Thủ Thiêm
Một vùng đất nghèo khó và khá yên bình như Thủ Thiêm (Sài Gòn) sẽ cứ lặng lặng cựa mình chuyển đổi dần nếu nó không mắc phải cái nghiệp. Nghiệp không tránh khỏi bởi nằm sát nách nội ô Sài Gòn, nơi đô thành hiện đại, hoành tráng, sôi động bậc nhất nước. Nhưng nếu chỉ có thế thì cũng chưa đủ thành nghiệp chướng, chưa bị nghiệp hành, bằng chứng là suốt trăm năm trải qua thời Pháp, thời Mỹ - Việt Nam cộng hòa (một thời gian dài vẫn bị chính quyền mới gọi là ngụy), nó vẫn cứ khá bình yên, lầm lụi với những phận đời thương khó, với nhà thấp nhỏ lè tè ẩn sau sắc xanh mênh mông của ngút ngàn dừa nước, ô rô, bần đước.
Tới khi cả nước này hăm hở kéo nhau vào sự đổi mới, mở cửa, chuyển mình từ đất đai và tài nguyên, thì nghiệp của Thủ Thiêm không còn mù mờ, ẩn hiện, sương khói ảo ảnh gì nữa, mà hiển hiện thành những thứ rất cụ thể. Vùng đất nghèo bỗng nhiên như gặp trận động đất, bị xâu xé tan tác chia lìa. Những đổ vỡ, tang thương, đau đớn, uất ức, căm giận, dồn nén, mất mát, khiếu kiện, chùa bị đập, nhà thơ bị đe phá, cây cối bị chặt, mồ mả động dời… được che giấu phía sau vẻ ngoài thay đổi bằng nhà cao chót vót mọc lên chỗ này chỗ nọ, đường sá mở mang, cầu cống nối thông kênh rạch. Người ngoài nhìn vào sẽ dễ có cảm tưởng một vùng đất thay da đổi thịt, hạnh phúc, sung sướng, thỏa mãn sự thèm thuồng mơ ước. Không phải người trong cuộc sẽ khó biết cái giá phải trả đau đớn và uất ức thế nào.
Hồi còn tòng sự ở báo Thanh Niên, tôi thân tình với một anh ở phòng kỹ thuật, Lương Quốc Hưng. Nhà Hưng bên Thủ Thiêm, nằm ngay trong vùng mà dân Sài Gòn quen gọi là bán đảo. Nhớ hồi cuối thập niên 90 gì đó, gia đình y có việc hiếu, chúng tôi kéo nhau sang thắp nén hương cho người đã khuất. Đi vào buổi tối, qua cầu Sài Gòn rồi rẽ phải, cứ vòng vèo lặn lội trong rừng cây lá mãi mới tới nơi. Ếch nhái ì ọp tưởng không bao giờ không dứt. Cả nhà cả vườn cả ruộng nhà y rộng mênh mông, phải vài nghìn mét vuông. Đủ thức cây trái, gà vịt thả đầy. Chẳng bõ cái công chạy xe gần chục cây số mới tới cơ quan, chịu tiếng dân vùng sâu vùng xa. Chúng tôi đùa gọi Hưng là địa chủ, y cười bẽn lẽn, thật thà bảo chừng ấy đất cũng chẳng bằng một cái nền nhà ống trên đường Cống Quỳnh (nơi cơ quan đóng).
Mà có lẽ thế thật, đường sá khó đi, ruộng đất sình lầy, vùng sâu vùng xa như vậy, ai thèm ngó. Mươi năm sau, nghe mấy đứa cơ quan cũ kể lại, nhà Hưng tuy không nằm ngay chính vùng bị quy hoạch đô thị nhưng chính quyền cứ cưỡng bách giải tỏa, đền bù với giá rẻ mạt. Tự dưng nhập vào đội ngũ dân oan khiếu kiện ngày càng đông. Ngay cả những hộ Thủ Thiêm nằm hẳn trong khu quy hoạch, đã bị giải tỏa, đã nhận tiền đền bù, được tiêu chuẩn nhà tái định cư nhưng chờ mòn mỏi cả chục năm vẫn không thấy nhà tái định cư đâu, cũng đội đơn khiếu kiện. Theo quy hoạch ban đầu thì dân vùng quy hoạch sẽ có 160 hecta tái định cư ngay trong khu đô thị, tuy nhiên số đất ấy đám quan chức tham lam cũng đã bán gần hết cùng nhau chia lợi. Nhớ cách nay gần chục năm, bà con và báo chí làm căng quá, sợ cái sảy nảy cái ung, chính ông Lê Thanh Hải khi đó là Bí thư Thành ủy ra vẻ xuống nước, chỉ đạo phải xây gấp những khu chung cư để dân mau có chỗ ở, cũng là cách bịt miệng họ. Tuy nhiên, nói và làm của quan chức là hai khái niệm chỏi nhau, tới giờ nhà vẫn chửa thấy đâu, chỉ thấy tòi ra hàng loạt sai phạm của bọn cạp đất.
Những năm thập niên 1990 - 2000 là khoảng thời gian tình trạng khiếu kiện đất đai bùng phát dữ dội. Nhà nước càng duyệt dự án này nọ, quan chức càng tự tung tự tác, đất đai càng nóng bỏng, thì khiếu kiện càng nhiều và quyết liệt. Dạo đó, dân chúng khắp nước kéo nhau về vườn hoa Mai Xuân Thưởng (Hà Nội) đội đơn chờ chực, bởi nơi đó có trụ sở cơ quan tiếp dân trung ương. Về sau, chính quyền thấy dòng người khiếu kiện chảy về trung tâm thủ đô đông quá, mới mưu mẹo chuyển trụ sở tiếp dân về quận Cầu Giấy để phân tán, che mắt dư luận, rồi tiếp nữa lại chuyển về Hà Đông. Nghe nói trong binh đoàn khiếu kiện ấy rất đông dân Thủ Thiêm. Mất đất thì phải đi đòi thôi. Tôi không biết nhà ông bạn Hưng có ai tham gia gối đất năm sương vườn hoa Mai Xuân Thưởng không, nhưng mấy nghìn mét vuông bị cưỡng chế như thế, có là bụt cũng phải nhảy khỏi tòa sen mà đi đòi quyền lợi chính đáng của mình.
Phải nói thẳng rằng, chính quyền này ăn đất rất tàn bạo. Hầu như những vi phạm nghiêm trọng, mất lòng dân nhất của họ liên quan đến đất đai. Họ lấy lý do phát triển kinh tế, đầu tư, quy hoạch, xây dựng… để chiếm cướp dần đất của dân. Quyền sở hữu tư nhân đất đai tự bao đời bị xóa bỏ bằng luật đất đai mới do nhà cai trị tự đặt ra và buộc dân phải chấp nhận, thực hiện. Chính sách “đất đai thuộc sở hữu toàn dân” đã cướp trắng trợn những ruộng vườn nhà cửa gắn với người dân qua nhiều thế hệ, là thủ phạm gây ra những vụ Tiên Lãng Hải Phòng, Kiến Xương Thái Bình, Văn Giang Hưng Yên, Mỹ Đức Hà Nội, Thủ Thiêm Sài Gòn… Nhà nước đem quyền lực đi trấn áp, gọi là giải phóng mặt bằng, chỉ riêng cách gọi “giải phóng” đó đã chứng tỏ chính sách của họ không được lòng dân, không thuyết phục được dân. Họ thậm chí còn sổ toẹt đó là cưỡng chế. Chỉ cốt lấy được đất, đem đất của dân cho bọn nhà giàu, trả bằng giá rẻ mạt, thử hỏi ai mà chịu nổi.
Người dân, trong đó có bà con Thủ Thiêm, đang sống yên lành bỗng bị xua đuổi, cuộc sống biến thành trôi nổi, bấp bênh. Nếu đất ấy nhà ấy, vườn ruộng bao đời, mồ mả ông bà tổ tiên được chính quyền trưng thu dùng vào việc đại sự quốc gia, lo cho vận mệnh dân tộc, phục vụ an ninh quốc phòng, thậm chí để mở con đường, làm cây cầu phục vụ cộng đồng, dám chắc không người dân nào chống lại, chứ đừng nói thắc mắc khiếu kiện. Nhưng lấy đất của dân, đem đất dâng cho nhà giàu (được gọi là nhà đầu tư) thì phải sòng phẳng, rõ ràng, tôn trọng quyền chủ sở hữu của dân. Hồi còn đương vị chủ tịch nước, năm 2015 ông Trương Tấn Sang có lần giả nhời cử tri rằng nếu nhà nước thu hồi đất, giải tỏa đền bù, tái định cư thì quan điểm xuyên suốt của nhà nước là người bị giải tỏa phải có cuộc sống tốt hơn, chí ít thì cũng bằng chứ không thể kém. Về lý thuyết nghe hay lắm, nhất lại từ mồm ông chủ tịch nước, nhưng trên thực tế mắt thấy tai nghe, chính mình chứng kiến, tôi chỉ thấy phần lớn dân chúng khổ sở bởi chính sách đất đai, thu hồi đất của nhà nước. Nếu được như ông Sang tuyên bố, làm gì còn tình trạng khiếu kiện, làm gì còn những Thủ Thiêm, Đồng Tâm, Dương Nội, Văn Giang…
Đận tôi còn làm nghề dạy học, hồi cuối thập niên 80 có đứa học trò nhà mấy đời từng ở khu la cai Nguyễn Tri Phương, quận 5. Hộ mặt tiền buôn bán, nguồn sinh sống chủ yếu từ cái cửa hàng đó, nuôi cả gia đình. Rồi tự dưng nhà nước lấy lý do chỉnh trang đô thị, phá dãy nhà 2 tầng cũ kỹ mấy chục căn đó đi, giao cho một công ty xây dựng khu nhà mới cao tầng. Gia đình đứa học trò bị giải tỏa, được đền bù một số tiền, được hứa bán cho một căn trên tầng cao để tái định cư. Leo tuốt lên với giời, rồi lấy gì làm sinh kế, rồi sống ra sao. Tương lai quá mờ mịt. Cuối cùng, một hôm tôi nhận ra nó nghỉ học mà không nói gì với mình. Chả biết đi đâu. Tới tận nơi, cả nhà biệt tăm. Mười mấy năm sau, trong lần gặp lại, nó kể bố mẹ em nghĩ mãi, hiểu rằng có ở lại cũng chả sống nổi, tương lai quá mờ mịt đen tối nên quyết định vượt biên. Dù biết có thể gửi xác trên biển nhưng ít ra cũng còn hy vọng sống.
Đất đai và chính sách đất đai tàn bạo ở xứ này suốt mấy chục năm qua đã làm nẩy sinh những tấn bi kịch như vậy.
Cũng như dân Thủ Thiêm bây giờ, phố Đông hoa lệ chửa thấy đâu, chỉ tinh những mất mát, thiệt thòi, nghèo đói bấp bênh bao quanh, kéo dài gần hai chục năm nay, chưa biết bao giờ mới chấm dứt.
Nguyễn Thông
Tới khi cả nước này hăm hở kéo nhau vào sự đổi mới, mở cửa, chuyển mình từ đất đai và tài nguyên, thì nghiệp của Thủ Thiêm không còn mù mờ, ẩn hiện, sương khói ảo ảnh gì nữa, mà hiển hiện thành những thứ rất cụ thể. Vùng đất nghèo bỗng nhiên như gặp trận động đất, bị xâu xé tan tác chia lìa. Những đổ vỡ, tang thương, đau đớn, uất ức, căm giận, dồn nén, mất mát, khiếu kiện, chùa bị đập, nhà thơ bị đe phá, cây cối bị chặt, mồ mả động dời… được che giấu phía sau vẻ ngoài thay đổi bằng nhà cao chót vót mọc lên chỗ này chỗ nọ, đường sá mở mang, cầu cống nối thông kênh rạch. Người ngoài nhìn vào sẽ dễ có cảm tưởng một vùng đất thay da đổi thịt, hạnh phúc, sung sướng, thỏa mãn sự thèm thuồng mơ ước. Không phải người trong cuộc sẽ khó biết cái giá phải trả đau đớn và uất ức thế nào.
Hồi còn tòng sự ở báo Thanh Niên, tôi thân tình với một anh ở phòng kỹ thuật, Lương Quốc Hưng. Nhà Hưng bên Thủ Thiêm, nằm ngay trong vùng mà dân Sài Gòn quen gọi là bán đảo. Nhớ hồi cuối thập niên 90 gì đó, gia đình y có việc hiếu, chúng tôi kéo nhau sang thắp nén hương cho người đã khuất. Đi vào buổi tối, qua cầu Sài Gòn rồi rẽ phải, cứ vòng vèo lặn lội trong rừng cây lá mãi mới tới nơi. Ếch nhái ì ọp tưởng không bao giờ không dứt. Cả nhà cả vườn cả ruộng nhà y rộng mênh mông, phải vài nghìn mét vuông. Đủ thức cây trái, gà vịt thả đầy. Chẳng bõ cái công chạy xe gần chục cây số mới tới cơ quan, chịu tiếng dân vùng sâu vùng xa. Chúng tôi đùa gọi Hưng là địa chủ, y cười bẽn lẽn, thật thà bảo chừng ấy đất cũng chẳng bằng một cái nền nhà ống trên đường Cống Quỳnh (nơi cơ quan đóng).
Mà có lẽ thế thật, đường sá khó đi, ruộng đất sình lầy, vùng sâu vùng xa như vậy, ai thèm ngó. Mươi năm sau, nghe mấy đứa cơ quan cũ kể lại, nhà Hưng tuy không nằm ngay chính vùng bị quy hoạch đô thị nhưng chính quyền cứ cưỡng bách giải tỏa, đền bù với giá rẻ mạt. Tự dưng nhập vào đội ngũ dân oan khiếu kiện ngày càng đông. Ngay cả những hộ Thủ Thiêm nằm hẳn trong khu quy hoạch, đã bị giải tỏa, đã nhận tiền đền bù, được tiêu chuẩn nhà tái định cư nhưng chờ mòn mỏi cả chục năm vẫn không thấy nhà tái định cư đâu, cũng đội đơn khiếu kiện. Theo quy hoạch ban đầu thì dân vùng quy hoạch sẽ có 160 hecta tái định cư ngay trong khu đô thị, tuy nhiên số đất ấy đám quan chức tham lam cũng đã bán gần hết cùng nhau chia lợi. Nhớ cách nay gần chục năm, bà con và báo chí làm căng quá, sợ cái sảy nảy cái ung, chính ông Lê Thanh Hải khi đó là Bí thư Thành ủy ra vẻ xuống nước, chỉ đạo phải xây gấp những khu chung cư để dân mau có chỗ ở, cũng là cách bịt miệng họ. Tuy nhiên, nói và làm của quan chức là hai khái niệm chỏi nhau, tới giờ nhà vẫn chửa thấy đâu, chỉ thấy tòi ra hàng loạt sai phạm của bọn cạp đất.
Những năm thập niên 1990 - 2000 là khoảng thời gian tình trạng khiếu kiện đất đai bùng phát dữ dội. Nhà nước càng duyệt dự án này nọ, quan chức càng tự tung tự tác, đất đai càng nóng bỏng, thì khiếu kiện càng nhiều và quyết liệt. Dạo đó, dân chúng khắp nước kéo nhau về vườn hoa Mai Xuân Thưởng (Hà Nội) đội đơn chờ chực, bởi nơi đó có trụ sở cơ quan tiếp dân trung ương. Về sau, chính quyền thấy dòng người khiếu kiện chảy về trung tâm thủ đô đông quá, mới mưu mẹo chuyển trụ sở tiếp dân về quận Cầu Giấy để phân tán, che mắt dư luận, rồi tiếp nữa lại chuyển về Hà Đông. Nghe nói trong binh đoàn khiếu kiện ấy rất đông dân Thủ Thiêm. Mất đất thì phải đi đòi thôi. Tôi không biết nhà ông bạn Hưng có ai tham gia gối đất năm sương vườn hoa Mai Xuân Thưởng không, nhưng mấy nghìn mét vuông bị cưỡng chế như thế, có là bụt cũng phải nhảy khỏi tòa sen mà đi đòi quyền lợi chính đáng của mình.
Phải nói thẳng rằng, chính quyền này ăn đất rất tàn bạo. Hầu như những vi phạm nghiêm trọng, mất lòng dân nhất của họ liên quan đến đất đai. Họ lấy lý do phát triển kinh tế, đầu tư, quy hoạch, xây dựng… để chiếm cướp dần đất của dân. Quyền sở hữu tư nhân đất đai tự bao đời bị xóa bỏ bằng luật đất đai mới do nhà cai trị tự đặt ra và buộc dân phải chấp nhận, thực hiện. Chính sách “đất đai thuộc sở hữu toàn dân” đã cướp trắng trợn những ruộng vườn nhà cửa gắn với người dân qua nhiều thế hệ, là thủ phạm gây ra những vụ Tiên Lãng Hải Phòng, Kiến Xương Thái Bình, Văn Giang Hưng Yên, Mỹ Đức Hà Nội, Thủ Thiêm Sài Gòn… Nhà nước đem quyền lực đi trấn áp, gọi là giải phóng mặt bằng, chỉ riêng cách gọi “giải phóng” đó đã chứng tỏ chính sách của họ không được lòng dân, không thuyết phục được dân. Họ thậm chí còn sổ toẹt đó là cưỡng chế. Chỉ cốt lấy được đất, đem đất của dân cho bọn nhà giàu, trả bằng giá rẻ mạt, thử hỏi ai mà chịu nổi.
Người dân, trong đó có bà con Thủ Thiêm, đang sống yên lành bỗng bị xua đuổi, cuộc sống biến thành trôi nổi, bấp bênh. Nếu đất ấy nhà ấy, vườn ruộng bao đời, mồ mả ông bà tổ tiên được chính quyền trưng thu dùng vào việc đại sự quốc gia, lo cho vận mệnh dân tộc, phục vụ an ninh quốc phòng, thậm chí để mở con đường, làm cây cầu phục vụ cộng đồng, dám chắc không người dân nào chống lại, chứ đừng nói thắc mắc khiếu kiện. Nhưng lấy đất của dân, đem đất dâng cho nhà giàu (được gọi là nhà đầu tư) thì phải sòng phẳng, rõ ràng, tôn trọng quyền chủ sở hữu của dân. Hồi còn đương vị chủ tịch nước, năm 2015 ông Trương Tấn Sang có lần giả nhời cử tri rằng nếu nhà nước thu hồi đất, giải tỏa đền bù, tái định cư thì quan điểm xuyên suốt của nhà nước là người bị giải tỏa phải có cuộc sống tốt hơn, chí ít thì cũng bằng chứ không thể kém. Về lý thuyết nghe hay lắm, nhất lại từ mồm ông chủ tịch nước, nhưng trên thực tế mắt thấy tai nghe, chính mình chứng kiến, tôi chỉ thấy phần lớn dân chúng khổ sở bởi chính sách đất đai, thu hồi đất của nhà nước. Nếu được như ông Sang tuyên bố, làm gì còn tình trạng khiếu kiện, làm gì còn những Thủ Thiêm, Đồng Tâm, Dương Nội, Văn Giang…
Đận tôi còn làm nghề dạy học, hồi cuối thập niên 80 có đứa học trò nhà mấy đời từng ở khu la cai Nguyễn Tri Phương, quận 5. Hộ mặt tiền buôn bán, nguồn sinh sống chủ yếu từ cái cửa hàng đó, nuôi cả gia đình. Rồi tự dưng nhà nước lấy lý do chỉnh trang đô thị, phá dãy nhà 2 tầng cũ kỹ mấy chục căn đó đi, giao cho một công ty xây dựng khu nhà mới cao tầng. Gia đình đứa học trò bị giải tỏa, được đền bù một số tiền, được hứa bán cho một căn trên tầng cao để tái định cư. Leo tuốt lên với giời, rồi lấy gì làm sinh kế, rồi sống ra sao. Tương lai quá mờ mịt. Cuối cùng, một hôm tôi nhận ra nó nghỉ học mà không nói gì với mình. Chả biết đi đâu. Tới tận nơi, cả nhà biệt tăm. Mười mấy năm sau, trong lần gặp lại, nó kể bố mẹ em nghĩ mãi, hiểu rằng có ở lại cũng chả sống nổi, tương lai quá mờ mịt đen tối nên quyết định vượt biên. Dù biết có thể gửi xác trên biển nhưng ít ra cũng còn hy vọng sống.
Đất đai và chính sách đất đai tàn bạo ở xứ này suốt mấy chục năm qua đã làm nẩy sinh những tấn bi kịch như vậy.
Cũng như dân Thủ Thiêm bây giờ, phố Đông hoa lệ chửa thấy đâu, chỉ tinh những mất mát, thiệt thòi, nghèo đói bấp bênh bao quanh, kéo dài gần hai chục năm nay, chưa biết bao giờ mới chấm dứt.
Nguyễn Thông
Phần nhận xét hiển thị trên trang
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét