Kho giống má trên cánh đồng chữ nghĩa!

Thứ Bảy, 7 tháng 10, 2017

BÀI HỌC DO THÁI



[NGƯỠNG MỘ VS GATO – TƯ BẢN VS CNXH][KU BÚA @ CAFE KU BÚA] Bạn đối xử thế nào với một người giỏi hơn bạn? Bạn ngưỡng mộ hay GATO? Bạn nhìn theo rồi học hỏi hay muốn triệt hạ họ? Câu trả lời nói lên rất nhiều điều. Có rất nhiều điểm khác biệt giữa một dân tộc tử tế và man rợ, giữa một quốc gia văn minh và nghèo hèn, và giữa một nền kinh tế phát triển và lạc hậu. Nhưng ở đây, tôi chỉ nói đến sự Ngưỡng Mộ và Ghen Ăn Tức Ở (GATO). Theo tôi, đó là nền tảng của CNXH, của các chính sách tái phân phối tài sản, và của các nước nghèo nói chung.
BÀI HỌC DO THÁI – Tôi xin bắt đầu với dân tộc Do Thái (hoặc Israel). Bạn đối xử thế nào với một dân tộc có dân số ít hơn nhưng lại đóng góp nhiều nhất cho nhân loại. Bạn đối cư xử ra sao với một quốc gia nhỏ bé nhưng lại có sức mạnh cân bằng cả một châu lục. Người Do Thái đã lưu vong hơn 2,000 năm kể từ khi La Mã thâu tóm và xóa tên đất nước họ. Người Do Thái đi đâu cũng bị xua đuổi, ganh ghét và kỳ thị. Từ Châu Âu cho đến Châu Phi. Từ thời La Mã cho đến thời Hitler. Thậm chí cho đến bây giờ, người Do Thái vẫn bị ganh ghét và có quá nhiều thuyết âm mưu được gắn liền với họ.
Nhưng lỗi của họ là gì? Họ quá giỏi. Ở bất cứ nơi nào họ sống, họ đều đạt đến đỉnh cao trong xã hội đó trong mọi lĩnh vực, từ kinh tế cho đến nghệ thuật. Đức dưới thời Hitler đã đuổi và giết chết 6 triệu người Do Thái, những người trí thức đáng lẽ ra có thể đóng góp cho Đức rất nhiều. Ở các nước Hồi Giáo, người Do Thái bị coi là công dân hạng hai và sống như một người vô quốc tích. Hậu quả của sự gánh ghét đó là họ đã mất đi một lượng chất xám mà có thể đã thúc đẩy họ trở thành những cường quốc. Thay vì ngưỡng mộ thì họ lại GATO.
Chỉ ở Mỹ, nơi bảo vệ và tôn vinh thành quả cá nhân, người Do Thái mới thành công và góp ít nhiều vào sự phát triển của nước Mỹ hiện đại. Từ tài chính, kinh tế cho đến phim ảnh Hollywood – thành tựu của người Do Thái đều có mặt ở khắp nơi. Hãy Google một doanh nhân hay nhà đạo diễn người Mỹ nào đó xem, xác suất rất cao là người đó có gốc Do Thái. Thay vì GATO và tìm cách triệt hạ những người tài giỏi hơn mình, Mỹ lại ngưỡng mộ và tôn tinh những người Do Thái đó.
BÀI HỌC CNXH VÀ TƯ BẢN – Vậy ngưỡng mộ và GATO thì liên quan gì tới CNXH và Tư Bản? Rất nhiều. Karl Marx đã viết lên thuyết CS dựa trên sự GATO của một kẻ lười biếng thất nghiệp, sự ganh ghét người tài giỏi, thay vì học hỏi từ họ thì ông ta lại muốn cướp của họ. CNXH lại được phát triển và quảng bá dựa trên lòng GATO của người dân nghèo. Từ Nga cho đến Trung Quốc, từ Cuba cho đến Việt Nam, tất cả các nhà lãnh đạo CNXH đều đánh vào lòng GATO của người dân để khai thác quyền lực, và họ đã rất thành công.
Còn trường hợp Việt Nam, đâu phải ngẫu nhiên mà CS lại được ủng hộ mạnh mẽ ở miền Bắc, nơi bị nhiễm sự GATO rất nặng. Các nông dân bần cùng ở xã hội miền Bắc thời đó bị lôi cuốn bởi chân lý công bằng của CNXH. “Tại sao người kia lại giàu còn tôi lại nghèo” hay “Thằng kia giàu quá rồi, phải lấy bớt của nó để chia lại cho dân nghèo.” Với lòng GATO đó, một ông bụt CNXH xuất hiện và biến điều đó thành hiện thực qua chính sách Cải Cách Ruộng Đất và Hợp Tác Xã. Những kẻ bần nông kia rất khoái chí vì không làm gì cũng có phần và nhìn thấy những người hơn mình bị triệt hạ. Và như thế, lòng GATO đã giúp phát triển CNXH ở Việt Nam.
BÀI HỌC VĂN MINH – Tất cả các nước và dân tộc giàu có và văn minh trong thế giới đều có một điểm chung. Họ không GATO mà lại ngưỡng mộ những người tài giỏi hơn mình. Họ không tìm cách dìm hàng hay triệt hạ mà lại bảo vệ và tôn vinh. Họ không cho rằng người giàu trở nên giàu có vì cướp từ người nghèo, mà họ đóng góp cho xã hội và nhất là người nghèo. Họ sống và phát triển trên sự ngưỡng mộ thay vì GATO.
Quay lại câu hỏi ban đầu, “Bạn đối xử thế nào với những người tài giỏi hơn bạn. Bạn ngưỡng mộ hay GATO?” Câu trả lời là thước đo văn minh của bạn. PS: GATO là tật rất xấu, bỏ nha chưa, bỏ nha chưa. Hãy ngưỡng mộ những người tài giỏi hơn mình.
Ku Búa @ Cafe Ku Búa
khac-biet-giua-nguoi-thanh-cong-va-ke-that-bai-1
Phần nhận xét hiển thị trên trang

Không có nhận xét nào: