theo Hồi giáo Sunni, mà Bắc Kinh coi như một yếu tố phá hoại chính sách xây dựng một “xã hội hài hòa”. Một loạt các cuộc tấn công liên quan đến các chiến binh Uyghur đã làm gia tăng sự ngờ vực này gấp bội.
Người Uyghur tự cho mình là một dân tộc thiểu số bị kỳ thị về mặt văn hóa, tôn giáo và kinh tế. Lúc Tân Cương sát nhập vào Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa năm 1949, thì tỉ lệ dân số của họ tại khu tự trị này là 80%. Qua chính sách của nhà nước chủ ý đưa dân gốc Hán ào ạt qua sinh sống trong vùng, thì nay tỉ lệ dân số người Uyghur tụt xuống còn 45%. Chính những người nhập cư là tập thể được hưởng lợi nhiều nhất từ sự bùng nổ kinh tế trong khu vực, một vùng rất giàu có về tài nguyên thiên nhiên, dầu hỏa, khí đốt và than đá.
Người Uyghur đã chống lại ý đồ này – và đó là lý do tại sao Bắc Kinh cho thiết lập một chế độ theo dõi kiểm soát dân chúng có một không hai trên thế giới. Ngay cả ở tỉnh khác của một nhà nước công an mật vụ như Trung Quốc cũng chưa có như vậy. Theo nghiên cứu của chuyên gia người Đức về Tân Cương là ông Adrian Zenz, thì chỉ từ mùa hè năm 2016, chính quyền tỉnh đã tuyển dụng hơn 90.000 công an, tăng gấp hai lần so với bảy năm trước. Với tỉ lệ 500 nhân viên an ninh cho 100.000 dân, thì mật độ công an ở Tân Cương cao gần bằng vùng lân cận Tây Tạng.
Đồng thời, Bắc Kinh cũng trang bị cho tỉnh miền cực tây này những công cụ và công nghệ theo dõi kiểm soát hiện đại nhất: Từ các siêu đô thị như Ürümqi đến những ngôi làng miền núi xa xôi nhất, camera soi rọi mọi ngõ đường. Tại các ga xe lửa, sân bay và ở các trạm kiểm soát mọc lên khắp nơi, máy quét mống mắt (Iris-Scanner) và máy rà wifi (Wifi-Sniffer) được đem ra sử dụng rộng khắp – đó là thiết bị và phần mềm, để rà soát lưu lượng truy cập của mạng không dây.
Mọi thông tin lấy được, đưa ngay đến “Hệ tích hợp dữ liệu hành động chung”, nơi lưu trữ mọi dữ liệu khác của cư dân: động thái mua sắm, giao dịch ngân hàng, tình trạng sức khỏe, cũng như hồ sơ DNA của mọi người dân Tân Cương đều bị sưu tầm và lưu trữ.
Bất cứ ai để lại một dấu vết dữ liệu nào đáng nghi ngờ trên đó, anh ta sẽ bị bắt giam ngay. Chính phủ đã dựng lên một mạng lưới với hàng trăm trại cải tạo. Hàng chục ngàn người đã biến mất chỉ trong vòng một tháng qua. Theo ước tính của nhà nghiên cứu Zenz, con số đó có thể lên đến cả trăm ngàn. Nhưng số chính xác rất khó biết được. Không nơi nào trong số các tỉnh của Trung Quốc mà kiểm duyệt lại gắt gao và các cơ quan chức năng lại kín miệng như tại Tân Cương.
Dù vậy, bức tranh tổng thể mà chúng tôi có được từ cuộc hành trình xuyên qua tỉnh cực tây này của Trung Quốc cùng với hàng loạt cuộc trao đổi – với tất cả những người mà chúng tôi phải giữ kín danh tính – là thật rõ ràng: Tân Cương, một trong những vùng sâu vùng xa và lạc hậu nhất của xứ sở kinh tế Trung Quốc, là một dystopia – một xã hội hoang tưởng rùng rợn – đã trở thành hiện thực. Và Tân Cương cho ta một khái niệm về những gì mà một chế độ độc tài áp bức có khả năng nhào nặn ra với công nghệ hiện đại của thế kỷ 21.
ÜRÜMQI: CẢNH SÁT, TRẠM CANH KHU PHỐ VÀ HỆ THỐNG CHỉ ĐIỂM
Thủ phủ của Tân Cương, với Skyline hiện đại với hàng chục tòa nhà chọc trời, có khoảng ba triệu rưỡi dân trong đó ba phần tư là người Hán. Nhóm dân tộc thiểu số lớn nhất là người Uyghur (Duy Ngô Nhĩ). Ngoài ra trong thành phố còn có những người Kazakh, Mông Cổ và các thành viên của dân tộc Hui, những người nói tiếng Trung nhưng theo Hồi giáo. Một biểu ngữ to được treo trên xa lộ vành đai 4 làn của Ürümqi ghi: “Tất cả các dân tộc anh em đều gắn bó với nhau như các hạt của một quả lựu“.
“Thật ra, ông không thể tin tưởng người Uyghur đâu!” một người đàn ông Hán từng làm việc cho quân đội nói. “Họ giả vờ là bạn của ông, nhưng thật ra họ chỉ gắn bó thực lòng với nhau mà thôi.”
Lòng nghi ngờ giữa hai nhóm dân tộc Uyghur và Hán đã gia tăng trong nhiều thập kỷ qua. Năm 2009, các cuộc bạo động sắc tộc đã bùng nổ ở Ürümqi, giết chết gần 200 người, phần lớn là người Hán. Năm 2014, một số người Uyghur đã đâm chém chết 31 người tại thành phố Côn Minh, ngay sau đó hai chiếc xe đã chạy với tốc độ cao và tông thẳng vào một khu chợ đông đảo tại Ürümqi, giết chết hàng chục. Từ đó đến nay, dù các vụ tấn công lớn chết người đã giảm, nhưng trong cộng đồng người Hán có tiếng đồn rằng: Ở phía nam Tân Cương luôn luôn xảy ra những xung đột nghiêm trọng, nhưng dân chúng không biết vì bị ém nhẹm thông tin mà thôi.
Để giải quyết tình trạng bạo loạn, Bắc Kinh đã cho triệu Chen Quanguo – người đứng đầu đảng lâu nay tại khu tự trị Tây Tạng – về Tân Cương. Trong hai năm qua lãnh tụ mới này đã thực hiện tại Tân Cương tất cả những gì mà ông ta đã làm ở Tây Tạng: Chen đã cho dựng lên hàng ngàn đồn công an trong các thành phố như Ürümqi: Cứ mỗi ngã tư lớn đều có các trạm canh có hình dáng lô cốt, được bao bọc bởi dây thép gai và được canh gác cẩn mật ngày đêm.
Thêm vào đó, Chen đã cho thành lập hệ thống kiểm tra khu phố, theo đó các thành viên của chi bộ đảng trong khu vực có quyền đến xét nhà và nghe ngóng các gia đình cư dân: Ai đang sống ở đây? Ai đã đến thăm? Họ đã nói cái gì? Và dường như bằng chừng đó còn chưa đủ, cho nên nhà nước cũng thanh tra luôn các nhân viên thanh tra của họ: Nhiều căn hộ được cung cấp các nhãn mã vạch mà các nhân viên công lực phải quét bằng máy để chứng minh mình đã đến xét nhà dân – và các nhãn mã vạch này lại được dán bên trong cửa ra vào!
Để đẩy thêm việc theo dõi và kiểm soát dân chúng, nhà nước còn có chính sách biến từng người dân thường thành những người dòm ngó, theo dõi hàng xóm và chỉ điểm cho nhà nước. Một người buôn bán ở Ürümqi kể: “Họ đến nhà tôi đầu năm nay, họ bảo: Anh và hàng xóm của anh từ nay chịu trách nhiệm lẫn nhau. Nếu một trong 2 anh làm gì bậy bạ, chúng tôi sẽ bắt người kia”. Một người buôn bán nói, anh ấy yêu đất nước của mình, “nhưng tôi từ chối không theo dõi những người hàng xóm của tôi”.
Một tài xế ở Ürümqi chỉ tay về phía các tòa nhà chọc trời ở trung tâm thành phố và cho biết: “Người tiền nhiệm của lãnh tụ Chen đã chủ trương phát triển kinh tế Tân Cương thật tốt: Ông ta bảo rằng, một khi đời sống người dân đã khá lên rồi thì khu vực này chắc chắn sẽ an toàn hơn. Nhưng ngày nay chẳng ai tin vào chuyện đó nữa. Nền kinh tế đã càng ngày càng phát triển, nhưng chính sách đàn áp cũng càng ngày càng triệt để hơn”.
TURPAN: NGHĨA VỤ VŨ TRANG
Turpan nằm ở một ốc đảo về phía đông nam của Ürümqi, cách hai giờ lái xe, sát trên con đường tơ lụa lịch sử. Hàng ngàn năm qua, người Hoa, người Ba Tư và người Uyghur, người theo đạo Phật, đạo Mani và đạo Hồi đã để lại chùa chiền và đền thờ của họ ở đây. Đó là một vùng trồng nho và một nơi chiêm niệm. Bên ngoài ốc đảo có hai phố cổ đổ nát, còn ở giữa thành phố thì có một bảo tàng tân tiến dành riêng cho lịch sử phong phú của Turpan. Nhưng bất cứ người nào muốn vào bảo tàng đều phải chìa thẻ chứng minh nhân dân của mình ra. Hàng rào bảo tàng viện được gia cố bằng dây thép gai. Hàng chục camera giám sát chỉa vào công viên xung quanh có một ao nước và sân chơi cho trẻ con.
Các nhân viên bảo vệ của bảo tàng đội nón sắt và mặc áo chống đạn. Bên cạnh máy quét hành lý ở lối vào, người ta thấy nhiều lá chắn cận chiến để đứng dựa vào tường. Một nhân viên bán hàng lưu niệm của bảo tàng giới thiệu ngay: “quý vị có thể mua mọi thứ ở đây, qua bên kia đường là thấy ngay”.
Đúng là trước viện bảo tàng có một cửa hàng cho đồ thiết bị an toàn: nón sắt, lưỡi lê, thiết bị điện tử để giám sát, dùi cui (bán từng bó 12 cái), nhưng đặc biệt là áo giáp. “300 nhân dân tệ một cái”, một người bán nói, tương đương với khoảng 40 euro. “Nhưng chúng chỉ có thể bảo vệ chống dao đâm mà thôi. Chúng tôi cũng có áo chống đạn, nhưng đắt hơn. Mấy ông có giấy tờ cho phép không?”
Các thiết bị này được quảng bá cho việc bảo vệ các cửa hàng và nhà hàng cũng như bảo tàng viện, bệnh viện và khách sạn. Các nhà kinh doanh có nghĩa vụ tăng cường các biện pháp an ninh. “Vừa rồi đã có một chỉ thị mới”, một chủ khách sạn ở Turpan vừa nói với chúng tôi vừa chỉ một tờ giấy đóng dấu: Cứ mỗi lần vào một khách sạn, người ta phải xuất trình thẻ chứng minh nhân dân của mình, bất kể là anh đã đi ra hay đi vào bao nhiêu chục lần trong ngày đó. Khách sạn bị buộc phải mướn thêm nhân viên an ninh mới. Việc trang bị vũ khí không chỉ là một biện pháp an ninh ở Tân Cương, nó còn là một chương trình tạo ra công ăn việc làm.
Khi đi ngang qua một trong những đồn công an mới dựng, một người đàn ông Uyghur cố nén hậm hực và nói: “Cứ mỗi cái hầm này có 30 ông ngồi bên trong: 30 ông, 30 bữa ăn sáng, 30 bữa ăn trưa và ăn tối, mỗi ngày. Tất cả để làm gì, và ai trả tiền cho tất cả cái trò đó?”
HOTAN: “ĐI HỌC”
Thành phố ốc đảo của Hotan với 300.000 cư dân nằm ở phía tây nam của sa mạc Taklamakan. Và bởi vì ở đây đã xảy ra nhiều loạt tấn công bạo động, nên tình trạng giám sát trong thành phố này ngặt nghèo chưa từng thấy.
Khi phóng viên của tạp chí Der Spiegel chúng tôi đến thăm Hotan vào năm 2014, chúng tôi vẫn có thể có những đường dây không chính thức để tiếp xúc được với một người đàn ông, nghe anh ta kể về sự tàn bạo của nhà nước đối với các làng xung quanh. Một cuộc tiếp xúc như vậy ngày hôm nay là một chuyện không tưởng. Lần này anh chỉ thông báo cho chúng tôi qua một tin nhắn: Cả việc di chuyển từ làng này sang làng khác của người dân bình thường không thể thực hiện được nếu không có công văn cho phép, thì đừng nói chi đến chuyện đi gặp người nước ngoài. “Có thể trong vài năm nữa nhé“, anh viết. Và: “Xin các bạn xóa toàn bộ thư tín này khỏi điện thoại của bạn ngay lập tức. Xin xóa tất cả những gì có thể gây nghi ngờ“.
Ở ngoại ô thành phố có một trung tâm thương mại mới toanh, nhưng chỉ chưa đầy một phần năm các cửa hàng được mở cửa. Hầu hết số còn lại vừa bị đóng cửa mới đây thôi: Trên những bảng niêm phong trên cửa ra vào người ta ghi “Biện pháp nhằm đảm bảo sự ổn định”. Một người qua đường nói nhỏ với chúng tôi “Tất cả được đi học hết”, vừa nói mà mắt cứ ngó láo liên chung quanh.
“Qu xuexi”, đi học, là một trong những câu nói thường được nghe nhất ở Tân Cương những ngày này. Đó là kiểu nói bóng gió khi một ai bị bắt và biệt tăm từ đó. Các “trường học” là các trại cải tạo, trong đó những người bị bắt – không giấy tờ và không có án tòa – bị buộc phải học tiếng Trung và học về chủ nghĩa yêu nước.
Gần một nửa số những người mà chúng tôi gặp ngẫu nhiên trong chuyến đi của chúng tôi đều cho hay là họ có người thân hoặc người quen “bị bắt đi học tập”: Một tài xế ở Hotan kể về ông nội 72 tuổi của mình, một nhà buôn nói về ông thầy dạy học con gái mình và một hành khách cùng chuyến máy bay về một người bạn thân nhất của mình.
Mặc dù các câu chuyện kể lại rất khác nhau, nhưng chúng lại rất giống nhau ở nhiều chi tiết quan trọng: Hầu hết các nạn nhân là nam giới, những cuộc ruồng bắt thường xảy ra vào ban đêm hay sáng sớm. Lý do được đưa ra là: vì đương sự có liên lạc với nước ngoài, vì đi cầu kinh ở đền thờ Hồi giáo quá siêng năng hoặc vì có nội dung quốc cấm trên điện thoại di động hoặc máy tính. Các thân nhân của họ thường không biết tông tích gì của những người bị bắt trong nhiều tháng trời. Và nếu có tranh đấu chật vật để được gặp họ lại, thì thân nhân cũng sẽ không bao giờ được nhìn họ tận mặt, mà 2 bên chỉ thấy nhau trên một màn hình trong phòng thăm tù của trại cải tạo mà thôi.
Tại một chợ Hotan, chúng tôi đang đứng trò chuyện với một người bán thảm, thì đột nhiên một phụ nữ lạ mặc chiếc váy ngắn xuất hiện. Cô cho hay làm việc trong cơ quan nhà nước, và hôm hay được nghỉ phép. Cô ta nói cô sẵn lòng làm thông dịch cho cuộc trò chuyện của chúng tôi từ tiếng Uyghur sang tiếng Trung. Sau đó khi đi qua khu chợ gần như hoang vắng, cô giải thích thêm: “Không, việc các cửa hàng bị đóng cửa này chẳng liên quan gì đến trại cải tạo cả. Các nhân viên bán hàng chỉ được gửi cho đi đào tạo kỹ thuật mà thôi“. Sau đó, cô lịch sự chào chúng tôi.
Một vài giờ sau đó, chúng tôi ra ga để lấy tàu hỏa đi Kashgar cách đó 500 cây số. Nhà ga được bảo vệ nghiêm mật như một căn cứ quân sự, người ta phải vượt qua 3 trạm kiểm soát, dưới hàng chục camera giám sát trước khi vào được sân ga.
Khi chúng tôi hỏi thăm cô soát vé xe về chỗ ngồi của mình thì cô ta buộc miệng ngay với một nữ đồng nghiệp: “À, đây là ông nhà báo nước ngoài đó“. Xe lửa đầy hành khách, hàng trăm người có. Cô soát vé dẫn chúng tôi đi qua thêm mấy toa nữa, đến tận toa có chỗ ngồi đã đặt của chúng tôi, thì… ô hay, thật là một sự trùng hợp ngẫu nhiên, người phụ nữ trong trang phục ngắn, người đã từng sẵn sàng làm thông dịch cho chúng tôi hồi nãy, nay đã ngồi trong toa đó trước rồi!
KASHGAR: HÌNH ẢNH ”NHẠY CẢM”
Chuyến đi Kashgar kéo dài sáu tiếng, ngang qua mhiều thị trấn khác nhau, cũng nằm trên những ốc đảo, mà khi nói tên ra thì dân Trung Quốc nghĩ ngay tới các khu kháng chiến của người Uyghur: Moyu, Pishan, Shache, Shule. Tất cả các nhà ga đều có trạm kiểm soát cẩn mật và được bao bọc bằng hàng rào dây thép gai. Mỗi khi tàu đến một nhà ga nào, thì đứng trên bến tàu không phải chỉ là một mình nhân viên trưởng nhà ga, mà luôn luôn còn thêm một cảnh sát viên cầm dùi cui hoặc súng ống.
Kashgar là một trị trấn với trên hai ngàn năm tuổi, nó là một trạm nghỉ quan trọng của con đường tơ lụa lịch sử. Trước đây du khách có thể tham quan một trong những thị trấn Hồi giáo lịch sử nhưng được bảo tồn tốt nhất ở Trung Á, với nhà cửa xây bằng đất sét nung. Nhưng nay nhà nước đã cho phá đa số các ngôi nhà cổ nhất, rồi cho xây mới toàn bộ một khu du lịch màu mè.
Không như ở Ürümqi và Turpan, hầu hết các xe taxi ở Kashgar đều được trang bị với hai camera. Một chỉa vào chỗ ngồi bên cạnh tài xế, một thì chỉa ra băng ghế sau chở hành khách. Người tài xế giải thích cho chúng tôi: “Quy định này mới có một năm nay. Các camera được kết nối thẳng đến đồn công an. Chúng được vặn lên hay tắt đi, tất cả đều được điều khiển từ xa, chúng tôi hoàn toàn chịu, không làm gì được cả“.
Một cuộc phóng sự báo chí bình thường ở Kashgar là chuyện không thể. Không ai muốn tiếp xúc với chúng tôi hết. Một nhà hoạt động nhân quyền người Uyghur trước đây bốn năm còn tiếp chúng tôi, thì nay không trả lời bất kỳ tin nhắn nào cả, số điện thoại của anh ấy đã bị dẹp bỏ. Như chúng tôi biết được sau này, thì ra anh ta bị bắt đi mất tích vài tháng trước. Anh ta hiện ở trong trại cải tạo hay trong nhà tù nào, không ai biết hết.
Và rồi thì cảnh sát đã tìm tới chúng tôi, như chúng tôi đã kể mém mém ở phần đầu bài phóng sự này. Thật ra họ chưa bao giờ để chúng tôi ra khỏi tầm mắt của họ.
Vụ việc xảy ra khi chúng tôi vô một hàng trái cây và mua mơ. Ở đó chúng tôi bắt chuyện với một phụ nữ đang ngồi đọc sách. Đó là một quyển sách dạy tiếng, bà ta đang học tiếng Trung. Ở phía nam Tân Cương, rất ít người Uyghur trên 20 tuổi nói được tiếng Trung giỏi.
Chúng tôi chỉ trao đổi vài lời với bà ta, nhưng khi chúng tôi sắp đi thì ba người – từng đi theo kè kè chúng tôi thời gian qua, trong đó có một bà mặc áo khoác đỏ – đi vào cửa hàng và nói chuyện với phụ nữ người Uyghur. Tôi xoay người lại và thu cảnh này với chiếc điện thoại di động của mình. Hơi bị bất ngờ, các cán bộ nhà nước ngưng ngay cuộc nói chuyện, làm như không có chuyện gì và lấy tay che mặt lại.
Một tiếng đồng hồ sau, một công an và một vài nhân viên an ninh khác đến gõ cửa chúng tôi, đi cùng có cả bà áo đỏ. Họ nói bà ta là một du khách, bà ấy cho biết bà đã bị thu hình mà không có sự đồng ý của mình. Theo luật của Trung Quốc thì khúc phim này phải bị xóa. Rồi anh công an dẫn chúng tôi về đồn, nơi đây anh ta tịch thu lấy điện thoại di dộng, không những xóa cái clip nói trên, mà còn xóa thêm mọi cảnh quay khác có hình của các nhân viên nhà nước từng bám chân chúng tôi. Anh ta răn đe chúng tôi không được thu những “hình ảnh nhạy cảm” nữa. Sau đó họ thả chúng tôi.
Ở Kashgar người ta có thể chứng kiến sự dò xét quá sức của nhà nước công an Trung Quốc. Nhưng cấp độ kiểm soát sắp tới đã được chính quyền Bắc Kinh chuẩn bị rồi: Họ có ý định áp dụng trên toàn quốc một cái gọi là “hệ thống tín dụng xã hội”, với mục tiêu là đánh giá “sự đáng tin cậy” của từng công dân, để tưởng thưởng những ai có lòng trung thành với nhà cầm quyền và trừng phạt những người mà họ cho là có hành vi sai trái. Trong khi việc thực hiện dự án dò xét này ở các vùng đông đúc dân cư khác của Trung Quốc tiến triển tương đối trễ nải và chỉ làm được vài nơi mà thôi, thì tại Tân Cương, người Uyghur dường như đã được bao phủ bởi một hệ thống tính điểm tương tự. Nó tập trung chủ yếu vào các chi tiết mà giới công an muốn biết.
Số điểm ban đầu của mỗi gia đình là 100 điểm, nhưng bất kỳ ai đó có liên hệ hoặc có thân nhân ở nước ngoài, đặc biệt là ở các nước Hồi giáo như Thổ Nhĩ Kỳ, Ai Cập hay Malaysia, đều bị phạt với khoản khấu trừ lớn. Nếu bạn có ít hơn 60 điểm, thì bạn đang gặp nguy cơ. Một lời nói sai, một lần cầu nguyện thêm hoặc một cuộc gọi điện thoại quá nhiều, bạn có thể được gửi đi “học” bất cứ lúc nào./.
Nguồn: http://www.spiegel.de/international/world/china-s-xinjiang-province-a-surveillance-state-unlike-any-the-world-has-ever-seen-a-1220174.html
https://phanba.wordpress.com/2018/08/01/tinh-tan-cuong-cua-trung-quoc-mot-nha-nuoc-cong-an-tri-the-gioi-chua-he-thay/
Phần nhận xét hiển thị trên trang
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét