>> Thủ tướng yêu cầu kỷ luật việc bổ nhiệm người nhà
>> Người giàu cũng “sợ”
>> Bắt Trưởng đại diện Báo Kinh doanh và Pháp luật tại Hải Phòng
LÊ THANH PHONG
>> Người giàu cũng “sợ”
>> Bắt Trưởng đại diện Báo Kinh doanh và Pháp luật tại Hải Phòng
LÊ THANH PHONG
LĐO - “Chỉ cơ quan chuyên trách bảo vệ an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội được sử dụng thiết bị, phần mềm ngụy trang dùng để ghi âm, ghi hình, định vị phục vụ cho hoạt động bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, phòng, chống tội phạm và nhiệm vụ quốc phòng”, đó là quy định tại khoản 3, Điều 4 dự thảo Nghị định về điều kiện kinh doanh thiết bị, phần mềm ngụy trang dùng để ghi âm, ghi hình, định vị do Bộ Công an soạn thảo và lấy ý kiến.
Trước hết, đối với nghề báo, quy định này là một sự hạn chế hoạt động nghề nghiệp. Phóng viên tác nghiệp trong bất cứ trường hợp nào cũng cần đến các thiết bị ghi âm, ghi hình. Đối với các trường hợp cần bí mật điều tra, thì thiết bị, phần mềm ngụy trang đương nhiên phải sử dụng. Nhà báo khi viết bài, đưa tin, đặc biệt công bố các vụ việc tiêu cực bắt buộc đi kèm với chứng cứ, nếu không đủ chứng cứ thì chính nhà báo sẽ gặp nguy hiểm.
Không cho nhà báo sử dụng các thiết bị, phần mềm để ghi âm, ghi hình chẳng khác gì tước đi một phần quyền hành nghề của nhà báo.
Trên thực tế, có rất nhiều trường hợp nhà báo bí mật nhập vai, ngụy trang các thiết bị để ghi âm, ghi hình, điều tra được những vụ việc trong bóng tối. Từ những công bố của báo chí, các cơ quan chức năng vào cuộc, xử lý. Nếu không được sử dụng thiết bị ngụy trang ghi âm, ghi hình, thì sẽ không thực hiện được hoạt động điều tra báo chí.
Luật sư cũng bị hạn chế hoạt động nghề nghiệp vì quy định trên. Vai trò của luật sư không chỉ dừng lại ở việc bảo vệ thân chủ, mà cùng tìm ra sự thật khách quan của một vụ án, bảo vệ công lý. Cho nên, việc truy tìm chứng cứ là cần thiết, mà truy tìm chứng cứ thì phải sử dụng các thiết bị ghi lại được chứng cứ. Cho nên, không thể hạn chế hoạt động mang tính nghề nghiệp này của luật sư.
Người dân, doanh nghiệp luôn phải tự bảo vệ mình và bảo vệ sự thật bằng chứng cứ. Xin đưa ra một ví dụ, tất cả mọi người đều có thể tham gia chống tham nhũng, tiêu cực, nếu không bí mật ghi âm, ghi hình, chụp tài liệu thì lấy gì để chứng minh hành vi tham nhũng của người khác. Doanh nghiệp gặp những cán bộ nhũng nhiễu, vòi vĩnh, đòi hối lộ, nếu không ghi lại chứng cứ thì đấu tranh với ai?
Không cho báo chí, luật sư, người dân sử dụng các thiết bị ghi lại chứng cứ tham nhũng, hối lộ thì những kẻ tham nhũng hối lộ mặc sức mà tung hoành.
Phần nhận xét hiển thị trên trang
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét