Tác giả: Nguyễn Khánh Hùng
.KD: Bất ngờ, chủ Blog nhận được email và bài viết này của bạn đọc Nguyễn Khánh Hùng về địa danh Vân Đồn, một trong ba đơn vị hành chính của VN rất có thể thành “đặc khu” nếu bị QH bấm nút thông qua.
.Còn lòng dân thì chắc chắn không chấp nhận.
Cảm ơn và xin đăng nguyên văn email và bài viết của bạn đọc Nguyễn Khánh Hùng. Rất mong bạn đọc Blog KD/KD chia sẻ rộng rãi vấn đề này.
————-
Dưới đây là email và bài viết. Xin đăng toàn văn:
Chào chị Kim Dung
Mấy ngày qua tôi có đọc về Vân Đồn trên báo và mong quốc hội không thông qua việc thành lập đặc khu kinh tế, đặc biệt là ở Vân Đồn.
Tôi đọc được bài viết trên Bách Khoa toàn thư mở (bản tiếng Anh) và thấy rằng nó được viết như thể tuyên truyền chủ quyền của Trung Quốc ở Vân Đồn. Bài viết này chỉ có về lịch sử Vân Đồn và đặc biệt nhấn mạnh gốc gác của dòng họ Trần từ Phúc Kiến, Trung Quốc. Nó không hề nhắc đến Vân Đồn như một địa điểm du lịch hay kinh tế văn hóa gì cả. Vì bách khoa toàn thư mở, Wikipedia, quá phổ biến nên mọi người sẽ dễ tìm đọc bài này.
Tôi gửi email hi vọng chị có thể đăng việc này trên trang nhà của chị, vốn có nhiều người đọc. Cùng với việc Vân Đồn được thể hiện trong film ảnh như là nơi “của ta giữ tạm của Trung Quốc” như một bài viết trên blog của chị, tôi thấy rằng họ cố tình tuyên truyền đến cả thế giới, tạo đà cho việc chiếm lấy Vân Đồn trong tương lai.
Tôi kèm theo bản dịch sang tiếng Việt theo tôi hiểu phía dưới và trong file đính kèm, có thể không sát lắm vì bản thân những người viết ban đầu viết lung tung lủng củng quá. Nhưng cái mục đích của họ thì rất rõ.
Tôi viết kém, nhưng cũng xin kèm theo mấy dòng của tôi trên facebook (có viết thêm đoạn về Trần Hưng Đạo) để chị xem thử. Nếu chị dùng google gõ “Van Don” sẽ ra bài viết trên Wikipedia tiếng Anh ở vài link đầu tiên (Vân Đồn district) và là tài liệu tổng quát dễ tìm nhất bằng tiếng Anh. Tôi cũng đang tập hợp tài liệu và muốn sửa bài viêt về Vân Đồn nhưng nghĩ rằng cứ để đó để mọi người thấy sự nguy hiểm của Trung Quốc trong việc này, và sẽ sửa nó sau khi quốc hội quyết định đợt này.
Xin cám ơn và chúc chị sức khỏe
Nguyễn Khánh Hùng
Kĩ sư, công ty Plastic Omnium
Brussels, Bỉ
Phần 1. dịch lịch sử Vân Đồn trên wikipedia
Fujian was the origin of the ethnic Chinese Trần dynasty royal family who migrated to Vietnam along with a large amount of other Chinese during the Lý dynasty where they served as officials.
Distinctly Chinese last names are found in the Trần and Lý dynasty Imperial exam records.[2] Ethnic Chinese are recorded in Trần and Lý dynasty records of officials.[3]
Clothing, food, and language were all Chinese dominated in Vân Ðồn where the Trần had moved to after leaving their home province of Fujian.
The Chinese language could still be spoken by the Trần in Vietnam.[4]
The ocean side area of Vietnam was colonized by Chinese migrants from Fujian which included the Trần among them located to the capital’s southeastern area.[5][6]
The Red River Delta was subjected to migration from Fujian including the Trần and Vân Ðồn port arose as a result of this interaction.[7]
Guangdong and Fujian Chinese moved to the Halong located Vân Ðồn coastal port during Ly Anh Tong’s rule in order to engage in commerce.[8]
The usurpation of the Lý occurred after they married with the fishing Fujianese Trần family.
| Phúc Kiến là cố hương của dân tộc thiểu số họ Trần vốn là những người đã di cư tới Việt Nam cùng với một lượng lớn người Trung Quốc khác; những người họ Trần này phục vụ trong triều đình nhà Lý ở Việt Nam.
Rõ ràng rằng họ của người Trung Quốc được tìm thấy trong các kì thi quốc gia thời kì nhà Lý, Trần. Dân tộc thiểu số người Trung Quốc được ghi nhận trong lịch sử triều Trần và Lý một cách chính thức.
Quần áo, thức ăn và ngôn ngữ Trung Quốc thống trị Vân Đồn nơi mà tộc Trần di cư từ cố hương Phúc Kiến.
Tiếng Trung Quốc đã được dùng trong nội tộc họ Trần ở Việt Nam.
Bờ biển Việt Nam được định cư bởi những người Trung Quốc di cư từ Phúc Kiến, trong đó có những người thuộc họ Trần ở phía đông nam của thủ đô.
Vùng châu thổ sông Hồng được ép di cư từ những người Phúc Kiến trong đó có dòng họ Trần và cảng Vân đồn được thành lập từ sự kiện đó.
Người Trung Quốc ở Quảng Đông vầ Phúc Kiến đã di cư đến Hạ Long, nơi có cảng Vân Đồn thời kì của vua Lý Anh Tông để buôn bán.
Sự sụp đổ của triều Lý đã xảy ra sau khi họ kết hôn với những người đánh cá họ Trần ở Phúc Kiến này.
|
Phần 2
Chủ quyền của Việt Nam ở Vân Đồn: wikipedia tiếng Anh cần phải được viết lại (đang được viết như tuyên truyền cho Trung Quốc)
Vân Đồn, thuộc Quảng Ninh, là một trong ba khu kinh tế được xem xét để trở thành đặc khu kinh tế trong dịp này. Cái tên Vân Đồn nổi quá khiến mình cũng tò mò tìm hiểu xem nó thế nào. Các thông tin giới thiệu về Vân Đồn được viết khá phong phú trên Bách Khoa toàn thư mở tiếng Việt.
Trên trang Wikipedia tiếng Anh thì, hỡi ôi, Vân Đồn được mô tả như là một địa điểm được những người đánh cá họ Trần ở Phúc Kiến, Trung Quốc, khai phá, mở rộng và vận hành. Đọc bài viết đó, một người ngoại quốc rất dễ hiểu rằng cái đất Vân Đồn ngày nay mà Việt Nam có là do người Trung Quốc thành lập nên, và sau này nhà Trần của Việt Nam chính là những người đánh cá Trung Quốc kia, nhà Lý mất nước là do kết duyên với những người đánh cá đó. Mình đọc mà lạnh sống lưng.
Một sự mập mờ nguy hiểm.
Đọc bài giới thiệu về Vân Đồn như vậy, người ngoại quốc không thể biết được rằng Vân Đồn sát với bờ biển Quảng Ninh và người Việt ở đó rất sớm. Họ không thể biết rằng từ thời Tiền Lê (980-1009) trước nhà Trần mấy trăm năm, Vân Đồn đã có đồn Vân trấn giữ ở đó. Thành lập cảng ở Vân Đồn là do nhà Lý với vua Lý Anh Tông, nhà Trần có công phát triền cảng Vân Đồn trở nên sầm uất. (Ref. A) Vua Trần Thái Tông nhà Trần có gốc gác từ những người đánh cá đến từ Phúc Kiến nhưng đã qua 6 đời, bà nội của vua là chị của tướng Tô Trung Từ nhà Lý.
Tiếng Anh quá thông dụng và chúng ta rất thiếu các tài liệu lịch sử được chuyển sang tiếng Anh.
Phần viết về lịch sử Vân Đồn gần như được chép lại nguyên xi từ bài viết lớn hơn về triều Trần (Trần dynasty) cũng trên Wikipedia tiếng Anh. Trong bài viết này, khi mô tả việc gặp gỡ với sứ giả nhà Nguyên năm 1258, Hưng Đạo đại vương Trần Quốc Tuấn được nhấn mạnh với rất nhiều nguồn (10 tài liệu), rằng là một người trong cộng đồng nói tiếng Trung Quốc (the Chinese-speaking Tran prince Trần Quốc Tuấn), chứ không viết rằng ông nói tiếng Trung Quốc rất giỏi.
Mình hiểu trong một số gia đình gốc Hoa ở thành phố Hồ Chí Minh có thể vẫn nói tiếng Trung Quốc trong nhà, và cũng không rõ các gia đình họ Trần ở Nam Định – Thái Bình thế kỷ thứ 13 nói thứ tiếng gì trong gia đình. Nhưng có thể hiểu được suy nghĩ của họ xem họ là người nước nào khi xem lại hai tài liệu về Hưng Đạo đại vương. Trong Hịch tướng sĩ có câu: “Nay các ngươi ngồi nhìn chủ nhục mà không biết lo, thân chịu quốc sỉ mà không biết thẹn”. Chữ “quốc” đó thể hiện tất cả. Hay rõ ràng hơn là trong lời dặn vua lúc ông ốm nặng ghi trong Đại Việt sử ký toàn thư. Ông phân tích kinh nghiệm của các triều trước (Triệu vũ đế dựng nước, nhà tiền Lê, nhà Đinh, nhà Lý đánh đuổi giặc Hán, Tống) chứ có dùng kinh nghiệm của bọn phương Bắc đâu.
Cho dù thế nào thì, bài viết về Vân Đồn rõ ràng cố tình tuyên truyền cho thế giới là nó được thành lập nên do người Trung Quốc từ Phúc Kiến. Và các bài viết trên Wikipedia liên quan đến chủ quyền của Việt Nam, nhất là tiếng Anh, cần phải được xem xét một cách cẩn thận vì tính phổ biến của nó và rất dễ bị người Trung Quốc xuyên tạc sự thật.
note: google “Van Don” sẽ ra bài về huyện/quận Vân Đồn (Vân Đồn district) này ở wikipedia tiếng Anh ngay 1, 2 link đầu tiên.
Ref A.: Vân Đồn, Wikipedia tiếng Việt
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét