Thưa các anh chị và bạn đọc FB kính quý, sở dĩ khi tôi viết cái tựa mà không có thêm chữ “sĩ” cũng có nhiều nguyên nhân vì chữ sĩ nó cao quý lắm, nó thanh tao lắm và nó đáng trân trọng lắm nên những người mà được gọi là “văn nghệ sĩ” vẫn có cốt cách nho nhã, vượt qua những cái tầm thường mà thành danh, thành tiếng. Đã gần hai chục năm nay, chúng tôi thường có thói quen cùng nhau uống cà phê quán cóc buổi sáng ở ven đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa TP Vũng Tàu. Đa phần anh em là thi nhân, nhạc sĩ đến với nhau vì cảm mến tài năng của nhau và thường đàm đạo chuyện thơ, văn, chuyện trên trời dưới bể, bàn về những câu thơ hay, những áng văn đẹp. Trong số anh em chúng tôi nay đã có người thành danh, thành thương hiệu như mọi người vẫn gọi anh Lê Huy Mậu với cái tên trìu mến là “Ông sông quê” bởi anh có bài thơ nổi tiếng (Khúc hát sông quê). Anh Tùng Bách cũng là người mà được rất nhiều nhà thơ, nhà văn khác biết tiếng bởi ở anh tính cách dịu dàng, thơ văn sắc sảo mà sâu lắng. Anh nổi tiếng bằng những cái đơn giản, dung dị thôi, tỉ dụ như:
…Thương thay đàn chim Việt
Bốn ngàn năm chưa ra khỏi trống đồng.
Nhà thơ Vũ Thanh Hoa có câu trích trong bài “Trăng xưa”:
…Giữa hoang phế
Những mầm cây vẫn hát
Chỉ có chúng mình
Là đã khác ngày xưa…
Hay cố thi sĩ, nhà thơ Phạm Văn Đoan chẳng hạn, anh có những câu thơ lấp lánh, uyển chuyển mà giàu nghữ điệu:
…Cỏ trên đồng của hôm nay
Ta là người của ngày này hôm qua…
Hay bài thơ ngắn của anh:
Nắng xuân hừng hực hong tơ
Cô hàng bán rượu quảy bồ rượu xuân
Vợ vừa xa, rượu đang gần
Ước gì bí tỉ một lần cho say.
Những câu thơ tuy dung tục nhưng lại mang tính ẩn dụ cao, chính vì vậy. Khi những người làm nên thương hiệu cho chính mình bằng thi ca, bằng văn chương thì đương nhiên rất được trân trọng, bởi văn đã là người rồi, tôi coi các anh, các chị như là những bậc chính nhân quân tử, đương nhiên ở họ đã là những người được gắn thêm chữ “Sĩ” bởi những câu chữ trong thơ của họ làm tôi phải suy ngẫm để tìm hướng đi cho cách viết của mình, vì tôi say thơ, say văn từ ngày còn học sinh cho đến lúc làm cộng tác viên cho bản tin dầu khí Vietsovpetro và các tạp chí dầu khí khác tới lúc về hưu nên bè bạn mà tôi quen biết cũng khá nhiều, từ Bạc Liêu, Tây Ninh rồi trải dài ra đến Vĩnh Phúc, Thái Nguyên, đa phần là bạn văn chương, thi sĩ, nhạc sĩ v.v.v…Chính vì thế mà tôi thường đọc được những câu thơ hay ở các nhà thơ như Nguyên Hùng của TP HCM chẳng hạn, anh có câu thơ mà trở thành thương hiệu riêng của anh:
…Tuổi thơ tôi trên sóng
Nên say hoài biển xanh...
Nhà văn, nhà thơ Hoàng Đình Quang cũng có những tác phẩm, những bài thơ hay như “gặp bạn ở chợ Bến Thành” hoặc:
“…Cám ơn vợ đã vì ta mà nghèo”…
Những câu thơ cứ khắc khoải, day dứt, nói lên nỗi niềm rất đời, đau đớn mà thanh thoát, cao sang mà thoát tục. Chẳng như những người được gắn mác nhà thơ rồi chẳng bao giờ thoát ra được cái ao làng khi thấy họ viết thật nhiều, thật dài, xuất bản những tác phẩm thật dày như tảng đất sét mới cày, nhưng khi đọc họ, tôi chẳng chắt lọc ra được cái gì cho riêng mình kể cả muốn thuộc một câu thơ để học hỏi, thế mà nhà thơ Tùng Bách vẫn tế nhị có câu khen ngợi họ:
... Nhìn chung cuốn nào cũng dày…
Chính vì vậy, từ khi có mạng FB bùng nổ, những người này lại quay sang viết những cái khác, trích lục những câu thơ không hay rồi khen người này bằng những câu thật …đểu, khen người kia bán thơ như thần, chỉ cần những thứ đó cũng đủ biết họ không đáng được gọi là bậc chính nhân quân tử, cho dù họ có là nhà chính trị lỗi lạc đến đâu như phân tích tình hình chính trị, tham nhũng trong nước hay đến mấy cũng chỉ để nhằm mục đích câu Like, muốn mọi người khen mình là tài ba, là uyên thâm, là cao siêu.v.v.v….
Trong số đó có người vẫn thường xuyên hay uống cà phê sáng với tôi mà tôi không muốn nêu tên. Biết lão hay có tính bới móc hoặc nói một cách khác là thích…“ Nhòm ổ khóa nhà người khác”, nên có lần vừa ghé uống cà phê, lão hỏi:
Có chuyện gì mới không?. Nghe có vẻ khó chịu, chẳng nhẽ mình lại phịa ra bảo bà xã nhà em thuộc tốp model tắc kinh cả hai chục năm nay giờ bỗng dưng lại… có, mục đích truyền cảm hứng cho lão sáng tác câu Like à, thật buồn như ăn phải thịt chó mà bị lừa thịt chồn. Chẳng khác gì ở cùng làng, mọi nhà đều nuôi trâu, nuôi bò, ngửi mùi quen rồi thì đứng cạnh bãi phân trâu trò chuyện cùng hàng xóm đã sao. Cứ để lão tự sướng với dân cư mạng, chỉ có điều…. Ngày xửa, ngày xưa lão làm bên hải quan, từng tham ô, rồi làm thất thoát cả hàng chục tỉ đồng, phải chạy án ra tận HN gặp chị phó Kim Ngân còn bày đặt phân với chả tích. Bị toà gọi trình làng mấy lần, chạy chọt mãi mới không phải tra tay vào còng, nay về hưu rủng rẻng tiền nên phởn mỡ mà lâu ngày lão cứ tưởng mọi người quên phéng.
Dẫu sao thằng tham nhũng phân tích tình hình, triệu chứng của thằng sắp tham nhũng vẫn chuẩn xác hơn, chỉ có điều cái uyên thâm của lão tưởng như cao siêu nhưng viết để xúc phạm người khác, đưa chuyện riêng và bới móc đời tư của người khác lên mạng XH là vi phạm pháp luật thì lão hình như chưa tính đến, uyên bác thế là cùng.
Nhẹ nhàng thôi nhé, với lão đúng là phần con dày hơn phần người thưa các bạn.
…Thương thay đàn chim Việt
Bốn ngàn năm chưa ra khỏi trống đồng.
Nhà thơ Vũ Thanh Hoa có câu trích trong bài “Trăng xưa”:
…Giữa hoang phế
Những mầm cây vẫn hát
Chỉ có chúng mình
Là đã khác ngày xưa…
Hay cố thi sĩ, nhà thơ Phạm Văn Đoan chẳng hạn, anh có những câu thơ lấp lánh, uyển chuyển mà giàu nghữ điệu:
…Cỏ trên đồng của hôm nay
Ta là người của ngày này hôm qua…
Hay bài thơ ngắn của anh:
Nắng xuân hừng hực hong tơ
Cô hàng bán rượu quảy bồ rượu xuân
Vợ vừa xa, rượu đang gần
Ước gì bí tỉ một lần cho say.
Những câu thơ tuy dung tục nhưng lại mang tính ẩn dụ cao, chính vì vậy. Khi những người làm nên thương hiệu cho chính mình bằng thi ca, bằng văn chương thì đương nhiên rất được trân trọng, bởi văn đã là người rồi, tôi coi các anh, các chị như là những bậc chính nhân quân tử, đương nhiên ở họ đã là những người được gắn thêm chữ “Sĩ” bởi những câu chữ trong thơ của họ làm tôi phải suy ngẫm để tìm hướng đi cho cách viết của mình, vì tôi say thơ, say văn từ ngày còn học sinh cho đến lúc làm cộng tác viên cho bản tin dầu khí Vietsovpetro và các tạp chí dầu khí khác tới lúc về hưu nên bè bạn mà tôi quen biết cũng khá nhiều, từ Bạc Liêu, Tây Ninh rồi trải dài ra đến Vĩnh Phúc, Thái Nguyên, đa phần là bạn văn chương, thi sĩ, nhạc sĩ v.v.v…Chính vì thế mà tôi thường đọc được những câu thơ hay ở các nhà thơ như Nguyên Hùng của TP HCM chẳng hạn, anh có câu thơ mà trở thành thương hiệu riêng của anh:
…Tuổi thơ tôi trên sóng
Nên say hoài biển xanh...
Nhà văn, nhà thơ Hoàng Đình Quang cũng có những tác phẩm, những bài thơ hay như “gặp bạn ở chợ Bến Thành” hoặc:
“…Cám ơn vợ đã vì ta mà nghèo”…
Những câu thơ cứ khắc khoải, day dứt, nói lên nỗi niềm rất đời, đau đớn mà thanh thoát, cao sang mà thoát tục. Chẳng như những người được gắn mác nhà thơ rồi chẳng bao giờ thoát ra được cái ao làng khi thấy họ viết thật nhiều, thật dài, xuất bản những tác phẩm thật dày như tảng đất sét mới cày, nhưng khi đọc họ, tôi chẳng chắt lọc ra được cái gì cho riêng mình kể cả muốn thuộc một câu thơ để học hỏi, thế mà nhà thơ Tùng Bách vẫn tế nhị có câu khen ngợi họ:
... Nhìn chung cuốn nào cũng dày…
Chính vì vậy, từ khi có mạng FB bùng nổ, những người này lại quay sang viết những cái khác, trích lục những câu thơ không hay rồi khen người này bằng những câu thật …đểu, khen người kia bán thơ như thần, chỉ cần những thứ đó cũng đủ biết họ không đáng được gọi là bậc chính nhân quân tử, cho dù họ có là nhà chính trị lỗi lạc đến đâu như phân tích tình hình chính trị, tham nhũng trong nước hay đến mấy cũng chỉ để nhằm mục đích câu Like, muốn mọi người khen mình là tài ba, là uyên thâm, là cao siêu.v.v.v….
Trong số đó có người vẫn thường xuyên hay uống cà phê sáng với tôi mà tôi không muốn nêu tên. Biết lão hay có tính bới móc hoặc nói một cách khác là thích…“ Nhòm ổ khóa nhà người khác”, nên có lần vừa ghé uống cà phê, lão hỏi:
Có chuyện gì mới không?. Nghe có vẻ khó chịu, chẳng nhẽ mình lại phịa ra bảo bà xã nhà em thuộc tốp model tắc kinh cả hai chục năm nay giờ bỗng dưng lại… có, mục đích truyền cảm hứng cho lão sáng tác câu Like à, thật buồn như ăn phải thịt chó mà bị lừa thịt chồn. Chẳng khác gì ở cùng làng, mọi nhà đều nuôi trâu, nuôi bò, ngửi mùi quen rồi thì đứng cạnh bãi phân trâu trò chuyện cùng hàng xóm đã sao. Cứ để lão tự sướng với dân cư mạng, chỉ có điều…. Ngày xửa, ngày xưa lão làm bên hải quan, từng tham ô, rồi làm thất thoát cả hàng chục tỉ đồng, phải chạy án ra tận HN gặp chị phó Kim Ngân còn bày đặt phân với chả tích. Bị toà gọi trình làng mấy lần, chạy chọt mãi mới không phải tra tay vào còng, nay về hưu rủng rẻng tiền nên phởn mỡ mà lâu ngày lão cứ tưởng mọi người quên phéng.
Dẫu sao thằng tham nhũng phân tích tình hình, triệu chứng của thằng sắp tham nhũng vẫn chuẩn xác hơn, chỉ có điều cái uyên thâm của lão tưởng như cao siêu nhưng viết để xúc phạm người khác, đưa chuyện riêng và bới móc đời tư của người khác lên mạng XH là vi phạm pháp luật thì lão hình như chưa tính đến, uyên bác thế là cùng.
Nhẹ nhàng thôi nhé, với lão đúng là phần con dày hơn phần người thưa các bạn.
Phần nhận xét hiển thị trên trang
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét