Kho giống má trên cánh đồng chữ nghĩa!

Chủ Nhật, 10 tháng 6, 2018

Nguồn cơn của "đặc khu" : khởi từ Vân Đồn và quyết tâm của Bí thư Tỉnh ủy Phạm Minh Chính


Tư liệu mà tôi thấy xác thực được, một cách công khai, là từ Quảng Ninh thời kì ông Phạm Minh Chính làm Bí thư Tỉnh ủy. 

Thời điểm là khoảng năm 2011 và 2012.

Ý tưởng lúc ban đầu của ông Phạm Minh Chính là đặc khu có thể cho thuê đất tới 120 năm (thời hạn dài nhất). Nhắc lại: 120 năm.

Ý tưởng của Bộ Chính trị, và của cả chính đảng, có thể bắt đầu là từ ý tưởng của các cá nhân có trọng trách.

Dưới là các tư liệu đã xác thực.

Sau đó có thể là phần bổ sung như mọi khi.

---


1. Tư liệu bản mềm (còn truy cập được đến 18h ngày 10/6/2018), từ cổng thông tin điện tử của tỉnh Quảng Ninh

"

BẢN TIN QUẢNG NINH 14.8.2012

15/08/2012 09:00
Tỉnh Quảng Ninh muốn được tạo các cơ chế đặc biệt để xây dựng hai đặc khu kinh tế tại Móng Cái và Vân Đồn trong kế hoạch phát triển dài hạn của mình.
Đây là những nội dung quan trọng nhất trong bản đề án về “Phát triển kinh tế xã hội xanh, bền vững, đảm bảo vững chắc quốc phòng, an ninh và thí điểm hai khu hành chính - kinh tế đặc biệt là Móng Cái và Vân Đồn” được chính thức công bố và lấy ý kiến các bộ ngành liên quan tại Hà Nội cuối tuần qua.
Cụ thể, huyện đảo Vân Đồn sẽ được xây dựng thành đơn vị hành chính kinh tế đặc biệt và trở thành thành phố biển tiêu biểu với các ngành kinh tế mũi nhọn là du lịch biển đảo, du lịch sinh thái nghỉ dưỡng, vui chơi giải trí cao cấp, trung tâm thương mại, tài chính và là cửa ngõ giao thương quốc tế.
Theo dự thảo đề án, tốc độ tăng trưởng GDP bình quân của Vân Đồn sẽ đạt khoảng 21,9%/năm trong suốt giai đoạn từ nay đến năm 2020 với GDP bình quân đầu người đạt 3.600 USD vào năm 2015 và 9.000 USD vào năm 2020.
Trong khi đó, Móng Cái được định hướng trở thành đơn vị hành chính kinh tế đặc biệt và trở thành thành phố cửa khẩu quốc tế hiện đại, là trung tâm phát triển của vành đai kinh tế ven biển vịnh Bắc Bộ với các mũi nhọn là thương mại biên giới, là cửa ngõ giao thương trao đổi hàng hóa ASEAN - Trung Quốc, phát triển du lịch biển và du lịch biên giới.
Tốc độ tăng trưởng GDP bình quân sẽ tăng 14,8% từ nay đến năm 2020 để GDP bình quân đầu người đạt 7.000 USD vào năm 2015 và 14.000 USD năm 2020.
Để thực hiện được kế hoạch này, Quảng Ninh sẽ đề xuất Bộ Chính trị chấp thuận chủ trương trước khi Chính phủ trình kế hoạch này lên Quốc hội thông qua.
Tỉnh kiến nghị cho phép thực hiện một số cơ chế riêng để tạo nguồn vốn xây dựng các đặc khu kinh tế này, chẳng hạn cho phép để lại 15% nguồn thu từ hoạt động xuất nhập khẩu trên địa bàn, để lại 100% thuế các loại đối với ngành than trong thời gian từ 2013-2020, để lại 100% nguồn thu phí tham quan vịnh Hạ Long, cho phép phát hành trái phiếu xây dựng Quảng Ninh…
Tỉnh cũng đề xuất các cơ chế đặc biệt để thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước cùng tham gia đầu tư vào hai khu kinh tế đặc biệt này, đặc biệt là các chính sách thuế.
Cụ thể, Tỉnh đề nghị đối với hai đặc khu này, sẽ miễn toàn bộ thuế thu nhập doanh nghiệp đối với doanh nghiệp thành lập mới trong thời gian 15 năm đối với doanh nghiệp công nghệ cao và 20 năm đối với lĩnh vực dịch vụ. Trong khi đó, đối với thuế thu nhập cá nhân, cả người Việt Nam và người nước ngoài làm việc tại đây sẽ được giảm tới 70% thuế thu nhập cá nhân trong vòng 15 năm.
Theo đề xuất của Quảng Ninh, với các doanh nghiệp đầu tư trong lĩnh vực dịch vụ, thời gian thuê quyền sử dụng đất được đề nghị có thể lên tới 120 năm, khi nhà đầu tư trả tiền một lần; tăng thời hạn thuê quyền sử dụng đất lên tới lên tới 99 năm với một số dự án kinh doanh đô thị hiện đại; cho phép doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thuê quyền sử dụng đất trong 70 năm được thế chấp để vay vốn nước ngoài đầu tư trong khu hành chính - kinh tế đặc biệt… Một số đối tượng người nước ngoài còn được đề xuất có quyền mua và sở hữu nhà ở, kể cả biệt thự hay liền kề.
Tuy nhiên, chính sách về đất đai, nhà ở trước mắt được đề nghị thí điểm áp dụng cho Vân Đồn. Ông Phạm Minh Chính, Bí thư Tỉnh ủy cho biết, đi kèm với đó là các tiêu chí xem xét cụ thể để sàng lọc, lựa chọn các nhà đầu tư thực sự có tiềm năng, hạn chế những yếu tố bất lợi.
“Mục tiêu chính là tạo điều kiện thuận lợi nhất cho các nhà đầu tư, giảm sự can thiệp của chính quyền vào thị trường. Chính sách ưu đãi về thuế cũng theo hướng giảm thuế trực thu, tăng thuế gián thu và nuôi dưỡng nguồn thu”, ông Chính nói.
Đánh giá về hai khu hành chính - kinh tế Vân Đồn và Móng Cái hiện tại, ông Chính cho rằng, thể chế và bộ máy quản lý nhà nước của hai khu này còn nhiều bất cập, chưa phù hợp với mô hình khu kinh tế. “Hiện có hai bộ máy quản lý là chính quyền hành chính và Ban quản lý Khu kinh tế trên cùng một địa bàn. Nhiều khi hai khu kinh tế cạnh tranh nhau…”, ông Chính nói về đề xuất mô hình ủy ban hành chính - kinh tế trực thuộc tỉnh, có quyền tự quản cao.
Đề xuất của Quảng Ninh đang nhận được đồng thuận của các bộ, ngành. Tuy nhiên, việc thí điểm hay cơ chế đặc biệt dành cho Vân Đồn và Móng Cái vẫn đang được các bộ, ngành cân nhắc. Bởi thực tế cho thấy, cơ chế thí điểm với đặc điểm là có thể thay đổi lại là nguyên nhân khiến các nhà đầu tư không an tâm quyết định đầu tư. (Đầu Tư 13/8, Tr12; Vneconomy 13/8) đầu trang
"
http://www.quangninh.gov.vn/bannganh/bantuyengiao/Trang/ChiTietTinTuc.aspx?nid=2889&Page=2


2. Bản in ra từ bản mềm ở trên

(đang đưa lên)

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Không có nhận xét nào: