Kho giống má trên cánh đồng chữ nghĩa!

Thứ Bảy, 14 tháng 10, 2017

Liệu khu vực tư nhân sẽ đưa Việt Nam đến chủ nghĩa xã hội?


05.10.2017 Piotr Tsvetov Hội nghị Trung ương 5 khóa XII của Đảng Cộng sản Việt Nam đã thu hút sự chú ý của Đảng và toàn dân tới sự cần thiết phải tạo thuận lợi phát triển khu vực kinh tế tư nhân thực sự trở thành “một động lực quan trọng”, nhà quan sát phân tích của Sputnik Piotr Tsvetov viết.
Một vài ngày trước, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã có buổi trao đổi với lãnh đạo các doanh nhgiệp tư nhân trong nước, trong cuộc gặp đó ông đã khẳng định rằng, Chính phủ cam kết sẽ liên tục cải thiện môi trường kinh doanh theo hướng bình đẳng, minh bạch, an toàn và thân thiện, tạo mọi điều kiện để doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp tư nhân phát triển thuận lợi.

Kể từ khi Việt Nam bắt đầu thực hiện chính sách đổi mới, các nhà lãnh đạo đảng luôn tuyên bố rằng, nhà nước khuyến khích tất cả các thành phần kinh tế, bao gồm cả khu vực kinh tế tư nhân. Các hoạt động kinh tế ​​tư nhân đã được khuyến khích, nhưng, như ông Nguyễn Xuân Phúc thừa nhận, trước đây khu vực kinh tế tư nhân chưa được gọi là "động lực" của nền kinh tế.

Chính phủ đã đặt ra nhiệm vụ nâng tỷ trọng đóng góp của kinh tế tư nhân lên từ 50 đến 60% GDP (nay là 43%). Một trong những phương pháp để đạt được mục tiêu này là đẩy mạnh quá trình cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước, khuyến khích doanh nghiệp thành lập mới. Theo kế hoạch, đến năm 2020 ở Việt Nam sẽ chỉ còn 103 doanh nghiệp 100% vốn nhà nước.

Nói chung, những biện pháp này có thể giúp Việt Nam sớm trở thành một nước công nghiệp hiện đại. Nhưng, liệu các biện pháp đó có đóng góp vào việc xây dựng xã hội XHCN ở Việt Nam?



© REUTERS/ HOANG DINH NAM/POOL
Báo Nhật bình luận tổ chuyên gia tư vấn kinh tế Việt Nam

Sau khi tìm hiểu các xu hướng mới trong chính sách của Việt Nam, các nhà khoa học Nga theo chủ nghĩa Mác bày tỏ lo ngại rằng, ưu thế nổi bật của kinh tế tư nhân sẽ dẫn đến việc giai cấp tư sản dân tộc ở Việt Nam càng lớn lên, và cùng với thời gian tầng lớp này sẽ ảnh hưởng ngày càng mạnh mẽ đến đời sống chính trị và ý thức cộng đồng. Và nếu Đảng Cộng sản mất quyền kiểm soát tình hình, thì rất có thể Việt Nam sẽ bị chệch khỏi định hướng xã hội chủ nghĩa.

Ông Tsvetov cho rằng, vẫn còn quá sớm để các nhà khoa học Mác-xít đưa ra dự báo đáng báo động. Ba mươi năm trước, một số nhà khoa học Liên Xô đã cảnh báo rằng, việc áp dụng các hợp đồng sản xuất với hộ nông dân ở Việt Nam sẽ dẫn đến việc xuất hiện tầng lớp địa chủ giàu có (được gọi là Kulak) và tái sinh tư sản. Tôi không biết dữ liệu nào chứng tỏ về việc ở Việt Nam đã xuất hiện tầng lớp Kulak trong thời gian đó, nhưng tôi biết chắc chắn rằng, nhờ những cải cách thị trường, bao gồm cả ở nông thôn, Việt Nam tự đáp ứng nhu cầu lương thực trong nước và đã trở thành một trong những nước xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới. Đồng thời, Việt Nam vẫn định hướng xã hội chủ nghĩa, và đạt được nhiều thành công trên con đường này.

Như được biết, thực tiễn là tiêu chuẩn của chân lý.

https://vn.sputniknews.com/opinion/201710054113739-khu-vuc-tu-nhan-viet-nam-chu-nghia-xa-hoi/

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Không có nhận xét nào: