Chung quanh chúng ta là Trung Quốc và bóng tối
Luật gia Trần Đình Thu
6-6-2018
Có thể nói chưa bao giờ người Việt Nam cảm thấy bi quan chán nản như lúc này. Giả sử bây giờ có một vùng đất mới nào đó mà cho phép di dân đến đó để làm lại cuộc đời, kiểu như người Anh năm xưa di cư đến Châu Mỹ, chắc mười người Việt Nam thì di cư hết chín. Giấc mơ về một vùng đất nào đó để cùng nhau lập làng lập nước mới, cùng nhau bầu bán lên những đại biểu đúng nghĩa của nhân dân để đưa dân tộc phát triển có lẽ là ước mơ lớn nhất của tôi lúc này.
Bao năm qua, giới lãnh đạo Việt Nam với nhân dân sống trong tình trạng đồng sàng dị mộng. Cùng một tổ quốc một đất nước nhưng nhân dân không hề mơ cùng một giấc mơ, nghĩ cùng nghĩ một suy nghĩ với giới lãnh đạo. Tình trạng đó ngày càng nghiêm trọng và cho đến lúc này là đỉnh điểm. Nếu ngày mai ngày kia những người gọi là đại biểu nhân dân kia mà bấm nút thông qua luật 3 đặc khu thì coi như hết.
Nói về dân tộc Việt, chúng ta tự thương chúng ta là một dân tộc kém may mắn. Người Việt Nam chúng ta cần cù chịu khó nhưng tạo hóa trớ trêu sinh ra chúng ta bên cạnh đất nước Trung Hoa, một đất nước khổng lồ nhưng luôn muốn chơi xấu láng giềng, vì vậy bao năm chúng ta cất đầu không nổi. May nhờ dân tộc chúng ta có ý chí quật cường nên thoát khỏi họa diệt vong, đồng hóa, nhưng chúng ta không thể thoát khỏi những mưu hèn kế bẩn hàng ngày của bọn chúng, vì chúng ta phải sống bên cạnh bọn chúng.
Vào thời Nhà Trần, đứng trước họa xâm lăng của quân Nguyên – Mông, Vua Trần đã mở hội nghị Diên Hồng để động viên sức mạnh toàn dân. Nhưng đó là khi vua tôi một lòng, triều đình đứng cùng một chiến tuyến với nhân dân. Còn bây giờ, lãnh đạo và nhân dân không cùng một chiến tuyến, nên không thể có “sức mạnh Diên Hồng” như ngày xưa được. Đó là nỗi đau lớn nhất của chúng ta.
Bắt đầu từ mùa xuân năm ngoái, Trung Quốc đã âm mưu làm cuộc múa hát giữa lòng Hà Nội ngay trong ngày Hoàng Sa thất thủ, kể từ đó chúng ngày càng lấn tới. Nhưng giới lãnh đạo Việt Nam chưa bao giờ lên tiếng. Họ dường như mũ ni che tai, không nghe tiếng của nhân dân, lặng im như những “vị La Hán chùa Tây Phương”.
Trong những ngày đầu tháng 5, Hội nghị trung ương nhóm họp rình rang, ngoài biển Trung Hoa kéo bom đạn vào đảo rầm trời, nhưng hội nghị toàn các vị trung ương lại im hơi lặng tiếng như một khóa tu thiền kéo dài 7 ngày. Hết hội nghị, ai nấy hân hoan vì kỷ luật được vài đồng chí của mình, bầu bán được vài đồng chí của mình, rồi khóa tu thiền giải tán, ai nấy vui vẻ ra về. Chẳng ai buồn nhắc đến câu chuyện bọn giặc Tàu đang làm nhân dân lo lắng.
Quốc hội nhóm họp, dài hơn khóa tu thiền 7 ngày, cũng không nghe nhắc gì chuyện Trung quốc kéo bom đạn vào đảo, chỉ lăm le hai thứ là triệt hạ đám dân đen hay lên tiếng trên mạng xã hội bằng Dự luật An ninh mạng và gây cơn khiếp hãi cho dân chúng bằng cú chuẩn bị cho phượng hoàng vào làm tổ là Dự luật 3 đặc khu.
Đến bây giờ mọi sự rõ ràng hơn khi chúng ta phát hiện ra các cố vấn Trung Quốc đã tham gia từ ngày đầu ở Quảng Ninh để lèo lái hòng đưa vào Việt Nam từ vũ khí, sòng bài cho đến nhà máy điện hạt nhân, chứ còn mấy hôm trước, chúng ta thắc mắc vì sao chính phủ tổ chức cả một đoàn nhà báo tham quan Trung quốc ngay sát thềm thảo luận luật 3 đặc khu, rồi khi về nước, cất lên dàn đồng ca ca ngợi Trung Hoa vỹ đại và mắng nhiếc những người chống lại luật 3 đặc khu.
Ôi! Chúng ta đang sống trong những ngày gì vậy?
Chúng ta trong những ngày qua, khi ai ai đều hết sức lo lắng thì các ông lãnh đạo liên tiếp phát biểu những điều dối trá, nào là không thấy người nước ngoài nào mua đất, nào là đã có phương án xử lý sự cố hạt nhân, nào là dự thảo không có chữ nào ghi là Trung quốc… Vân vân và vân vân. Những phát biểu ấy không phải là ngây ngô mà ngược lại, những người lãnh đạo đang xem rằng nhân dân rất là ngây ngô.
Cho đến bây giờ, nhân dân đã lên tiếng hết những gì cần lên tiếng. Nhưng tỷ lệ hy vọng giới lãnh đạo nghe theo chỉ là một phần trăm. Có lẽ họ sẽ bấm nút. Những nút bấm vô hồn ở hội trường quốc hội tuy nhỏ nhưng chúng sẽ đưa dân tộc này đến thảm cảnh một ngày nào đó chung quanh chỉ còn là Trung Quốc và bóng tối.
Ngày ấy không xa lắm.
Luật gia Trần Đình Thu
6-6-2018
Có thể nói chưa bao giờ người Việt Nam cảm thấy bi quan chán nản như lúc này. Giả sử bây giờ có một vùng đất mới nào đó mà cho phép di dân đến đó để làm lại cuộc đời, kiểu như người Anh năm xưa di cư đến Châu Mỹ, chắc mười người Việt Nam thì di cư hết chín. Giấc mơ về một vùng đất nào đó để cùng nhau lập làng lập nước mới, cùng nhau bầu bán lên những đại biểu đúng nghĩa của nhân dân để đưa dân tộc phát triển có lẽ là ước mơ lớn nhất của tôi lúc này.
Bao năm qua, giới lãnh đạo Việt Nam với nhân dân sống trong tình trạng đồng sàng dị mộng. Cùng một tổ quốc một đất nước nhưng nhân dân không hề mơ cùng một giấc mơ, nghĩ cùng nghĩ một suy nghĩ với giới lãnh đạo. Tình trạng đó ngày càng nghiêm trọng và cho đến lúc này là đỉnh điểm. Nếu ngày mai ngày kia những người gọi là đại biểu nhân dân kia mà bấm nút thông qua luật 3 đặc khu thì coi như hết.
Nói về dân tộc Việt, chúng ta tự thương chúng ta là một dân tộc kém may mắn. Người Việt Nam chúng ta cần cù chịu khó nhưng tạo hóa trớ trêu sinh ra chúng ta bên cạnh đất nước Trung Hoa, một đất nước khổng lồ nhưng luôn muốn chơi xấu láng giềng, vì vậy bao năm chúng ta cất đầu không nổi. May nhờ dân tộc chúng ta có ý chí quật cường nên thoát khỏi họa diệt vong, đồng hóa, nhưng chúng ta không thể thoát khỏi những mưu hèn kế bẩn hàng ngày của bọn chúng, vì chúng ta phải sống bên cạnh bọn chúng.
Vào thời Nhà Trần, đứng trước họa xâm lăng của quân Nguyên – Mông, Vua Trần đã mở hội nghị Diên Hồng để động viên sức mạnh toàn dân. Nhưng đó là khi vua tôi một lòng, triều đình đứng cùng một chiến tuyến với nhân dân. Còn bây giờ, lãnh đạo và nhân dân không cùng một chiến tuyến, nên không thể có “sức mạnh Diên Hồng” như ngày xưa được. Đó là nỗi đau lớn nhất của chúng ta.
Bắt đầu từ mùa xuân năm ngoái, Trung Quốc đã âm mưu làm cuộc múa hát giữa lòng Hà Nội ngay trong ngày Hoàng Sa thất thủ, kể từ đó chúng ngày càng lấn tới. Nhưng giới lãnh đạo Việt Nam chưa bao giờ lên tiếng. Họ dường như mũ ni che tai, không nghe tiếng của nhân dân, lặng im như những “vị La Hán chùa Tây Phương”.
Trong những ngày đầu tháng 5, Hội nghị trung ương nhóm họp rình rang, ngoài biển Trung Hoa kéo bom đạn vào đảo rầm trời, nhưng hội nghị toàn các vị trung ương lại im hơi lặng tiếng như một khóa tu thiền kéo dài 7 ngày. Hết hội nghị, ai nấy hân hoan vì kỷ luật được vài đồng chí của mình, bầu bán được vài đồng chí của mình, rồi khóa tu thiền giải tán, ai nấy vui vẻ ra về. Chẳng ai buồn nhắc đến câu chuyện bọn giặc Tàu đang làm nhân dân lo lắng.
Quốc hội nhóm họp, dài hơn khóa tu thiền 7 ngày, cũng không nghe nhắc gì chuyện Trung quốc kéo bom đạn vào đảo, chỉ lăm le hai thứ là triệt hạ đám dân đen hay lên tiếng trên mạng xã hội bằng Dự luật An ninh mạng và gây cơn khiếp hãi cho dân chúng bằng cú chuẩn bị cho phượng hoàng vào làm tổ là Dự luật 3 đặc khu.
Đến bây giờ mọi sự rõ ràng hơn khi chúng ta phát hiện ra các cố vấn Trung Quốc đã tham gia từ ngày đầu ở Quảng Ninh để lèo lái hòng đưa vào Việt Nam từ vũ khí, sòng bài cho đến nhà máy điện hạt nhân, chứ còn mấy hôm trước, chúng ta thắc mắc vì sao chính phủ tổ chức cả một đoàn nhà báo tham quan Trung quốc ngay sát thềm thảo luận luật 3 đặc khu, rồi khi về nước, cất lên dàn đồng ca ca ngợi Trung Hoa vỹ đại và mắng nhiếc những người chống lại luật 3 đặc khu.
Ôi! Chúng ta đang sống trong những ngày gì vậy?
Chúng ta trong những ngày qua, khi ai ai đều hết sức lo lắng thì các ông lãnh đạo liên tiếp phát biểu những điều dối trá, nào là không thấy người nước ngoài nào mua đất, nào là đã có phương án xử lý sự cố hạt nhân, nào là dự thảo không có chữ nào ghi là Trung quốc… Vân vân và vân vân. Những phát biểu ấy không phải là ngây ngô mà ngược lại, những người lãnh đạo đang xem rằng nhân dân rất là ngây ngô.
Cho đến bây giờ, nhân dân đã lên tiếng hết những gì cần lên tiếng. Nhưng tỷ lệ hy vọng giới lãnh đạo nghe theo chỉ là một phần trăm. Có lẽ họ sẽ bấm nút. Những nút bấm vô hồn ở hội trường quốc hội tuy nhỏ nhưng chúng sẽ đưa dân tộc này đến thảm cảnh một ngày nào đó chung quanh chỉ còn là Trung Quốc và bóng tối.
Ngày ấy không xa lắm.
Phần nhận xét hiển thị trên trang
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét