Kho giống má trên cánh đồng chữ nghĩa!

Thứ Năm, 31 tháng 5, 2018

Tin thế giới


Chính phủ Trump sẽ áp thuế lên 50 tỷ USD hàng hóa từ Trung Quốc
Hôm thứ Ba (29/5), Nhà Trắng đã thông báo Mỹ sẽ đánh thuế 25% lên 50 tỷ USD hàng hóa nhập từ Trung Quốc.
U.S. President Donald Trump, left, and Xi Jinping, China's president, shake hands during a news conference at the Great Hall of the People in Beijing, China, on Thursday, Nov. 9, 2017. The one year anniversary of U.S. President Donald Trump's inauguration falls on Saturday, January 20, 2018. Our editors select the best archive images looking back over Trumps first year in office. Photographer: Qilai Shen/Bloomberg via Getty Images
Ông Trump ban đầu đe dọa sẽ áp thuế lên 150 tỷ USD hàng Trung Quốc, sau nhiều cuộc đàm phán cuối cùng quyết định sẽ đánh thuế lên 50 tỷ USD hàng Trung Quốc.
Theo Epoch Times, mức thuế này sẽ áp dụng đối với các sản phẩm “chứa hàm lượng công nghệ đáng kể ngành trong công nghiệp”. Chính phủ Trump đã thu thập ý kiến đóng góp từ người tiêu dùng trong vài tháng qua về các hạng mục sản phẩm đánh thuế tiềm năng và danh sách cuối cùng sẽ được thông báo vào ngày 15/6.
Từ nay trở đi, chúng tôi hy vọng các quan hệ thương mại sẽ công bằng và đối ứng”, Tổng thống Donald Trump nói trong một phát biểu gần đây.
Thông báo đánh thuế hàng hóa Trung Quốc nêu trên đến khá bất ngờ khi đầu tháng này Bộ trưởng Tài chính Mỹ Steven Mnuchin đã nói rằng việc áp thuế sẽ được đình chỉ khi các nhà đàm phán Mỹ đang tiếp tục tiến hành các cuộc thương thảo với những người đồng cấp Trung Quốc.
Nhà Trắng ban đầu đã đề xuất đánh thuế lên 150 tỷ USD hàng hóa nhập từ Trung Quốc. Việc giảm xuống chỉ đánh thuế lên 50 tỷ USD hàng hóa là dấu hiệu về cách tiếp cận đàm phán điển hình của ông Trump: đòi hỏi nhiều hơn điều có thể đạt được và sau đó đạt được thỏa thuận tốt hơn so với hầu hết những gì có thể.
Ông Trump từ lâu đã nói rằng Trung Quốc đã lợi dụng Mỹ với các thực tiễn thương mại không công bằng, bao gồm trợ cấp công nghiệp và các rào cản thương mại không hợp lệ. Chế độ Bắc Kinh cũng tham gia vào hành vi đánh cắp tài sản trí tuệ tràn lan. Ông Trump đang sử dụng các cuộc đàm phán thương mại để bù đắp những tổn thất mà Mỹ gặp phải.
Đại diện Thượng mại Mỹ cũng sẽ tiếp tục giải quyết tranh chấp với Trung Quốc thông qua Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO). Nhà Trắng cho biết tranh chấp này được đưa ra từ tháng Ba vì “các yêu cầu cấp phép công nghệ phân biệt đối xử của Bắc Kinh”.
Trước đó, vào tháng Hai, chính phủ Trump đã thắng kiện Trung Quốc tại WTO liên quan tới hàng gia cầm của Mỹ xuất sang Trung Quốc. Kết quả là, Trung Quốc đã phải chấm dứt “đánh thuế chống phá giá và thuế trợ cấp không công bằng” lên các sản phẩm gia cầm của Mỹ.
Theo Nhà Trắng, Mỹ cũng đang chuẩn bị thực thi các hạn chế đầu tư và kiểm soát xuất khẩu nhằm hạn chế công dân và các công ty Trung Quốc tiếp cận công nghệ Mỹ. Danh sách các hạn chế này sẽ được thông báo vào ngày 30/6.
Liên quan đến vấn đề công nghệ Mỹ, tuần trước ông Trump nói rằng ông đã đạt được thỏa thuận với ông Tập Cận Bình để cho phép công ty viễn thông Trung Quốc ZTE tiếp tục mua linh kiện của Mỹ và khôi phục sản xuất.
Hãng tin Breitbart cho biết theo thỏa thuận Mỹ-Trung vừa đạt được, ZTE sẽ nộp phạt cho Mỹ 1,3 tỷ USD; thay thế đội ngũ quản lý, ban điều hành hiện tại; đề xuất đảm bảo an ninh; và mua nhiều các linh kiện mà công ty này cần từ các doanh nghiệp Mỹ.
Đổi lại, Bộ Thương mại Mỹ sẽ dỡ bỏ lệnh cấm 7 năm ZTE mua các sản phẩm của Mỹ, theo New York Times dẫn nguồn từ một quan chức Mỹ giấu tên.
Tổng thống Trump đã xác nhận thông tin liên quan tới ZTE trong một tweet ông đăng vào tối thứ Sáu (25/5) khi phê bình Thượng nghị sĩ Dân chủ Chuck Schumer và chính phủ tiền nhiệm về các thỏa thuận của họ với ZTE.
Thượng nghị sĩ Schumer và Chính phủ Obama đã để công ty điện thoại ZTE phát triển mạnh mẽ mà không kiểm soát an ninh. Tôi đã đóng cửa công ty đó sau đó để cho họ hoạt động trở lại với bảo đảm mức độ bảo mật cao, thay đổi quản lý và ban quản trị, phải mua các linh kiện của Mỹ và trả tiền phạt 1,3 tỷ USD”, ông Trump viết.
=========================
Kim Jong-un có thể lừa Moon Jea-in, chỉ nói thật với Tập Cận Bình
Truyền thông Nhật Bản phân tích chỉ ra, trong cuộc nói chuyện riêng với Tổng thống Hàn Quốc Moon Jea-in hồi cuối tháng 4, ông Kim Jong-un có thể sử dụng thủ đoạn lừa bịp, còn trong cuộc nói chuyện với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình hồi đầu tháng 5, do có nhân viên phiên dịch tại hiện trường ghi chép, khiến cho cuộc nói chuyện có thể tương đối thật thà hơn.Kim Jong-unNgày 27/4, Tổng thống Hàn Quốc Moon Jea-in và lãnh đạo Bắc Triều Tiên đã có cuộc nói chuyện riêng (Ảnh: Getty Images)
Ngày 27/4, tại “Nhà Hòa bình” Bàn Môn Điếm bên phía Hàn Quốc, hai nước Hàn – Triều đã tiến hành hội đàm, trong cuộc hội đàm, ông Kim Jong-un và ông Moon Jea-in cùng di dạo ngoài trời, và nói chuyện riêng khoảng 30 phút. Còn trong Hội đàm thượng đỉnh với ông Tập Cận Bình tại Đại Liên hôm 7 – 8/5, ông Kim Jong-un cũng đi dạo cùng ông Tập Cận Bình.
Đối với 2 lần đi tản bộ nói trên, ngày 22/5, tờ Tin tức Kinh tế Nhật bản (Nihon Keizai Shimbun) đưa tin chỉ ra, quan chức tình báo Nhật, Mỹ, châu Âu nhất trí cho rằng, nội dung hội đàm Trung – Triều chân thực hơn. Ngoài ra, đối với ông Kim Jong-un mà nói, trước lúc diễn ra cuộc gặp cấp cao với ông Trump vào tháng sau, việc không bị bất cứ nước nào nhìn thấu ý đồ thực sự là việc vô cùng quan trọng.
Bản tin phân tích cho biết, ông Kim Jong-un là người đầu tiên lựa chọn “tản bộ ngoài trời”, đây là một mắt xích trong chính sách chống nghe lén của Bắc Triều Tiên. Nếu lựa chọn “tản bộ trong nhà”, rất khó để ngăn chặn nội bộ có người có ý kiến phản đối, sẽ đem nội dung nói chuyện tiết lộ cho Mỹ. Còn ở ngoài trời, hai người đi riêng cùng nhau, thì có thể xóa bỏ những rủi ro nói trên ở mức độ nào đó.
Bên cạnh đó, dù bị vệ tinh trinh sát của các nước chụp được hình ảnh, cũng không cách nào đọc được lời nói qua cử động môi để thu thập được nội dung nói chuyện.
Một mặt khác, trong cuộc hội đàm Trung – Triều tại Đại Liên, do có nhân viên phiên dịch đứng tại hiện trường ghi chép, cũng khiến cho nội dung cuộc hội đàm trở nên chuẩn xác hơn.
Bản tin nói, trong hội đàm Hàn – Triều, do hai vị nguyên thủ có cùng ngôn ngữ, nên khi tản bộ chỉ có duy nhất 2 người. Còn trong hội đàm Trung – Triều, cần phải có phiên dịch đi theo.
Có nhân sĩ ngoại giao Nhật – Mỹ chỉ ra, liệu có cần đến phiên dịch hay không, “ý nghĩa cuộc nói chuyện hoàn toàn khác nhau”. Nếu có phiên dịch của 2 nước, vậy thì sẽ có người căn cứ vào nội dụng phiên dịch nghe được để viết ra nội dung hội đàm. Nếu chỉ có 2 nguyên thủ nói chuyện với nhau, mà không có bất cứ ghi chép gì, thì sẽ dễ có sai biệt trong nội dung hội đàm, không có cách nào để chứng minh, thậm chí có tình huống đơn phương nói dối để lừa đối phương.
Theo nhân sĩ ngoại giao Nhật- Mỹ tiết lộ, Cục tình báo Trung ương Mỹ (CIA) và Bộ Ngoại giao Mỹ cũng cho rằng, “phát ngôn của ông Kim Jong-un được ông Moon Jea-in truyền đạt lại, chưa hẳn đều là lời thật lòng”.
Bên cạnh đó, từ tình hình phát sinh sau Hội nghị thượng đỉnh liên Triều, và lãnh đạo Bắc Triều Tiên Kim Jong-un gặp mặt ông Tập Cận Bình hồi đầu tháng 5, cùng việc ông Kim Jong-un “trở mặt” hôm 16/5 có thể thấy, việc Bắc Triều Tiên đơn phương hủy bỏ Hội nghị cấp cao Hàn – Triều, càng cho thấy không ngoại trừ khả năng Kim Jong-un có thể hủy bỏ cuộc gặp “Kim – Trump” tại Singapore vào tháng sau.
Bản tin chỉ ra, từ hàng loạt những thay đổi của ông Kim Jong-un có thể thấy sách lược đang ẩn dấu mà lại giảo hoạt của ông Kim Jong-un.



Phần nhận xét hiển thị trên trang

Không có nhận xét nào: