Sưu tầm bài hát dân gian
Hồi còn học, bọn sinh viên K17 mình được các thầy Đinh Gia Khánh, Chu Xuân Diên, Lê Chí Quế... (Khoa Văn, Tổng hợp Hà Nội) dạy rằng văn học dân gian (foklore) có tính vận động, luôn thay đổi, nhiều dị bản. Thầy Khánh khi giảng chuyên đề Tấm Cám (một trong những công trình nghiên cứu văn học dân gian, theo cá nhân mình là xuất sắc nhất) bảo truyện này có hàng trăm dị bản, tiêu biểu là chuyện về cô Lọ lem. Thầy Diên (một trong những thầy đẹp trai đỉnh khoa, từng chủ nhiệm lớp mình) thì thuộc hàng chục dị bản của mỗi tác phẩm. Công nhận các thầy hồi đó thầy ra thầy, còn trò có ra trò không thì đến giờ vẫn chưa xác định được.
Mình còn nhớ thầy Khánh, thầy Diên, thầy Quế luôn nhắc rằng văn học dân gian là trí tuệ, tình cảm của nhân dân, nó vừa mộc mạc, vừa bác học, đặc biệt là rất hài hước. Nhiều tác phẩm lấy cái tục để vui vẻ. Đã dân gian thì phải tục, thế mới là dân, chứ chả nhẽ lại giống văn chương bác học đạo mạo của ông Hữu Thỉnh thì còn nói làm quái gì.
Nghĩ đến công ơn các thầy, mình chợt nhớ hồi nhỏ thường nghe người nhớn hát những bài hát đương thời, hát chán bài gốc thì họ chuyển sang hát bài dị bản, bài phăng tơ ri. Đến giờ đầu óc cũng lẫn nhiều rồi, nhớ nhớ quên quên nhưng mình cũng còn thuộc vài câu vài bài. Biên lại đây cho cả nhà vui.
Nhạc sĩ Trọng Bằng có bài hát “Bão nổi lên rồi” ca ngợi cuộc tổng tấn công Mậu Thân 1968, mở đầu bằng câu “Bão nổi lên rồi từ miền Nam quê hương thân yêu…”, được mấy ông thanh niên làng mình hát thành “Vú nổi lên rồi, thày bu may xu chiêng cho con. Tiền đâu may xu chiêng cho con, con lấy yếm này về mà dùng dần…” (đến đây thì tôi quên béng).
Nhạc sĩ Huy Thục rất nổi tiếng với bài “Tiếng đàn ta lư” cùng thời gian này, giai điệu rộn rã vui tươi, mở đầu là “Đi chiến trường gùi trên vai nặng trĩu, đàn ta lư em cất tiếng ca vang cùng núi rừng, mừng thắng trận quê em…”, bọn trẻ trâu chúng tôi hồi ấy “dịch” thành: “Đi chăn bò cầm roi mây nặng trĩu, bò không đi, em quất roi mây vào b. con bò, bò đứng dậy đi ngay… Tính tính, tính tính tính, tính tang tang tình. Bộ đội giải phóng ơi, chúng em quất hay hung, ha ha. Bò em không đi, quất là đi ngay. Bò em đi ngay, quất b. nên đi”.
Đám ở khu 4 chả mấy ai không biết bài “Trên biển quê hương” của nhạc sĩ Đức Minh. Bác nhạc sĩ này có bài khác rất hay là bài “Em là hoa pơ lang”. Mở đầu bài trên biển bằng giai điệu nhẹ nhàng “Quảng Bình quê ta, biển khơi vang hát câu ca hát rằng, ai đã về đây chớ quên những cồn cát trắng, trong nắng ban mai, bao người đan lưới hát vui. Súng để cạnh người, giữ trời với biển khơi”. Đám choai choai làng tôi chuyển thể thật vui: “Cởi truồng ra khơi, bị con cá đuối nó xơi mất b. Mang dái về đây, hát lên câu hò đau đớn. Hai dái hai bên, bây giờ còn mỗn dái thôi. Dái ở cạnh b., đó là trái tim của tôi”. Ối giời, dái mà là trái tim của tôi, chết cười.
Cũng bài trên còn có dị bản “Hải Phòng quê ta, biển khơi vang hát câu ca hát rằng, ai đã về đây, nhớ mua thuốc lào Tiên Lãng. Hai điếu hai bên, bây giờ còn mỗi điếu thôi. Điếu ở cạnh người, đó là cố nhân của tôi”.
Một bài hát khá hay của nhạc sĩ Phạm Tuyên, “Bám biển quê hương”, với những câu mở đầu “Gió lên đi cho thuyền ta ra khơi, thênh thang trên biển rộng, lòng ta như biển trời. Buồm thẳng ra khơi, quăng chài tay tung kéo lưới, vượt sóng trở về thuyền ta khoang cá đầy…”, được các nhà sáng chế thời ấy chế lại rằng: “Gió lên đi cho thày tôi đi câu. Bu tôi đi xách giỏ còn tôi đi vụt mồi. Mồi quẳng ra xa con gì to nó đớp mất. Thày nghiến răng vào, giật ngay con mại cờ. Bu tôi đứng trên bờ chửi mắng om sòm, từ sáng đến giờ được mỗi con mại cờ”. Đi câu như thế, ăn chửi là phải.
Còn bài "Bước chân trên dải Trường Sơn" của nhạc sĩ Vũ Trọng Hối, đoạn mở đầu "Ta vượt trên triền núi cao Trường Sơn, đá mòn mà đôi dép không mòn. Ta đi nhằm phương xa, gió ngàn đưa chân ta về quê hương, quân về trong gió đang dâng triều lên" bị đổi thành "Ta lại đi và nấu cơm nồi nhôm, rế mòn mà cái đít nó không mòn. Ta bắc nồi cơm lên, sắn nhiều hơn ngô, ngô nhiều hơn khoai, khoai nhiều hơn cơm, trông nồi cơm đó thấy sao mà ngán".... Đúng là thời ăn độn.
Hồi mình bé tí, bu mình đi học bình dân học vụ, lớp tổ chức ở trụ sở ủy ban vào buổi tối, mình giúp bu cầm cái cái đèn dầu lon ton đi theo. Tối nào cũng nghe các học viên, tinh những ông già bà cả, hát bài về học bình dân theo giai điệu bài Hò kéo pháo "hò dô ta nào, kéo pháo ta vượt qua đèo...", các cụ chuyển lời thành "Tờ i ti này, đến lớp ta học đi nào. Tờ i ti này, đến lớp ta học ta viết. Mắt kém, tay run, nhưng lời Bác khuyên thì ta cương quyết. Nhà neo, con mọn, học là xây dựng nước non nhà". Bé tí chưa biết chữ, nhưng cứ nghe hát mãi, nên thuộc tới bây giờ.
Hồi những năm đầu thập niên 60, trên đài hay phát bài "Mời anh đến thăm quê tôi" của nhạc sĩ Nguyễn Đức Toàn. Ông Quốc Hương ca bài này thì tuyệt vời. Hầu như bọn trẻ lẫn người nhớn ai cũng thuộc. Làng tôi có mấy anh lớn hơn đám chúng tôi vài ba tuổi, nghịch ngợm lắm. Chiều chiều mấy lão ấy đi dạo trên đường làng, hát “Mời anh đến thăm quê tôi, mà xem mấy chú cao bồi, chiều cởi truồng đi tán gái, sờ vào l. nó đái ra tay”, ai nghe cũng phát khiếp. Mấy “tay chơi” đó lần lượt ra trận, hầu hết không trở về.
Còn nhiều lắm, tôi mỏi tay chả gõ ra hết được, hẹn dịp khác cùng hát với nhau “vỗ đùi ha hả thơ mày nhạc tao”, hì hì.
Nguyễn Thông
Mình còn nhớ thầy Khánh, thầy Diên, thầy Quế luôn nhắc rằng văn học dân gian là trí tuệ, tình cảm của nhân dân, nó vừa mộc mạc, vừa bác học, đặc biệt là rất hài hước. Nhiều tác phẩm lấy cái tục để vui vẻ. Đã dân gian thì phải tục, thế mới là dân, chứ chả nhẽ lại giống văn chương bác học đạo mạo của ông Hữu Thỉnh thì còn nói làm quái gì.
Nghĩ đến công ơn các thầy, mình chợt nhớ hồi nhỏ thường nghe người nhớn hát những bài hát đương thời, hát chán bài gốc thì họ chuyển sang hát bài dị bản, bài phăng tơ ri. Đến giờ đầu óc cũng lẫn nhiều rồi, nhớ nhớ quên quên nhưng mình cũng còn thuộc vài câu vài bài. Biên lại đây cho cả nhà vui.
Nhạc sĩ Trọng Bằng có bài hát “Bão nổi lên rồi” ca ngợi cuộc tổng tấn công Mậu Thân 1968, mở đầu bằng câu “Bão nổi lên rồi từ miền Nam quê hương thân yêu…”, được mấy ông thanh niên làng mình hát thành “Vú nổi lên rồi, thày bu may xu chiêng cho con. Tiền đâu may xu chiêng cho con, con lấy yếm này về mà dùng dần…” (đến đây thì tôi quên béng).
Nhạc sĩ Huy Thục rất nổi tiếng với bài “Tiếng đàn ta lư” cùng thời gian này, giai điệu rộn rã vui tươi, mở đầu là “Đi chiến trường gùi trên vai nặng trĩu, đàn ta lư em cất tiếng ca vang cùng núi rừng, mừng thắng trận quê em…”, bọn trẻ trâu chúng tôi hồi ấy “dịch” thành: “Đi chăn bò cầm roi mây nặng trĩu, bò không đi, em quất roi mây vào b. con bò, bò đứng dậy đi ngay… Tính tính, tính tính tính, tính tang tang tình. Bộ đội giải phóng ơi, chúng em quất hay hung, ha ha. Bò em không đi, quất là đi ngay. Bò em đi ngay, quất b. nên đi”.
Đám ở khu 4 chả mấy ai không biết bài “Trên biển quê hương” của nhạc sĩ Đức Minh. Bác nhạc sĩ này có bài khác rất hay là bài “Em là hoa pơ lang”. Mở đầu bài trên biển bằng giai điệu nhẹ nhàng “Quảng Bình quê ta, biển khơi vang hát câu ca hát rằng, ai đã về đây chớ quên những cồn cát trắng, trong nắng ban mai, bao người đan lưới hát vui. Súng để cạnh người, giữ trời với biển khơi”. Đám choai choai làng tôi chuyển thể thật vui: “Cởi truồng ra khơi, bị con cá đuối nó xơi mất b. Mang dái về đây, hát lên câu hò đau đớn. Hai dái hai bên, bây giờ còn mỗn dái thôi. Dái ở cạnh b., đó là trái tim của tôi”. Ối giời, dái mà là trái tim của tôi, chết cười.
Cũng bài trên còn có dị bản “Hải Phòng quê ta, biển khơi vang hát câu ca hát rằng, ai đã về đây, nhớ mua thuốc lào Tiên Lãng. Hai điếu hai bên, bây giờ còn mỗi điếu thôi. Điếu ở cạnh người, đó là cố nhân của tôi”.
Một bài hát khá hay của nhạc sĩ Phạm Tuyên, “Bám biển quê hương”, với những câu mở đầu “Gió lên đi cho thuyền ta ra khơi, thênh thang trên biển rộng, lòng ta như biển trời. Buồm thẳng ra khơi, quăng chài tay tung kéo lưới, vượt sóng trở về thuyền ta khoang cá đầy…”, được các nhà sáng chế thời ấy chế lại rằng: “Gió lên đi cho thày tôi đi câu. Bu tôi đi xách giỏ còn tôi đi vụt mồi. Mồi quẳng ra xa con gì to nó đớp mất. Thày nghiến răng vào, giật ngay con mại cờ. Bu tôi đứng trên bờ chửi mắng om sòm, từ sáng đến giờ được mỗi con mại cờ”. Đi câu như thế, ăn chửi là phải.
Còn bài "Bước chân trên dải Trường Sơn" của nhạc sĩ Vũ Trọng Hối, đoạn mở đầu "Ta vượt trên triền núi cao Trường Sơn, đá mòn mà đôi dép không mòn. Ta đi nhằm phương xa, gió ngàn đưa chân ta về quê hương, quân về trong gió đang dâng triều lên" bị đổi thành "Ta lại đi và nấu cơm nồi nhôm, rế mòn mà cái đít nó không mòn. Ta bắc nồi cơm lên, sắn nhiều hơn ngô, ngô nhiều hơn khoai, khoai nhiều hơn cơm, trông nồi cơm đó thấy sao mà ngán".... Đúng là thời ăn độn.
Hồi mình bé tí, bu mình đi học bình dân học vụ, lớp tổ chức ở trụ sở ủy ban vào buổi tối, mình giúp bu cầm cái cái đèn dầu lon ton đi theo. Tối nào cũng nghe các học viên, tinh những ông già bà cả, hát bài về học bình dân theo giai điệu bài Hò kéo pháo "hò dô ta nào, kéo pháo ta vượt qua đèo...", các cụ chuyển lời thành "Tờ i ti này, đến lớp ta học đi nào. Tờ i ti này, đến lớp ta học ta viết. Mắt kém, tay run, nhưng lời Bác khuyên thì ta cương quyết. Nhà neo, con mọn, học là xây dựng nước non nhà". Bé tí chưa biết chữ, nhưng cứ nghe hát mãi, nên thuộc tới bây giờ.
Hồi những năm đầu thập niên 60, trên đài hay phát bài "Mời anh đến thăm quê tôi" của nhạc sĩ Nguyễn Đức Toàn. Ông Quốc Hương ca bài này thì tuyệt vời. Hầu như bọn trẻ lẫn người nhớn ai cũng thuộc. Làng tôi có mấy anh lớn hơn đám chúng tôi vài ba tuổi, nghịch ngợm lắm. Chiều chiều mấy lão ấy đi dạo trên đường làng, hát “Mời anh đến thăm quê tôi, mà xem mấy chú cao bồi, chiều cởi truồng đi tán gái, sờ vào l. nó đái ra tay”, ai nghe cũng phát khiếp. Mấy “tay chơi” đó lần lượt ra trận, hầu hết không trở về.
Còn nhiều lắm, tôi mỏi tay chả gõ ra hết được, hẹn dịp khác cùng hát với nhau “vỗ đùi ha hả thơ mày nhạc tao”, hì hì.
Nguyễn Thông
Phần nhận xét hiển thị trên trang
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét