Kho giống má trên cánh đồng chữ nghĩa!

Thứ Ba, 22 tháng 5, 2018

Điểm tin:

"Gót chân Achilles" của ông Trump trước Triều Tiên
"Gót chân Achilles" của ông Trump trước Triều Tiên
Triều Tiên dọa hủy hội nghị thượng đỉnh với Mỹ vì các cuộc tập trận Mỹ-Hàn. Ảnh: Reuters
Tổng thống Mỹ Donald Trump đã nổi giận khi Triều Tiên dọa bỏ hội nghị thượng đỉnh, vốn đã được lên kế hoạch tổ chức vào ngày 12-6 ở Singapore.
Ông Trump sau đó đã thảo luận với các phụ tá về việc có nên tiếp tục kế hoạch hội đàm với nhà lãnh đạo Kim Jong-un hay không.
Một số thành viên trong Nhà Trắng nhận định ông Kim biết rõ Tổng thống Trump rất muốn hội nghị thượng đỉnh diễn ra nên có những bước đi nhằm tìm kiếm sự nhượng bộ của Mỹ.
Theo tờ The New York Times, nhà lãnh đạo Mỹ sợ mất mặt trong trường hợp cuộc gặp không diễn ra.
Đến tối 19-5, tức 3 ngày sau khi Bình Nhưỡng đưa ra lời đe dọa, Tổng thống Trump đã gọi điện cho người đồng cấp Hàn Quốc Moon Jae-in để bàn về "những diễn biến dạo gần đây ở Triều Tiên". Cũng trong cuộc điện đàm này, ông chủ Nhà Trắng đã yêu cầu Tổng thống Moon giải thích về sự mâu thuẫn giữa thông tin của Hàn Quốc và cảnh báo của Triều Tiên.
Trước đó, phía Hàn Quốc từng bí mật khẳng định lãnh đạo Kim sẽ nhượng bộ với chính quyền Tổng thống Trump, theo New York Daiy News.
Tổng thống Trump dự kiến gặp Tổng thống Moon Jae-in tại Nhà Trắng vào ngày 22-5.
Gót chân Achilles của ông Trump trước Triều Tiên - Ảnh 1.
Tổng thống Mỹ Donald Trump (trái) và Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in. Ảnh: Reuters
Các phóng viên nước ngoài có thể phải trả tới 10.000 USD lệ phí thị thực để được chứng kiến lễ phá hủy bãi thử hạt nhân Punggye-ri từ ngày 23 đến 25-5, theo nguồn tin của báo Korea Times.
Quy trình đóng cửa Punggye-ri gồm đánh sập các đường hầm bằng thuốc nổ, bịt kín cổng vào hầm, tháo dỡ mọi đài quan sát, cơ sở nghiên cứu và trạm an ninh trong khu vực.
Nguồn tin nói thêm các phóng viên Hàn Quốc được miễn khoản phí này dù Triều Tiên vẫn chưa chấp thuận danh sách phóng viên đề xuất của Seoul.
Kể từ khi Triều Tiên dọa từ bỏ hội nghị thượng đỉnh, ông Trump không công khai bộc lộ cảm xúc và cũng không viết về vấn đề này trên mạng xã hội Twitter.
Dù vậy, trong nỗ lực không để mọi chuyện vượt tầm kiểm soát, Tổng thống Trump được cho là đã đề nghị nới lỏng các biện pháp trừng phạt tập đoàn công nghệ ZTE (Trung Quốc) để nhờ Bắc Kinh hỗ trợ để hội nghị thượng đỉnh Mỹ - Triều Tiên có thể diễn ra trơn tru, South China Morning Post (SCMP) ngày 21-5 dẫn nguồn tin mật cho biết."Manh mối" cho thượng đỉnh Mỹ - Triều từ những cuộc gặp kín năm 2013
Nguyên nhân, theo SCMP, là Washington lo ngại Bắc Kinh tác động lên Bình Nhưỡng liên quan đến vụ việc của ZTE.
Trước đó, vào ngày 17-5, Tổng thống Trump cũng đã nỗ lực trấn an lãnh đạo Kim rằng Mỹ sẽ không tìm cách lật đổ ông - một động thái được cho là để thuyết phục Triều Tiên tham dự hội nghị thượng đỉnh.
Tuy nhiên, Tổng thống Trump cũng cảnh báo rằng nếu không đạt được thỏa thuận, Triều Tiên có thể chịu chung số phận với Libya – quốc gia có cựu lãnh đạo Moammar Gaddafi bị lật đổ và giết vào năm 2011 sau khi đồng ý phi hạt nhân hóa.
====================
Giới siêu giàu Nga đang "rửa" hàng trăm tỉ bảng Anh mỗi năm tại London?
Giới siêu giàu Nga đang "rửa" hàng trăm tỉ bảng Anh mỗi năm tại London?
Ảnh minh họa
Theo báo cáo từ Ủy ban Đối ngoại Anh, dòng tiền lớn của người Nga tại London đã khiến Anh không thể chỉ trích Điện Kremlin quá quyết liệt.
Reuters dẫn lời một nghị sĩ Anh cho biết, chính những khối tài sản và lượng tiền khổng lồ của Nga trong các hệ thống tài chính London là rào cản lớn nhất khiến nước này không thể đáp trả chính sách đối ngoại quyết liệt từ phía Moskva.
Sau khi Liên Xô sụp đổ năm 1991, Anh đã trở thành trung tâm thu hút hoạt động tài chính và nguồn tiền lớn ở châu Âu. Tới nay, London vẫn được cho là lựa chọn ưa thích của các nhà tài phiệt và quan chức Nga - những nhân vật không chỉ đặc biệt giàu có mà còn có khả năng chi phối tình hình an ninh, chính trị quốc gia.
Gần đây, Anh và Nga đã có những động thái trả đũa ngoại giao lẫn nhau rất quyết liệt sau khi một cựu điệp viên Nga cùng con gái bị tấn công hóa học tại thành phố Salisbury. Không bên nào chịu nhận trách nhiệm trong vụ án này.
Theo báo cáo từ Ủy ban Đối ngoại Anh, dòng tiền lớn của người Nga tại London đã khiến Anh không thể chỉ trích Điện Kremlin quá quyết liệt.
"Cần phải nói rõ rằng, những thiệt hại mà 'tiền bẩn' của Nga gây ra đối với chính sách đối ngoại của Anh lớn hơn rất nhiều lợi ích mà nó đem lại cho London", chủ tịch Ủy ban Ngoại giao Hạ Viện Anh Tom Tugendhat nói.
Ông Tugendhat sau đó đề nghị bộ máy chính quyền hợp tác cùng các nước đồng minh trên thế giới thắt chặt các hoạt động tài chính của công dân Nga, bao gồm hoạt động mua bán trái phiếu chính phủ và các giao dịch ngân hàng chưa bị cấm vận khác.
Theo Reuters, Nga đã bị cáo buộc can thiệp vào cuộc bầu cử Mỹ năm 2016 và một loạt các vụ tấn công mạng trên khắp thế giới.
Hồi tháng 4, Mỹ đã áp đặt thêm cấm vận với Nga, nhắm đòn trừng phạt vào những đồng minh của tổng thống Vladimir Putin vì cho rằng Moksva đã thao túng bầu cử Mỹ.
Cơ quan Phòng chống Tội phạm Quốc gia Anh trong tháng này công bố báo cáo cho rằng hoạt động rửa tiền lên tới hàng trăm tỉ bảng Anh mỗi năm của giới siêu giàu Nga đã gây ảnh hưởng không nhỏ.
"Việc các nhân vật có liên quan tới Điện Kremlin sử dụng London làm kho chứa tài sản tham nhũng đã cho thấy chiến lược sâu rộng hơn của Nga, và là mối đe dọa tiềm tàng cho an ninh quốc gia Anh", bản báo cáo viết.
Sau khi cùng một loạt các nước trục xuất những nhân viên ngoại giao của Nga, Anh đã cam kết sẽ áp đặt nhiều lệnh cấm vận hơn nhằm vào người Nga.
Nhưng theo ông Tugendhat, chính phủ Anh cần làm nhiều hơn để chặn đứng hoàn toàn vòng luẩn quẩn cho phép Nga mua trái phiếu chính phủ Anh với sự trợ giúp của các tổ chức tài chính đã bị cấm vận.


nhận xét hiển thị trên trang

Không có nhận xét nào: