Mai Dũng
HOANG MANG QUÁ VIỆT NAM ƠI
Nhiều khi rất buồn thấy rõ đất nước ta quá nghèo, dân ta rất khổ nhưng con đường đi lên là một viễn cảnh mờ mịt.
HOANG MANG QUÁ VIỆT NAM ƠI
Nhiều khi rất buồn thấy rõ đất nước ta quá nghèo, dân ta rất khổ nhưng con đường đi lên là một viễn cảnh mờ mịt.
Thật ra Việt nam chưa khi nào được ghi nhận là quốc gia có xếp hạng trên bất cứ nước nào. Xưa vẫn thế và nay vẫn vậy.
Đánh giá về một đất nước, người ta thường nhìn nhận về quy mô của các công trình kiến trúc, cuộc sống người dân, kinh tế, chính trị, quốc phòng. Ở đây không đề cập chủ đề chính trị, quốc phòng tuy rằng nó ảnh hưởng nhiều tới mức độ phát triển của một quốc gia. Đơn giản chỉ là những cảm nhận về nguyên nhân và mức độ nghèo nàn lạc hậu của nước mình qua nhiều thế kỷ.
Các công trình kiến trúc cổ của Việt Nam chỉ có thành nhà Hồ, thành Thăng Long, kinh thành Huế. Các công trình ấy thật thảm hại nếu so với chùa Vàng, chùa Phật Ngọc, chùa Doi Suthep, cung điện Hoàng Gia của Thái Lan; Càng không thể sánh được với Chùa Vàng (Yangon), chùa Vàng Shwezigon, đền Shwesandaw, đền Mahamuni của Myanmar; Càng không thể sánh được với đền thờ Prambanan, quần thể đền thờ phật giáo Borobudar (lớn nhất thế giới) của Indonesia; Càng không thể sánh được với quần thể Angkor Thom, Angkor Wat của Cambodia (Angkor Wat có diện tích 40.000 ha ~ 401 km2).
Trong mấy ngàn năm lịch sử, chúng ta luôn luôn kém, chưa bao giờ hơn láng giềng.
Ta thấy ở bất cứ giai đoạn lịch sử nào dân ta cũng nghèo mạt dù là thời hoàng kim Lý - Trần – Lê, Việt Nam luôn thua kém các dân tộc. Vậy nên, cái hèn mạt của nước ta có yếu tố dân tộc tính.
Nhiều nhà nghiên cứu trong ngoài nước chỉ ra, người Việt có nhiều điểm kém so với các dân tộc khác trên thế giời, chủ yếu là Không có một nền tảng triết học nên thế giới quan rất thiếu minh triết dẫn đến nhiều thói xấu, tư duy lệc lạc. Cũng chính vì vậy, người Việt thường thích áp đặt. Người Việt không phải thông minh mà chỉ là khôn lỏi. Đã vậy, tính tự cao tự đại quá lớn nên không chịu học hỏi và vì vậy rất dễ bằng lòng tự mãn với thành quả bé nhỏ đã đạt được. Đã vậy lại lười. Ai nói người Việt nam cần cù chịu khó tôi phản đối.
Việt nam dù không phải và duy nhất không có nền triết học nhưng người Việt hoang mang trước các trường phái triết học trên thế giới và luôn tự mâu thuẫn. Việt Nam chịu ảnh hưởng triết học Nho Giáo, Khổng Giáo cho tới thế kỷ 20. Cuối thế kỷ 16 khi các nhà truyền giáo Châu Âu vào giảng đạo, Thiên Chúa Giáo bắt đầu hình thành và phát triển. Trên nền tảng triế học lai tạp ấy rất nhiều giá trị bị đánh giá sai lệch, dẫn đến đảo lộn các qui tắc ứng xử trong xã hội cũng như trong đường lối phát triển kinh tế.
Người Việt chỉ ưa khoa bảng và những ngành có tính bề nổi, phân biệt và quá coi trọng ngành nào có chữ “sỹ”.
Có ai đời thế kỷ 20 mà Việt nam vẫn kỳ thị Thương mại, doanh nhân, coi thương nhân là “con” buôn, “bọn” phe phẩy trong khi ngành thương mại, doanh nghiệp (bao gồm cả nhà máy, xí nghiệp sản xuất, ngân hàng) là trung tâm của xã hội, tạo công ăn việc làm cho 70% lao động trong xã hội, đóng thuế nuôi bộ máy nhà nước. Nhưng nói cho cùng Việt nam chưa có những dnh nghiệp thực sự như các nước cho nên những người giàu có nhất nhì Việt nam chưa đáng coi là các doanh nhân thực sự (trong sạch).
Chân thành, có trách nhiệm với xã hội là 2 đức tính đáng quí nhất của doanh nhân. Thiếu nó không thể là doanh nhân lớn, không thể thành công, nếu có thành công thì chỉ là tạm bợ vì hưởng lợi từ chính sách ưu đãi có được do cấu kết, ăn chia với quan chức. Thành công đó có lớn thì chỉ có hại lớn cho người dân cho nước.
Người Việt có hai thái cực đầy mâu thuẫn về tiền bạc. Thái cực thứ nhất là coi khinh đồng tiền: “khinh đồng tiền” nên không thèm làm giàu. Thái cực thứ hai là tuyệt đối hoá đồng tiền: “Có tiền mua tiên cũng được và vì vậy khi đã tuyệt đối hoá đồng tiền họ sẽ kiếm tiền bằng mọi giá, bỏ qua nhân cách, bất chấp hậu quả.
Các xã hội phát triển, văn minh họ đánh giá đúng giá trị đồng tiền, họ không tuyệt đối hoá, họ không coi khinh đồng tiền, họ coi đồng tiền là phương tiện trao đổi hàng hoá, đồng tiền là thước đo giá trị lao động, đồng tiền giúp họ có cuộc sống tốt hơn, đào tạo nâng cao trình độ, chăm sóc sức khoẻ tốt hơn, báo hiếu cha mẹ, giải trí, du lịch và làm công tác xã hội.
Người Việt chúng ta quan niệm lệch lạc về người giỏi. Thời phong kiến khoa cử chỉ chọn người giỏi làm thơ viết văn đâu có thi cử về các ngành khoa học. Nửa cuối thế kỷ 20 ở miền Bắc lại quan niệm người giỏi là giỏi các môn tự nhiên, đặc biệt là môn Toán, tất cả những học sinh giỏi nhất lên đại học đều học Toán, Lý trong khi người giỏi thật sự cần đủ kiến thức khoa học lẫn xã hội.
Người Việt từ cổ chí kim coi trọng bằng cấp đến cực đoan. Ngày xưa cứ thi đỗ trạng nguyên, thám hoa, bảng nhãn thì bổ làm quan. Ngày trước đi học chỉ dậy văn thơ, câu đối thì làm sao biết phát triển kinh tế đất nước.
Ngày nay ta có trên 24 ngàn Tiến sỹ nhưng con ốc vít cũng không làm nổi vì hầu như các Tiến sỹ đều chui vào bộ máy lãnh đạo rồi bỏ luôn những kiến thức đã học. Thậm chí những văn bằng đó do mua mà có. Làm sao mà đám lãnh đạo ấy có thể lãnh đạo được đất nước.
Vì không có một nền triết học tử tế nên tư duy không thể minh triết. Người Việt đặc biệt thích áp đặt.
Trong một gia đình ở nước ngoài như Anh, Mỹ có thể bố, mẹ, con theo ba đảng phái khác nhau nhưng họ tôn trọng nhau không có chuyện vì khác biệt chính kiến mà xa lánh nhau. Người Việt hoàn toàn khác. Nếu mày không cùng chính kiến với tao, mày là kẻ thù, và khi đó, mọi thứ ở mày là sai (kể cả đúng mười mươi cũng thế). Lúc đó sự cuồng quan điểm nơi họ làm cho họ coi quan điểm cá nhân của họ cao hơn cả huyết thống dân tộc, đồng bào.
Cái nhỏ nhất người Việt ăn món gì thấy ngon thì luôn nghĩ người khác phải ăn thế mới ngon. Quan điểm của mình phải là duy nhất đúng, ai không giống ta là sai hết. Ai không theo ta là địch. Đến cả những người đang cầm cờ đấu tranh cho dân chủ mà cũng thế thì hết thuốc chữa.
Đất nước hơn 40 năm đi qua chiến tranh các nhà lãnh đạo vẫn còn phân biệt kẻ thắng người thua, người dân hai miền vẫn chia rẽ Bắc Kỳ - Nam Kỳ, chưa chịu hoà giải. Kẻ thù như trái núi trước mắt thì không thấy như mù nhưng chỉ có ai đó trong chính đồng bào mình nói sai một câu đã chồm lên như muốn ăn sống nuốt tươi hèn đến thế là cùng. Tỉnh nào bênh tỉnh ấy, người miền nào cũng chằm chặp khen chuộng nơi mình sống mà không chịu nhìn nhận cái toàn cục quốc gia dân tộc làm trọng.
Có lẽ cái hố chia rẽ dân tộc này còn lâu mới được lấp đầy.
Người Việt không phải là dân tộc chăm chỉ cần cù.
Mới đẻ con ra đã nghĩ ngày sau này nó lớn nhờ cậy nó. Đi làm chỉ nhăm nhăm nhăm tính đến lúc về hưu vui thú điền viên, con cái chăm sóc tuổi già.
Xem TV các bạn đều thấy các nhà hàng sang trọng, các tài xế Taxi, những người làm dịch vụ tại các trung tâm như vệ sinh, điện nước đều do những người đầu bạc đảm nhiệm. Trong khi ở Việt nam ngoài 50 là đã thấy suốt ngày ngồi đánh cờ, ra công viên nhảy đầm đông như hội.
Ở Thành phố số thanh niên thất nghiệp, không việc làm, la cà quán sá, cà phê, chơi bài cả ngày. Rất ít người nghĩ mình tự lập nghiệp, tự tạo ra công ăn việc làm cho chính mình và cho xã hội. Những người có việc làm ở công sở thì đi muộn về sớm, hở ra là ăn cắp. Chưa có quốc gia nào các hang quán bia rượu cà phê nhiều và đông đúc trong giờ làm việc như Việt nam.
Không chỉ lười lao động, người Việt còn lười học, lười suy nghĩ, lười vận động. Cứ lên Facebook thì biết, hầu hết mọi người chưa kịp đọc đã like, còm loạn hết cả. Chưa kịp hiểu ý người khác đã bình luận, không hợp ý mình thì chửi bới.
Học sinh hiện nay chỉ cắm mặt vào điện thoại, không còn mấy ai chịu đọc sách như xưa nữa. Như vậy làm sao mở mang được sự học và có tầm vóc Văn hoá?
Nói ra thật là buồn và chẳng thấy hy vọng ở đâu.
Phần nhận xét hiển thị trên trang
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét