Kho giống má trên cánh đồng chữ nghĩa!

Thứ Sáu, 6 tháng 1, 2017

Tư Tưởng Chính Trị Phương Tây Thời Trung Cổ


a) Đặc điểm lịch sử chính trị - xã hội 

Đặc trưng đời sống xã hội Tây Âu thời kỳ này là sự tan rã của chế độ chiếm hữu nô lệ và sự ra đời chế độ phong kiến. Lúc này người nông dân bị bóc lột hết sức nặng nề và trở thành những người hoàn toàn lệ thuộc. Họ bị trói buộc vào ruộng đất của địa chủ, lao động nô lệ thay bằng lao động của nông nô và thợ thủ công. Trong giai doạn nay không những đa diễn ra sự suy đồi về kinh tế mà về toàn bộ đời sống xã hội. 

Về mặt tinh thần, thời kỳ trung cổ ở Tây Âu là cũng là thời kỳ thống trị của tôn giáo và nhà thờ. Những thế kỷ đầu của thời kỳ trung cổ là một bước thụt lùi so với thời kỳ cổ đại. Xã hội tây âu thời kỳ trung cổ có sự phân chia giữa hai trật tự của đời sốn và sự phân chia giữa hai quyền lực. Quyền lực chính trị có lĩnh vực của nó là cái hữu hạn (hay cái thế tục). Quyền lực tôn giáo ngược lại, thực hành trên lĩnh vực vô hạn. 21 Tồn tại hai thiết chế khác biệt là chính trị và giáo hội (hay nhà nước và nhà thờ). 

b) Các nhà chính trị tiêu biểu 
St. Ôguytxtanh (357 - 430) 
(còn gọi là thánh Ôguytxtanh), ông sinh ra ở Bắc phi nay thuộc Angiêri. Ông là một giáo chủ, đương thời ông được coi là trụ cột, là sự khẳng định chân lý của đạo Cơ đốc. Những tư tưởng chính trị của ông được thể hiện trong tác phẩm “về thành đô của thựơng đế”. Ông chia xã hội loài người thành hai thành đô hai vương quốc: vương quốc điều ác là nhà nước trần thế và vương quốc của thượng đế trên trái đất là nhà thờ. 

Theo ông nhà nước cần phải phụ thuộc vào nhà thờ. Nhà thờ phải là một trường học về tư cách công dân và tình hữu ái, ở ông quyền lực của nhà thờ cao hơn nhà nước. Nhà thờ thống trị về tinh thần còn nhà nước thì thống trị về vật chất. Những giá trị tinh thần, phẩm hạnh và đạo đức được ông đặt lên hàng đầu. 

Con người sinh ra đều như nhau, đều bình đẳng trước chúa nên không có phân biệt sang hèn, giàu nghèo. Chính trị phải được thực hiện như sự công bằng ngự trị, phải để cho công bằng chi phối không để cái khác chi phối. Do đó, người cầm quyền trước hết phải biết chỉ huy mình trước khi chỉ huy người khác. 
Theo ông người chỉ huy phải có trí tuệ, có nhân cách 

+ Phải biết trước và ngăn chặn những thói hư tật xấu 
+ Quyền lực chỉ huy phải được thực hiện như quyền lực phục vụ 
+ Cầm quyền không chỉ là một vinh dự mà còn là một gánh nặng 
+ Cầm quyền phải biết phân biệt những lợi ích thực sự của quốc gia. 

Quan niệm về bản chất của quyền uy trong xã hội: ông đưa ra hai phẩm chất quan trọng của quyền lực. 
+ Quyền lực là sở hữu chung của cả cộng đồng “quyền lực là sở hữu cá nhân thì là một sai lầm cơ bản”. 
+ Sứ mệnh của quyền lực là làm cho sự công bằng ngự trị, không có cong bằng, quyền lực trở nên sai lệch. 

Tômát Đacanh (1225 - 1274) 
Ông sinh ra ở Italia, là nhà thần học đạo Thiên chúa. Học thuyết của ông được nhà thờ đạo thiên chúa coi là duy nhất đúng đắn và lấy làm hệ tư tưởng của mình. Ông cho rằng con người là động vật chính trị để phát triển và hoàn thiện, đời sống của họ đòi hỏi an ninh, trật tự, pháp lý. 

- Theo ông nguồn gốc của quyền lực là thượng đế - Thể chế chính trị hợp lý nhất là thể chế chính trị hỗn lọan. Chính phủ trong đó kết hợp nền quân chủ, chế độ quí tộc và chính phủ nhân dân. Mặt khác ông vẫn đề cao và ủng hộ cho chế độ quân chủ.

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Không có nhận xét nào: