Kho giống má trên cánh đồng chữ nghĩa!

Thứ Ba, 3 tháng 1, 2017

Harari – Homo Deus: một Lịch sử Ngắn gọn của Ngày mai


Người-gót: một Lịch sử Ngắn gọn của Ngày mai
Homo Deus: A Brief History of Tomorrow

Yuval Noah Harari,








3
Tia lửa con người loé sáng

Không nghi ngờ gì rằng Homo sapiens là loài vật mạnh nhất trên thế giới. Homo sapiens cũng thích nghĩ rằng nó hưởng một địa vị tinh thần đạo đức siêu việt, và rằng mạng sống con người thì giá trị hơn nhiều so với mạng sống của con lợn, con voi, hay con chó sói. Điều này thì kém rõ ràng hơn. Có phải sức mạnh lớn lao làm nên lẽ phải đạo đức? Có phải mạng người quý hơn mạng lợn đơn giản chỉ vì tập thể loài người thì mạnh hơn tập thể loài lợn? Nước USA hùng mạnh hơn Afghanistan rất nhiều; có phải điều này hàm ý rằng những mạng sống người USA có giá trị nội tại lớn hơn của những người Afghanistan?

Trong thực tế, những mạng sống người US thì có giá trị hơn nhiều. Rất nhiều tiền của đã đầu tư vào giáo dục, y tế và bảo hiểm an ninh xã hội cho người US trung bình hơn cho người Afghanistan trung bình. Giết chết một công dân US tạo ra một làn sóng phản đối quốc tế lớn hơn nhiều so với giết chết một công dân Afghanistan. Tuy nhiên, thông thường đã chấp nhận rằng điều này thì không gì hơn là một hậu quả bất công của cán cân địa chính trị của quyền lực. Afghanistan có thể có ít ảnh hưởng quyền lực hơn so với USA, nhưng sự sống của một đứa trẻ vùng núi Tora Bora thì dù mỗi mảnh nhỏ nhất được xem cũng thiêng liêng như sự sống của một đứa trẻ thành phố Beverly Hills.

Ngược lại, khi chúng ta cho những con cái của con người ưu quyền nhưng không cho những con lợn con, chúng ta muốn tin rằng điều này phản ảnh một gì đó sâu xa hơn sự phân bối quân bằng sinh thái của quyền lực. Chúng ta muốn tin rằng sự sống con người thực sự siêu việt trong một số mức độ nền tảng nào đó. Chúng ta Sapiens thích nói với mình rằng chúng ta hưởng một vài phẩm tính huyền diệu không chỉ giải thích cho sức mạnh bao la của chúng ta, nhưng cũng đem cho địa vị ưu thắng của chúng ta sự biện minh về tinh thần đạo đức. Tia lửa con người loé sáng độc đáo này là gì?

Câu trả lời theo thuyết tin chỉ một gót truyền thống là chỉ những Sapiens mới có những linh hồn vĩnh cửu. Trong khi thể xác phân hủy và thối rữa, linh hồn trên đường hướng tới sự cứu rỗi hay sự nguyền rủa, và sẽ kinh nghiệm một trong hai, sung sướng đời đời trong cõi của gót, hay đau khổ đời đời trong hoả ngục. Vì những con lợn và những thú vật khác đều không có linh hồn, chúng không tham dự vào vở kịch vũ trụ này. Chúng sống chỉ một số năm, và sau đó chết, và chìm vào hư vô. Do đó chúng ta nên quan tâm nhiều hơn về những linh hồn con người vĩnh cửu thay vì những con lợn có đời sống ngắn ngủi.

Đây không phải là câu chuyện cổ tích lớp mẫu giáo, nhưng một huyền thoại cực kỳ mạnh mẽ tiếp tục định hình những đời sống của hàng tỉ người và động vật trong những năm đầu thế kỷ XXI. Niềm tin rằng con người có linh hồn vĩnh cửu, trong khi thú vật chỉ là những thân xác phù du, là một trụ cột trung tâm của hệ thống pháp luật, chính trị và kinh tế của chúng ta. Nó giải thích, lấy thí dụ, tại sao là hoàn toàn không có gì phải nói để con người giết những con vật để ăn, hoặc thậm chí chỉ để lấy đó làm vui.

Tuy nhiên, những khám phá khoa học mới nhất của chúng ta thẳng thừng phủ nhận sự thật của huyền thoại trong những tôn giáo tin chỉ một gót này. Đúng, những thí nghiệm khảo cứu xác nhận tính chân thực của một phần của huyền thoại: đúng như những tôn giáo tin chỉ một gót nói, những thú vật không có linh hồn. Tất cả những nghiên cứu cẩn thận và xem xét chi ly kỹ lưỡng đều đã thất bại trong việc tìm ra được bất kỳ một dấu vết nào của một linh hồn trong những con lợn, chuột hay khỉ rhesus. Than ôi, cùng những những thí nghiệm khảo cứu tương tự đã cũng phá huỷ nền móng phần hai và quan trọng hơn nhiều của huyền thoại trong tôn giáo tin chỉ một gót, nói cụ thể, rằng con người thực có một linh hồn. Những nhà khoa học đã đặt Homo sapiens làm đối tượng cho hàng chục ngàn những thí nghiệm khác thường, và nhìn vào mọi góc cạnh trong cõi lòng chúng ta và mọi ngõ ngách trong bộ óc của chúng ta. Nhưng cho đến nay họ đã vẫn không khám phá được tia lửa loé sáng huyền diệu nào. Bằng chứng khoa học để cho rằng ngược lại với những con lợn, những Sapiens có những linh hồn, là con số không

Nếu đó đã là tất cả, chúng ta cũng có thể lập luận rằng những nhà khoa học chỉ cần tiếp tục tìm kiếm. Nếu họ đã không tìm thấy linh hồn nào cả, đó là vì họ đã chưa nhìn cho đủ kỹ lưỡng. Tuy nhiên, ngành khoa học đời sống nghi ngờ sự là-có của linh hồn, không chỉ do thiếu bằng chứng, nhưng đúng hơn vì chính ý tưởng về linh hồn thì mâu thuẫn với những nguyên lý cơ bản nhất của tiến hóa. Mâu thuẫn này là nguyên nhân cho sự thù hận không dằn được mà thuyết tiến hóa thổi vào giữa những người sùng mộ của những tôn giáo tin chỉ một gót.

Ai là người sợ hãi Charles Darwin?

Theo một thăm dò thống kê của Gallup năm 2012, chỉ có 15 phần trăm người USA nghĩ rằng Homo sapiensđã tiến hóa qua chọn lọc tự nhiên mà thôi, hoàn toàn không có can thiệp tất cả nào của Gót; 32 phần trăm cho rằng con người có thể đã tiến hóa từ những dạng sống xuất hiện sớm hơn trước đó trong một quá trình kéo dài hàng triệu năm, nhưng Gót đã sắp đặt toàn bộ màn trình diễn này; 46 phần trăm tin rằng Gót đã tạo ra con người trong hình dạng hiện tại của họ, đâu đó trong vòng chỉ 10.000 năm qua, đúng như Sách Thánh Kitô nói. Ngồi ba năm trên ghế trường bậc cao đẳng tuyệt đối không có tác động gì tới những quan điểm này. Cuộc khảo sát cũng cho thấy trong số sinh viên tốt nghiệp Cử nhân, 46 phần trăm tin vào câu chuyện sáng tạo của Sách Thánh Kitô, trong khi chỉ có 14 phần trăm nghĩ rằng con người đã tiến hóa mà không cần bất kỳ sự giám sát nào của thần linh. Ngay cả trong số người có bằng Cao học và Tiến sĩ, độ 25 phần trăm tin vào Sách Thánh Kitô, trong khi chỉ có 29 phần trăm ghi nhận một mình chọn lọc tự nhiên với sự sáng tạo của loài người chúng ta.[1]

Mặc dù những trường học rõ ràng làm rất tồi việc giảng dạy thuyết tiến hóa, những người cuồng tín tôn giáo vẫn khăng khăng rằng nó không nên được đem giảng dạy gì hết tất cả. Ngoài ra, họ đòi hỏi rằng trẻ em phải được dạy thuyết ‘thiết kế thông minh’, theo đó tất cả những sinh vật đã được sáng tạo bởi sự thiết kế của một thông minh siêu vệt nào đó (nghĩa là Gót). “Dạy chúng cả hai thuyết,” những người cuồng tín nói, “và để những trẻ em tự quyết định lựa chọn.”

Tại sao thuyết tiến hóa khơi động những chống đối như vậy, trong khi dường như không ai bận tâm về thuyết tương đối hay thuyết cơ học quantum? Tại sao những nhà chính trị không đòi rằng trẻ em được tiếp xúc với những lý thuyết lựa chọn thay thế khác về vật chất, năng lượng, không gian và thời gian? Sau rốt, những ý tưởng của Darwin, ngay từ cái nhìn đầu tiên, xem dường ít đe dọa hơn so với những kinh ngạc ghê gớm của Einstein và Werner Heisenberg. Học thuyết về sự tiến hóa sinh vật dựa trên nguyên lý của ‘sự sống còn của loài thích nghi nhất’ [2], vốn là một ý tưởng – không phải để nói là buồn tẻ, không có gì hứng thú – rõ ràng và đơn giản. Ngược lại, lý thuyết tương đối và cơ học quantum cho rằng bạn có thể xoay thời gian và không gian, rằng một gì đó có thể xuất hiện từ không gì cả, và rằng một con mèo có thể vừa cả hai, còn sống và đã chết, cùng một lúc. Điều này như gây một nhạo báng với cảm thức thông thường của chúng ta, thế nhưng không ai tìm cách bảo vệ những học sinh ngây thơ tránh khỏi những ý tưởng gây dư luận xôn xao này. Tại sao?

Lý thuyết tương đối không làm cho một ai tức giận, vì nó không mâu thuẫn với bất kỳ những tin tưởng trân quí nào chúng ta hằng ôm giữ cả. Hầu hết mọi người không quan tâm một mảy may nào, cho dù không gian và thời gian là tuyệt đối hay tương đối. Nếu bạn nghĩ rằng có thể uốn cong không gian và thời gian, hay lắm, hãy tự nhiên. Cứ làm đi và uốn cong chúng. Tôi có gì phải bận tâm? Ngược lại, Darwin đã tước đi mất linh hồn của con người. Nếu bạn thực sự hiểu thuyết tiến hóa, bạn biết rằng không có linh hồn. Đây là một ý tưởng kinh hãi không chỉ với những người Kitô và Muslim sùng đạo, nhưng còn với nhiều người thế tục, những người không ôm giữ bất kỳ tín điều tôn giáo rõ ràng nào, nhưng vẫn muốn tin rằng mỗi con người có một bản thể cá nhân vĩnh cửu vốn không thay đổi trong suốt cuộc đời, và có thể tồn tại không suy chuyển ngay cả sau cái chết.

Nghĩa đen của từ “cá nhân” là ‘một gì đó mà không thể phân chia được’ [3]. Rằng tôi là một “không-phân chia được” hàm ý rằng bản ngã thực của tôi là một thực thể toàn bộ và toàn diện chứ không phải là một kết hợp của những phần riêng biệt. Bản chất không thể phân chia này được viện dẫn là tồn tại từ khoảnh khắc này sang khoảnh khắc sau mà không bị mất bớt, hoặc nhận thêm bất cứ gì. Cơ thể và bộ óc của tôi khứng chịu một tiến trình liên tục của thay đổi, khi những nơrôn bật động, những kích thích tố chảy, và những bắp thịt co dãn. Những tính cách cá nhân [4], những mong muốn, và những quan hệ của tôi, không bao giờ đứng yên, và có thể thay đổi sau nhiều năm, và hoàn toàn thay đổi sau nhiều mười năm. Nhưng ngầm bên dưới nó, tôi thì tất cả vẫn là cùng một con người, từ khi sinh ra cho đến chết – và có thể tiếp tục hiện hữu nguyên vẹn ngay cả sau cái chết.

Thật không may, thuyết tiến hóa bác bỏ ý tưởng rằng bản ngã thực của tôi là một gì đó không phân chia được, không biến đổi, và có khả năng vĩnh cửu. Theo thuyết tiến hóa, tất cả những thực thể sinh học – từ những con voi và những cây sồi, tới những tế bào và những molecule DNA – đều được những phần nhỏ hơn và đơn giản hơn hợp thành, vốn chúng không ngừng kết hợp và phân tách. Những con voi và những tế bào đều đã tiến hoá dần dần, như một kết quả của những kết hợp mới và những phân hoá mới. Một gì đó không thể phân chia hoặc không thay đổi thì không thể đi đến thành hiện hữu qua chọn lọc tự nhiên.

Con mắt của con người, lấy thí dụ, là một hệ thống hết sức phức tạp làm bởi rất nhiều phần nhỏ hơn, như thấu kính, giác mạc và võng mạc. Con mắt đã không bật ra từ hư không hoàn chỉnh với tất cả những thành phần này. Thay vào đó, nó đã tiến hóa từng bước nhỏ qua hàng triệu năm. Mắt chúng ta thì rất tương tự như mắt của người Homo erectus, người đã sống 1 triệu năm trước. Nó thì có phần nào ít tương tự hơn với mắt của Australopithecus, sống 5 triệu năm trước. Nó rất khác biệt với mắt của Dryolestes, người sống 150 triệu năm trước. Và có vẻ như không có gì chung với những sinh vật đơn bào đã cư ngụ trong trái đất của chúng ta hàng trăm triệu năm trước đây.

Tuy nhiên, ngay cả những sinh vật đơn bào cũng có những cơ cấu cực nhỏ bên trong tế bào [5] cho những vi sinh vật khả năng để phân biệt ánh sáng với bóng tối, và chuyển động hướng tới một này hay một khác. Con đường dẫn từ những cảm biến cổ xưa giống như vậy đi đến con mắt người thì dài và quanh co, nhưng nếu bạn có hàng trăm triệu năm dành riêng ra để thực hiện, bạn chắc chắn có thể đi trọn tất cả con đường, từng bước một. Bạn có thể làm việc đó vì mắt bao gồm nhiều những bộ phận khác biệt. Nếu mỗi vài thế hệ có một đột biến nhỏ, thay đổi hơi một chút một trong những bộ phận này – nói thí dụ, giác mạc trở nên cong hơn một chút – sau khi hàng triệu thế hệ những thay đổi này có thể thành kết quả trong một con mắt người. Nếu mắt là một thực thể toàn diện, không có bất kỳ bộ phận nào, nó đã có thể không bao giờ tiến hoá bởi sự chọn lọc tự nhiên.

Đó là lý do thuyết tiến hóa không thể chấp nhận ý tưởng về những linh hồn, ít nhất là nếu khi nói “linh hồn”, chúng ta muốn nói với nghĩa là một gì đó không phân chia được, không biến đổi, và bản chất có khả năng vĩnh cửu. Một thực thể loại giống như vậy không thể nào có thể là kết quả của một quá trình tiến hóa từng bước. Chọn lọc tự nhiên có thể làm nên một con mắt người, vì mắt có những phần. Nhưng linh hồn không có những phần. Nếu linh hồn Sapiens tiến hóa từng bước từ linh hồn Erectus, những bước này đích xác đã là gì? Có phải một vài phần của linh hồn thì đã tiến hóa trong Sapiens hơn trong Erectus? Nhưng linh hồn không có những phần.

Bạn có thể tranh luận rằng những linh hồn con người đã không tiến hóa, nhưng đã hiện ra một ngày nào đó rạng rỡ  trong viên mãn huy hoàng của chúng. Nhưng chính xác lúc nào là ngày huy hoàng đó? Khi chúng ta nhìn thật chi ly kỹ lưỡng vào sự tiến hóa của loài người, đó là quá khó khăn, phải ngượng ngùng bối rối vì không tìm thấy nó. Mỗi con người từng hiện hữu đều sinh ra đời như kết quả của tinh trùng nam thụ tinh với một trứng nữ. Hãy tưởng tượng nghĩ đến của em bé đầu tiên có một linh hồn. Rằng em bé đó rất giống mẹ và cha của em, ngoại trừ việc em có một linh hồn vốn cha mẹ em không có. Sự hiểu biết sinh học của chúng ta chắc chắn có thể giải thích sự ra đời của một em bé có giác mạc thì cong một chút nhiều hơn giác mạc của cha mẹ em. Một đột biến nhẹ trong một gene duy nhất có thể giải thích cho điều đó. Nhưng sinh học không thể giải thích sự ra đời của một em bé sở hữu một linh hồn vĩnh cửu từ cha mẹ là những người không có, ngay cả nếu có dù chỉ một mảnh nhỏ của một linh hồn. Có phải một đột biến duy nhất, hay thậm chí có nhiều đột biến, đủ để đem cho một con vật một bản chất an toàn vững chắc chống lại tất cả những thay đổi, bao gồm ngay cả cái chết?

Do đó sự hiện hữu của những linh hồn thì chắc chắn không thể chấp nhận được với thuyết tiến hóa. Tiến hóa có nghĩa là thay đổi, và là không có khả năng để tạo ra những thực thể vĩnh cửu. Từ một viễn tượng tiến hóa, điều gần nhất chúng ta có với một bản thể con người là DNA của chúng ta, và phân tử DNA là cỗ xe của những đột biến chứ không phải là chỗ ngồi của một vĩnh cửu. Điều này làm khiếp hãi đông đảo nhiều người, những người thà rằng thích bác bỏ thuyết tiến hóa, thay vì phải buông bỏ những linh hồn của họ.

Tại sao Thị trường Chứng khoán không có Ý thức

Một câu chuyện khác được dùng để biện minh cho tính ưu việt của con người nói rằng trong tất cả những loài động vật trên trái đất, chỉ Homo sapiens có một não thức, nghĩa là có lý trí, suy nghĩ, tình cảm, và trí nhớ, do có khả năng tự ý thức và kinh nghiệm về mình và thế giới quanh mình [6]. Não thức là một gì đó rất khác biệt với linh hồn. Não thức không phải là một thực thể vĩnh cửu huyền bí. Cũng không phải là một cơ quan như mắt hay óc. Thay vào đó, não thức là một dòng chảy của những kinh nghiệm chủ quan, chẳng hạn như đau đớn, vui sướng, giận dữ và yêu thương. Những kinh nghiệm tâm lý này đều được làm bằng những cảm giác, những cảm xúc và những suy nghĩ, chúng đều liên kết lẫn với nhau, chúng loé sáng trong một khoảnh khắc ngắn ngủi, và ngay lập tức biến mất. Sau đó, những kinh nghiệm khác thình lình nháy sáng và đột mất biến, phát sinh chỉ một khoảnh khắc và qua đi mất hết. (Khi suy nghiệm về điều đó, chúng ta thường cố gắng sắp xếp những kinh nghiệm thành những loại riêng biệt như: cảm giác, cảm xúc và suy nghĩ, nhưng trong thực tế chúng đều tất cả trộn lẫn với nhau.) Sự thu tập cực kỳ phấn khích và không kiểm soát được này của những kinh nghiệm tạo hợp thành dòng chảy của hữu thức. Không giống như linh hồn bất diệt, não thức có nhiều phần, nó liên tục thay đổi không ngừng, và không có lý do nào để nghĩ rằng nó thì vĩnh cửu.

Linh hồn là một câu chuyện kể khiến một số người chấp nhận, trong khi những người khác phủ nhận. Nhưng dòng chảy của hữu thức, ngược lại, là thực tại cụ thể, chúng ta trực tiếp chứng kiến từng khoảnh khắc. Đó là điều chắc chắn nhất trên thế giới. Bạn không thể nghi ngờ sự hiện hữu của nó. Ngay cả khi chúng ta bị nghi ngờ chiếm trọn, và tự hỏi: “Có phải những kinh nghiệm chủ quan thực sự hiện hữu?”, Chúng ta có thể chắc chắn rằng chúng ta đang trải nghiệm nghi ngờ.

Những kinh nghiệm hữu thức tạo thành dòng chảy của hữu thức thì đích xác là gì? Mỗi kinh nghiệm chủ quan có hai đặc điểm cơ bản: cảm giác và ham muốn. Những robot và những computer không có ý thức vì mặc dù chúng có vô số khả năng, chúng không cảm thấy gì và không thèm muốn gì. Một robot có thể có một sensor năng lượng gửi dấu hiệu cho CPU  –  đơn vị tiến hành trung tâm [7] – của nó khi pin sắp hết. Sau đó robot có thể di chuyển hướng tới một ổ cắm điện, tự cắm vào ổ điên và sạc pin. Tuy nhiên, trong suốt tiến trình này robot không có cảm nghiệm bất cứ gì. Ngược lại, một người nếu cạn kiệt năng lượng tất cảm thấy đói và thèm muốn để ngưng chặn cảm giác khó chịu này. Đó là tại sao chúng ta nói rằng con người là những sinh vật hữu thức và những robot thì không, và tại sao đó là một tội ác để người ta làm việc đến khi họ quị ngã vì đói và kiệt sức, trong khi để những robot làm việc đến khi chúng cạn pin, không mang đến hổ thẹn đạo đức.

Thế còn về những động vật? Có phải chúng có ý thức? Chúng có kinh nghiệm chủ quan? Liệu có ổn không để buộc một con ngựa làm việc cho đến khi nó quị ngã vì kiệt sức? Như đã ghi nhận trước đó, khoa học đời sống hiện nay cho rằng tất cả những động vật loài có vú và loài chim, và ít nhất là một số loài bò sát và loài cá, đều có những cảm giác và những cảm xúc. Tuy nhiên, hầu hết những lý thuyết cập nhật nhất cũng chủ trương rằng những cảm giác và cảm xúc là những algorithm tiến hành-dữ liệu sinh hóa. Vì chúng ta biết rằng những robot và những computer, chúng tiến hành những dữ liệu với không có bất kỳ kinh nghiệm chủ quan nào, có thể những động vật hoạt động cũng giống như thế? Thật vậy, chúng ta biết rằng ngay cả ở người, nhiều mạch não về cảm giác và cảm xúc có thể tiến hành-dữ liệu và khởi động những hành động hoàn toàn vô thức. Vì vậy, có lẽ đằng sau tất cả những cảm giác và cảm xúc của chúng ta gán cho động vật – đói, sợ hãi, yêu và trung thành – chỉ có những algorithm vô thức rình rập chứ không phải những kinh nghiệm chủ quan?[8]

Lý thuyết này được người đánh dấu giai đoạn mở đầu triết học của thời mới ngày nay, René Descartes duy trì. Trong thế kỷ XVII, Descartes đã chủ trương rằng chỉ có con người biết cảm nhận và thèm muốn, trong khi tất cả những loài động vật khác là những cỗ máy tự động, không ý thức [9], tương tự như một robot hay một máy bán hàng tự động. Khi một người đá một con chó, con chó không kinh nghiệm gì cả. Con chó co rúm lại và sủa một cách tự động, giống như một máy bán hàng tự động kêu lịch xịch, làm một cốc cà phê, mà không cảm thấy hay mong muốn bất cứ một gì.

Lý thuyết này đã được chấp nhận rộng rãi trong thời Descartes. Những y sĩ và học giả thế kỷ XVII đã mổ những con chó sống và quan sát sự hoạt động những cơ quan trong cơ thể chúng, mà không có một trong hai, thuốc mê lẫn ngại ngùng. Họ không nhìn thấy bất cứ gì sai với việc đó, giống đúng như chúng ta không nhìn thấy có bất cứ gì sai trong việc mở nắp của một máy bán hàng tự động, và quan sát những bánh răng cưa và băng dây chuyền đang quay của nó. Trong những năm đầu thế kỷ XXI, vẫn có rất nhiều người đã cho rằng những động vật không có ý thức, hoặc ít nhất, chúng có một loại ý thức.rất khác biệt và thấp kém hơn.

Để quyết định xem động vật có não thức hữu thức tương tự như của riêng chúng ta, đầu tiên chúng ta phải có được một sự hiểu biết tốt hơn về những não thức vận hành thế nào, và những vai trò của chúng. Đây là những câu hỏi vô cùng khó khăn, nhưng vẫn rất đáng để dành thời gian cho chúng, vì não thức sẽ là ‘người hùng’ trong nhiều chương tiếp theo. Chúng ta sẽ không thể nắm giữ được những quan hệ mật thiết đầy đủ của những công nghệ mới lạ, như trí tuệ nhân tạo, nếu chúng ta không biết những não thức là gì. Do đó, hãy tạm thời để qua một bên câu hỏi cụ thể về não thức của động vật, và xem xét kỹ lưỡng xem khoa học biết gì về não thức và ý thức nói chung. Chúng ta sẽ tập trung vào những thí dụ lấy từ những nghiên cứu về ý thức con người – đó là dễ tiếp cận hơn đối với chúng ta – và sau đó trở lại với những động vật, và hỏi xem những gì là đúng thực với con người, có cũng là đúng thực với với những họ hàng xa gần có lông và có cánh của chúng ta hay không.

Nói bộc trực, khoa học biết ít về não thức và hữu thức, rất ít đến phải ngạc nhiên. Lý thuyết chính thống hiện nay cho rằng ý thức được tạo thành bởi những phản ứng điện hoá học trong óc, và rằng những kinh nghiệm tinh thần hoàn thành một số chức năng thiết yếu của tiến hành-dữ liệu.[10] Tuy nhiên, không ai có được một bất kỳ ý tưởng nào về một đám rối bòng bong gồm những phản ứng sinh hóa và dòng điện trong óc, chúng tạo những kinh nghiệm chủ quan về đau đớn, giận dữ hay thương yêu như thế nào. Có lẽ chúng ta sẽ có một lời giải thích vững chắc trong mười hay năm mươi năm tới. Nhưng hiện nay đang năm 2016, chúng ta không có lời giải thích nào như vậy, và chúng ta tốt hơn nên nói rõ ràng về điều đó.

Dùng fMRI để rà quét, cấy ghép những đầu điện cực và những dụng cụ cơ điện tinh vi khác, những nhà khoa học đã xác định chắc chắn được những tương quan và ngay cả những liên kết nhân quả giữa những dòng điện trong não và những kinh nghiệm chủ quan khác nhau. Chỉ bằng cách nhìn vào hoạt động của não, những nhà khoa học có thể biết có phải bạn đang tỉnh, mơ, hay ngủ sâu. Họ có thể bật chiếu thật nhanh một hình ảnh trước mắt của bạn, đúng tại ngưỡng cửa của sự nhận thức hữu thức, và xác định (không hỏi bạn) không biết bạn đã trở thành nhận biết được hình ảnh hay không. Họ thậm chí xoay sở để liên kết được những nơrôn não riêng rẽ với nội dung tâm lý cụ thể, tìm thấy rằng, lấy thí dụ, một nơrôn (đặt tên là) “Bill Clinton” và một nơrôn (đặt tên là) “Homer Simpson”. Khi nơrôn Bill Clinton bật lên hoạt động, cá nhân này đang nghĩ về người tổng thống thứ 42 của USA; cho cá nhân đó thấy một hình ảnh của nhân vật Homer Simpson, và những nơrôn gọi cùng tên bật lên khởi động.

Nói rộng hơn, những nhà khoa học biết rằng nếu một cơn bão điện nổi lên trong một vùng não nhất định, bạn có lẽ có tình cảm tức giận. Nếu cơn bão này giảm đi, và một vùng khác sáng lên – bạn đang có kinh nghiệm về thương yêu. Thật vậy, những nhà khoa học thậm chí có thể đưa vào những tình cảm tức giận hay thương yêu bằng cách dùng điện để kích thích những nơrôn đúng (tương ứng của chúng). Nhưng hết sức quái lạ không hiểu nổi là làm thế nào sự chuyển động của những electron từ chỗ này sang chỗ khác lại chuyển vào thành một hình ảnh chủ quan của Bill Clinton, hay một tình cảm chủ quan của tức giận hay thương yêu?

Giải thích phổ biến nhất chỉ ra rằng bộ óc là một hệ thống hết sức phức tạp, với hơn 80 tỉ nơrôn kết nối vào thành những mạng lưới chi li phức tạp khó hiểu. Khi hàng tỉ nơrôn gửi qua lại hàng tỉ tín hiệu điện, những kinh nghiệm chủ quan xuất hiện. Mặc dù việc gửi và nhận của mỗi tín hiệu điện là một hiện tượng sinh hóa đơn giản, tác động qua lại giữa những tín hiệu này tạo ra một gì đó hết sức phức tạp hơn nhiều – dòng chảy của hữu thức. Chúng ta quan sát những động lực tương tự trong nhiều lĩnh vực khác. Sự chuyển động của một chiếc xe duy nhất là một hành động đơn giản, nhưng khi hàng triệu chiếc xe di chuyển và tác động qua lại đồng thời, nghẽn xe cộ lưu thông xuất hiện. Việc mua và bán một cổ phần duy nhất thì đơn giản, nhưng khi hàng triệu người mua bán cổ phần, mua và bán hàng triệu cổ phần chứng khoán cùng một lượt, hoạt động đó có thể dẫn đến những khủng hoảng kinh tế làm kinh ngạc ngay cả những nhà chuyên môn.

Tuy nhiên, giải thích này không giải thích gì cả. Nó hoàn toàn chỉ đủ để xác định rằng vấn đề thì rất phức tạp. Nó không cung cấp bất kỳ một cái nhìn sâu xa thấu đáo nào vào trong vấn đề một loại hiện tượng (hàng tỷ những tín hiệu điện di chuyển từ đây đến kia) tạo ra một loại hiện tượng khác rất khác biệt (kinh nghiệm chủ quan của tức giận hay yêu thương) như thế nào. So sánh tương tự với những tiến trình phức tạp khác như nghẽn xe cộ lưu thông và những cuộc khủng hoảng kinh tế là thiếu sót. Những gì tạo ra xe cộ bị nghẽn lưu thông? Nếu bạn theo dõi chỉ một chiếc xe duy nhất, bạn sẽ không bao giờ hiểu được nó. Sự tắc nghẽn là kết quả từ những tác động qua lại giữa nhiều ô tô. Xe A ảnh hưởng đến chuyển dịch của xe B, vốn nó chắn đường của xe C, và tiếp lục như vậy. Tuy nhiên, nếu bạn có bản đồ di chuyển của tất cả những chiếc xe liên quan, và mỗi xe tác động xe khác thế nào, bạn sẽ có được một giải thích đầy đủ của sự tắc nghẽn lưu thông. Sẽ là điều vô nghĩa để hỏi, “Nhưng làm thế nào để tất cả những chuyển động này tạo ra tắc nghẽn lưu thông?” Vì “tắc nghẽn lưu thông” chỉ đơn giản là một thuật ngữ trừu tượng con người chúng ta đã quyết định dùng để chỉ kết tập đặc biệt này của những sự kiện xảy ra.

Ngược lại, “tức giận” không phải là một thuật ngữ trừu tượng mà chúng ta đã quyết định để dùng như một cách viết tắt cho hàng tỉ những tín hiệu điện chạy trong óc. Tức giận là một kinh nghiệm trải qua, cực kỳ cụ thể mà mọi người đã quen thuộc với nó, rất lâu trước khi họ biết gì về điện. Khi tôi nói, “Tôi tức giận!” Tôi trỏ vào một cảm giác rất rõ ràng và thực như có thể chạm vào được. Nếu bạn mô tả một phản ứng hóa học trong một nơrôn có kết quả trong một tín hiệu điện như thế nào, và hàng tỉ những phản ứng tương tự dẫn đến thêm hàng tỉ những tín hiệu khác nữa như thế nào, nó vẫn còn là có giá trị để hỏi, “Nhưng làm thế nào để hàng tỉ những sự kiện này chúng đến với nhau để tạo ra cảm giác tức giận chắc thực của tôi?”

Khi hàng ngàn những chiếc xe né tránh nhau, lăn bánh chậm chạp từng vòng một, trên đường qua lại của chúng ở London, chúng ta gọi đó là một tắc nghẽn lưu thông, nhưng nó không tạo ra một vài hữu thức thật lớn nào đó thuộc thành phố London, bay lượn cao trên công trường Piccadilly, và nói với bản thân, “Ồ, tôi cảm thấy bị nghẽn!” Khi hàng triệu người bán hàng tỉ cổ phần, chúng ta gọi đó là một cuộc khủng hoảng kinh tế, nhưng không có tinh thần thuộc thị trường chứng khoán Wall Street lớn nào càu nhàu, “Chết tiệt, tôi cảm thấy tôi đang trong khủng hoảng.” Khi hàng nghìn tỉ của những molecule nước kết thành một khối trên bầu trời, chúng ta gọi đó là một đám mây, nhưng không ‘hữu thức mây’ nào xuất hiện thông báo: “tôi cảm thấy mưa.” Thế là thế nào, sau đó, rằng khi hàng tỉ những tín hiệu điện di chuyển vòng quanh nội bên trong óc tôi, một não thức nổi lên cảm thấy “tôi tức giận!”? Cho đến năm 2016, chúng ta hoàn toàn không có lấy được một ý tưởng nào để hiểu.

Do đó nếu thảo luận này đã để cho bạn lại với mù mờ lẫn lộn và rối rắm khó hiểu, bạn đang trong một khối rất đông đảo những người giống như bạn. Những nhà khoa học giỏi nhất cũng thế, có một chặng đường dài để đi đến khai mở ra được bí ẩn của não thức và hữu thức. Một trong những điều tuyệt vời về khoa học là khi những nhà khoa học không biết một gì đó, họ có thể thử tất cả đủ mọi loại những lý thuyết và những cục diện, tình thế, nhưng cuối cùng họ có thể chỉ thú nhận sự thiếu hiểu biết của họ.

Phương trình của Sự sống

Những nhà khoa học không biết một thu tập của những tín hiệu não điện tạo ra những kinh nghiệm chủ quan như thế nào. Thậm chí một điều cốt yếu quan trọng hơn, là họ không biết những gì có thể là lợi thế về tiến hóa của một hiện tượng như vậy. Đây là khoảng trống lớn nhất trong sự hiểu biết của chúng ta về sự sống. Con người có hai bàn chân, vì trong hàng triệu những thế hệ, bàn chân đã cho tổ tiên chúng ta khả năng để đuổi theo những con thỏ và chạy thoát những con sư tử. Con người có mắt, vì trong vô số những hàng nghìn năm đôi mắt đã cho phép những người trước chúng ta để xem con thỏ chạy hướng nào, và con sư tử đang từ đâu đến. Nhưng tại sao con người có những kinh nghiệm chủ quan về đói và sợ hãi?

Trước đây không lâu, những nhà sinh học đã đưa ra một trả lời rất đơn giản. Những kinh nghiệm chủ quan là thiết yếu cho sự sống còn của chúng ta, vì nếu chúng ta không cảm thấy đói hoặc sợ, chúng ta sẽ không bõ công phiền hà để đuổi theo thỏ và chạy trốn sư tử. Khi nhìn thấy một con sư tử, tại sao một người chạy trốn? Vâng, người ấy sợ quá, thế nên người ấy bỏ chạy. Những kinh nghiệm chủ quan đã giải thích những hành động của con người. Tuy nhiên, ngày nay những nhà khoa học cung cấp một giải thích chi tiết hơn nhiều. Khi một người nhìn thấy một con sư tử, những tín hiệu điện di chuyển từ mắt đến óc. Những tín hiệu đến nơi kích thích một số nơrôn nhất định, chúng phản ứng bằng cách bắn ra nhiều những tín hiệu hơn. Những tín hiệu này kích thích những nơrôn khác chạy xuống theo dòng phản ứng, vốn đến lượt của chúng, chúng lại bắn đi thêm những tín hiệu. Nếu đủ số của những nơrôn đúng, bắn đi với tốc độ đủ nhanh, những mệnh lệnh được gửi đến những tuyến thượng thận làm ngập cơ thể với adrenaline, tim được hướng dẫn để đập nhanh hơn, trong khi nơrôn ở trung tâm chuyển động gửi tín hiệu xuống đến những bắp thịt chân, khiến chúng bắt đầu co và dãn, và người đó chạy xa thoát con sư tử.

Trớ trêu thay, chúng ta ghi chép tiến trình này càng chi tiết hơn, trở thành càng khó khăn hơn để giải thích những tình cảm hữu thức. Chúng ta càng hiểu bộ óc thêm nhiều hơn, não thức dường như càng trở thành dư thừa. Nếu toàn bộ hệ thống làm việc bằng những tín hiệu điện chạy từ đây đến kia, chúng ta cần quái gì để cũng phải cảm thấy sợ hãi? Nếu một chuỗi những phản ứng điện hoá học dẫn chạy từ những nơrôn trong mắt suốt tới những chuyển động của những bắp thịt chân, tại sao lại thêm những kinh nghiệm chủ quan vào chuỗi (tác động) này? Chúng làm gì? Vô số những quân bài domino có thể đổ xuống một loạt, quân này nối tiếp quân kia, không cần bất cứ kinh nghiệm chủ quan nào. Tại sao những nơrôn cần những xúc động tình cảm để kích thích lẫn nhau, hoặc để bảo tuyến thượng thận hãy bắt đầu bơm? Thật vậy, 99 phần trăm của những hoạt động của cơ thể, gồm chuyển động bắp thịt và tiết hormon, đều diễn ra không cần đến những tình cảm hữu thức. Vậy tại sao những nơrôn, những bắp thịt, và những tuyến nội tiết lại cần những tình cảm như vậy trong 1 phần trăm còn lại của những trường hợp?

Bạn có thể biện luận rằng chúng ta cần một não thức vì não thức giữ những ký ức, lập những chương trình, và tự động loé sáng những hình ảnh và ý tưởng hoàn toàn mới. Nó không chỉ đáp ứng với những kích thích từ bên ngoài. Lấy thí dụ, khi một người nhìn thấy một con sư tử, ông không tự động phản ứng trước hình ảnh con vật ăn thịt người. Ông nhớ lại năm ngoái, một con sư tử ăn thịt người dì của mình. Ông tưởng tượng ông sẽ cảm thấy thế nào nếu một con sư tử xé ông ra những mảnh nhỏ. Ông suy ngẫm về số phận những đứa con sẽ mồ côi của mình. Đó là tại sao ông chạy trốn. Thật vậy, nhiều những phản ứng dây chuyền bắt đầu với sáng kiến riêng của não thức hơn là với bất kỳ kích thích trực tiếp bên ngoài nào. Vì vậy, nhớ lại về một vài vụ sư tử tấn công trước đây có thể đột ngột bật lên trong não thức một người, đặt người ấy suy nghĩ về sự nguy hiểm những con sư tử đã gây ra. Sau đó người ấy gọi tất cả những người khác trong bộ lạc với nhau, và họ nặn óc suy nghĩ tìm những cách thức mới để dọa cho sư tử bỏ đi.

Nhưng khoan, hãy đợi một chút. Tất cả những kỷ niệm, tưởng tượng và suy nghĩ này là những gì? Chúng tồn tại nơi nào? Theo lý thuyết sinh học hiện nay, những ký ức, tưởng tượng và suy nghĩ của chúng ta không tồn tại trong một vài lĩnh vực phi vật chất nào cao hơn. Thay vào đó, chúng cũng là những đám núi tuyết lở của những tín hiệu điện do hàng tỉ nơrôn bắn đi. Do đó, ngay cả khi chúng ta hình dung trong những ký ức, những tưởng tượng và những suy nghĩ, vẫn còn lại với chúng ta một loạt những chuỗi phản ứng điện hoá học chạy qua hàng tỉ nơrôn, kết thúc với hoạt động của những tuyến thượng thận và những bắp thịt chân.

Ngay cả có phải là có một bước duy nhất trên hành trình dài và quanh co này, giữa hành động của một nơrôn và phản ứng của nơrôn tiếp theo, ở chỗ đó não thức can thiệp và quyết định xem liệu nơrôn thứ hai có nên bắn đi hay không? Có bất kỳ một chuyển động vật chất nào, thậm chí của một electron duy nhất, do kinh nghiệm chủ quan của sự sợ hãi gây nên, hơn là sự chuyển động trước đó của một số electron khác gây nên? Nếu không có chuyển động loại giống như vậy – và nếu mỗi electron chuyển dịch vì electron khác đã chuyển dịch trước đó – tại sao chúng ta cần để kinh nghiệm với sợ hãi? Chúng ta chẳng có đầu mối nào để mò ra lời đáp.

Những nhà triết học đã gói bí ẩn này trong một câu hỏi gài bẫy ngầm: Những gì xảy ra trong não thức nhưng không xảy ra trong bộ óc? Nếu không có gì xảy ra trong não thức, ngoại trừ những gì xảy ra trong mạng lưới nơrôn khổng lồ của chúng ta – khi đó, tại sao chúng ta cần não thức? Nếu một gì đó thực sự xảy ra trong não thức hơn thêm và bên trên những gì xảy ra trong mạng lưới nơrôn – nó xảy ra ở chốn quái quỉ nào? Giả sử tôi hỏi bạn nhân vật Homer Simpson nghĩ gì về Bill Clinton và vụ bê bối với cô Monica Lewinsky. Bạn có lẽ không bao giờ nghĩ về điều này trước đó, vì vậy não thức của bạn bây giờ cần phải hợp nhất hai kỷ niệm trước đó không có liên quan, có lẽ bằng cách nhớ lại hình ảnh của anh chàng Homer uống bia khi xem tivi nghe tổng thống tai tiếng này nói câu: “Tôi đã không có quan hệ tình dục nào với người đàn bà đó” của ông ta. Sự nối kết ký ức này xảy ra ở đâu?

Một số nhà khoa học về bộ óc cho rằng nó xảy ra trong “không gian hợp chung để làm việc”, được những tác động qua lại của nhiều neuron tạo ra. [11] Tuy nhiên từ “không gian làm việc” chỉ là một ẩn dụ. thực tại đằng sau ẩn dụ là gì? Chỗ nào những mảnh thông tin khác biệt thực sự gặp nhau và kết hợp? Theo lý thuyết hiện nay, chắc chắn nó không diễn ra ở một vài “chiều thứ năm” nào đó theo kiểu Plato. Thay vào đó, nó diễn ra, hãy nói, chỗ nào có hai nơrôn trước đó chưa được nối, nay đột nhiên bắt đầu bắn những tín hiệu với nhau. Một khớp nối neuron mới được thành hình giữa nơrôn Bill Clinton và nơrôn Homer Simpson. Nhưng nếu như vậy, tại sao chúng ta cần kinh nghiệm hữu thức của ký ức hơn thêm và bên trên sự kiện vật lý của hai nơrôn kết nối?

Chúng ta có thể đặt cùng một câu đố này theo những thuật ngữ toán học. Giáo điều (những ‘tin chắc như đinh đóng cột’ của những nhà khoa học) ngày nay chủ trương rằng những cơ cấu sinh vật đều là những algorithm, và rằng những algorithm có thể được trình bày trong hình thức những công thức toán học. Bạn có thể dùng những con số và ký hiệu toán để viết một chuỗi gồm những bước vốn một máy bán hàng tự động cần để sửa soạn một tách trà, và một chuỗi gồm những bước vốn một bộ óc thường có khi nó hoảng hốt thấy một con sư tử đến gần. Nếu như vậy, và nếu những kinh nghiệm hữu thức thực hiện một số những chức năng quan trọng, chúng phải có một biểu diễn bằng toán học. Vì chúng là một phần thiết yếu của algorithm. Khi chúng ta viết algorithm của sự sợ hãi, và phá vỡ “sợ hãi” xuống thành một loạt những tính toán chính xác, chúng ta có thể chỉ ra: “Chỗ này, bước số 93 trong quá trình tính toán – đây là kinh nghiệm chủ quan của sự sợ hãi”; nhưng có bất kỳ một algorithm nào trong lĩnh vực bao la của toán học có chứa một kinh nghiệm chủ quan? Cho đến nay, chúng ta không biết có bất kỳ một algorithm nào như vậy. Mặc dù hiểu biết rộng rãi chúng ta đã đạt được trong những lĩnh vực của toán học và khoa học computer, không có những hệ thống tiến hành-dữ liệu nào chúng ta đã tạo ra lại cần những kinh nghiệm chủ quan để hoạt động theo qui định, và không một hệ thống nào cảm thấy đau đớn, vui sướng, tức giận hay yêu thương.[12]



Có lẽ chúng ta cần những kinh nghiệm chủ quan để suy nghĩ về bản thân mình? Một con vật lang thang trên đồng cỏ và tính toán những cơ may của nó để tồn tại và sinh sản phải trình bày lại những hành động và quyết định của nó với chính nó, và đôi khi thông tin chúng với những động vật khác. Khi não cố gắng để tạo ra một mô hình của những quyết định riêng của chính nó, nó bị mắc kẹt trong một sự vòng vo lạc đề, lệch khỏi những lối chính, đến vô tận, và ‘úm ba la ra cái gì đây!’ Ra khỏi vòng quẩn quanh tít mù này, hữu thức bật ra.

Năm mươi năm trước đây, điều này có thể đã nghe xuôi tai thuận hợp, nhưng năm 2016 thì không. Nhiều công ty lớn, chẳng hạn như Google và Tesla, đang nghiên cứu kỹ thuật và sản xuất những xe ô tô tự lái, chúng đã đang chạy trên đường phố chúng ta. Những algorithm điều khiển xe tự điều khiển này làm hàng triệu phép tính mỗi giây về những xe khác, những người đi bộ, những đèn lưu thông và những ổ gà. Chiếc xe tự động dừng lại ở những đèn đỏ, vượt qua những trở ngại, và giữ một khoảng cách an toàn với những loại xe khác – tất cả đều thành công mà không cảm nhận bất kỳ một sợ hãi nào. Chiếc xe cũng cần phải đưa chính nó vào tính toán và thông tin những kế hoạch và mong muốn của nó với những xe khác xung quanh, vì nếu nó quyết định lách sang bên phải, làm như vậy sẽ ảnh hưởng đến hành vi phản ứng của chúng. Chiếc xe làm tất cả như thế mà không có bất kỳ vấn đề nào – và cũng không có bất kỳ ý thức nào. Chiếc xe tự lái không phải là đặc biệt. Nhiều program trong computer khác cũng thực hiện những gì được ấn định, hay cho phép cho những hoạt động của chúng, nhưng không một nào trong số chúng đã phát triển ý thức, và không một nào cảm thấy hoặc mong muốn bất cứ gì cả.[13]

Nếu chúng ta không thể giải thích não thức được, và nếu chúng ta không biết nó có đáp ứng những chức năng nào không, tại sao không chỉ đơn giản là loại bỏ nó? Lịch sử của khoa học thì đầy những khái niệm và lý thuyết đã bị bỏ rơi. Lấy thí dụ, những nhà khoa học ở đầu thời nay là những người đã từng cố gắng để giải thích sự chuyển động của ánh sáng, họ đã nêu lên sự hiện hữu của một chất gọi là ether, đã được giả định là đầy trong tất cả vũ trụ. Ánh sáng đã được cho là những sóng của ether. Tuy nhiên, những nhà khoa học đã thất bại, không tìm thấy được bất kỳ bằng chứng thực nghiệm nào cho sự hiện hữu của chấtether đó, trong khi họ đã đưa ra giả thuyết thay thế khác và hay hơn về ánh sáng. Do đó, họ đã đã némether vào thùng rác của khoa học.



Xe ô tô tự lái của Google trên đường phố.




Tương tự như vậy, trong hàng nghìn năm con người đã dùng Gót để giải thích vô số những hiện tượng tự nhiên. Điều gì gây thành sét đánh? Gót!. Điều làm cho mưa rơi? Gót! Sự sống trên trái đất bắt đầu thế nào? Gót đã tạo ra nó! [14] Trong vài thế kỷ vừa qua những nhà khoa học đã không tìm được bất kỳ một bằng chứng thực nghiệm nào về sự hiện hữu của Gót, trong khi họ đã tìm thấy những giải thích chi tiết hơn cho hiện tượng sét đánh, mưa rơi, và nguồn gốc của sự sống. Do đó, với ngoại lệ của một vài lĩnh vực phụ, nhỏ của triết học, không có bài viết nào loại cho đồng nghiệp duyệt xét trong bất kỳ tạp chí khoa học nào đã lấy sự hiện hữu của Gót là luận cứ nghiêm chỉnh. Những nhà sử học không biện luận rằng những nước Đồng minh thắng Thế chiến thứ Hai, vì Gót đã đứng về phía họ; những nhà kinh tế không đổ lỗi cuộc khủng hoảng kinh tế năm 1929 cho Gót; và những nhà địa chất không gọi tên của Gót để giải thích những chuyển động của mảng kiến tạo trên vỏ quả đất.

Cùng một số phận tương tự cũng xảy ra với ‘linh’ hồn. Trong hàng nghìn năm người ta đã tin rằng tất cả những hành động và quyết định của chúng ta bắt nguồn từ những linh hồn của chúng ta. Tuy nhiên, trong sự vắng mặt của bất kỳ bằng chứng hỗ trợ nào, và với sự có mặt của những lý thuyết thay thế nhiều chi tiết hơn, khoa học đời sống đã ném những linh hồn xuống cống. Như những cá nhân, nhiều nhà sinh học và những y sĩ có thể vẫn tiếp tục tin vào những linh hồn. Tuy nhiên, họ không bao giờ viết về chúng trong những tạp chí khoa học chuyên ngành hay phổ thông đứng đắn.

Có lẽ não thức nên cùng nắm tay những linh hồn, Gót và ether vào trong thùng rác của khoa học? Sau rốt, không có ai đã từng nhìn thấy những kinh nghiệm đau đớn, hay thương yêu qua một kính hiển vi, và chúng ta có một giải thích rất chi tiết sinh hóa học cho đau đớn và yêu thương khiến không còn chỗ nào cho những kinh nghiệm chủ quan. Tuy nhiên, có một sự khác biệt quan trọng giữa não thức và linh hồn (cũng như giữa não thức và Gót). Trong khi sự tồn tại của linh hồn vĩnh cửu là thuần phỏng đoán, kinh nghiệm của đau đớn là một thực tại trực tiếp và rất hữu hình. Khi tôi đạp lên vào một cái đinh, tôi có thể có 100 phần trăm chắc chắn rằng tôi cảm thấy đau (thậm chí nếu đến lúc đó, tôi vẫn thiếu một giải thích khoa học về nó). Ngược lại, tôi không thể chắc chắn rằng nếu những vết thương trở nên bị nhiễm độc và tôi chết vì bệnh ‘phong đòn gánh’, linh hồn của tôi sẽ tiếp tục tồn tại. Đó là một chuyện rất thú vị và rất an ủi mà tôi sẽ rất sung sướng để tin theo, nhưng tôi không có bằng chứng trực tiếp nào cho tính xác thực của nó. Vì tất cả những nhà khoa học liên tục kinh nghiệm những cảm giác chủ quan như đau và nghi ngờ, họ không thể phủ nhận sự hiện hữu của chúng.

Một cách khác để bỏ rơi não thức và hữu thức là bằng cách phủ nhận sự liên quan của chúng chứ không phải là sự hiện hữu của chúng. Một số nhà triết học, khoa học – như Daniel Dennett và Stanislas Dehaene – biện luận rằng tất cả những câu hỏi liên quan đều có thể trả lời được bằng cách nghiên cứu những hoạt động của não, mà không cần bất kỳ trợ giúp nào từ những kinh nghiệm chủ quan. Như thế, những nhà khoa học có thể an toàn xóa “tâm”, “hữu thức” và “những kinh nghiệm chủ quan” khỏi ngữ vựng và những bài viết của họ. Tuy nhiên, như chúng ta sẽ thấy trong những chương tiếp theo, toàn bộ hệ thống phức tạp gồm những tin tưởng của chính trị và đạo đức ngày nay được xây dựng dựa trên những kinh nghiệm chủ quan, và một số những đilemma đạo đức có thể được giải quyết bằng cách nhắc dẫn chặt chẽ với những hoạt động của bộ óc. Lấy thí dụ, tra tấn hoặc hiếp dâm có gì sai trái? Từ một quan điểm hoàn toàn về mặt hoạt động của hệ thần kinh, khi một người bị tra tấn hoặc hãm hiếp, một số phản ứng sinh hóa học nào đó xảy ra trong não, và nhiều tín hiệu điện của những loại khác biệt di chuyển từ một đám nơrôn này sang một đám khác. Có gì có thể là sai trái với hoạt động của hệ thần kinh như thế đó? Nhưng hầu hết mọi người ngày nay đều cảm thấy nhờm tởm trong đạo đức trước sự tra tấn và hãm hiếp vì những kinh nghiệm chủ quan có liên quan. Nếu bất kỳ nhà khoa học nào muốn biện luận rằng những kinh nghiệm chủ quan là không liên quan, thách đố của họ là để giải thích tại sao tra tấn hoặc hiếp dâm là sai mà không tham chiếu đến bất kỳ kinh nghiệm chủ quan nào.

Cuối cùng, một số nhà khoa học đành thừa nhận rằng hữu thức là thực, và có thể thực sự có giá trị đạo đức và chính trị to lớn, nhưng nó không đáp ứng chức năng sinh học nào hết tất cả. Hữu thức là sản phẩm-phụ, không định có, vô dụng về phương diện sinh học của những tiến trình nhất định nào đó trong não. Động cơ phản lực nổ vang ầm ầm, nhưng tiếng ầm ầm đó không đẩy máy bay về phía trước. Con người không cần carbon dioxide, nhưng mọi và mỗi hơi thở làm đầy không khí với nhiều carbon dioxide hơn. Tương tự như vậy, hữu thức có thể là một loại ô nhiễm tinh thần, bộ óc đã sản xuất từ sự bắn đi hay phóng tới của mạng lưới thần kinh phức tạp. Nó không làm bất cứ gì cả. Nó thì chỉ có đó. Nếu điều này là đúng, nó hàm ý rằng tất cả những đau đớn và vui sướng đã được hàng tỉ sinh vật trong hàng triệu năm có kinh nghiệm, đều chỉ là những ô nhiễm tinh thần. Điều này chắc chắn là một ý tưởng đáng suy nghĩ, Ngay cả nếu nó không là sự thật. Nhưng ngạc nhiên hết sức để nhận ra rằng, ở thời điểm năm 2016, đây là lý thuyết hay nhất về hữu thức mà khoa học thời nay có để cung cấp cho chúng ta.

Có lẽ ngành khoa học đời sống nhìn vấn đề từ góc độ sai. Họ tin rằng sự sống thì tất cả là về tiến hành-dữ liệu, và rằng những sinh vật là những bộ máy để làm những phép tính và những quyết định. Tuy nhiên, suy diễn từ so sánh tương tự này giữa những sinh vật và những algorithm có thể đánh lừa chúng ta. Trong thế kỷ XIX, những nhà khoa học mô tả những bộ óc và những não thức như thể chúng là những động cơ hơi nước. Tại sao lại động cơ hơi nước? Vì đó là kỹ thuật dẫn đầu của thời đó, nó cung cấp năng lực cho xe hoả, tàu thuỷ, và những nhà máy, vì vậy khi con người đã cố gắng để giải thích sự sống, họ giả định rằng nó phải làm việc theo cùng những nguyên lý tương tự. Não thức và cơ thể được làm bằng những ống dẫn tròn dài, những xylanh, van và píttông, chúng nén và xả áp lực, do đó tạo những chuyển động và hành động. Suy nghĩ theo lối như vậy đã có ảnh hưởng sâu xa ngay cả trong tâm lý học của Freud, đó là tại sao nhiều thuật ngữ tâm lý của chúng ta là vẫn đầy với những khái niệm vay mượn từ kỹ thuật cơ khí.

Hãy xem xét, lấy thí dụ, lập luận sau của Freud: “quân đội gò ép xung lực tình dục làm nhiên liệu cho tính hung hăng gây hấn quân sự. Quân đội tuyển những thanh niên đúng khi xung lực tình dục của họ ở đỉnh cao của nó. Quân đội hạn chế những cơ hội có quan hệ tình dục và giải toả thực sự tất cả những dồn nén đó của những quân nhân, hệ quả là chúng tích luỹ bên trong họ. Quân đội sau đó chuyển hướng áp lực dồn nén này và cho phép nó được thoát xả dưới hình thức hung hãn nhà binh” Đây chính là cách một động cơ hơi nước hoạt động. Bạn dồn nhốt hơi nước sôi bên trong một hộp kín. Hơi nước tích tụ nhiều hơn và áp lực tăng nhiều hơn, cho đến khi đột nhiên bạn mở một van, và cho áp lực thoát ra theo một hướng đã định trước, khai thác nó để đẩy một xe lửa, hoặc một khung cửi. Không chỉ trong quân đội, nhưng trong tất cả những lĩnh vực hoạt động, chúng ta thường xuyên phàn nàn về những áp lực dâng cao trong chúng ta, và chúng ta sợ rằng trừ khi chúng ta “cho một số hơi thoát ra”, chúng ta có thể nổ tung.

Ở thế kỷ XXI, nghe có vẻ trẻ con để so sánh tâm lý con người với một động cơ hơi nước. Ngày nay chúng ta biết về một công nghệ tinh xảo hơn rất nhiều – máy computer – vì vậy chúng ta giải thích tâm lý con người như thể nó là một computer tiến hành-dữ liệu hơn là một động cơ hơi nước điều chỉnh áp lực. Nhưng so sánh tương tự mới này có thể quay ra là cũng ngây thơ đúng như thế. Dầu sao chăng nữa, những computer không có não thức. Chúng không nài xin bất cứ gì, Ngay cả khi chúng ‘vướng một lỗi’ [15], và Internet không cảm thấy đau ngay cả khi những chế độ độc tài cắt tất cả quốc gia khỏi Web. Vì vậy, tại sao dùng những computer như một mô hình cho sự tìm hiểu não thức?

Vâng, chúng ta có thực chắc chắn rằng những computer không có những cảm giác hay những ham muốn? Và ngay cả nếu chúng vẫn chưa có một bất kỳ nào hiện nay, có lẽ một khi chúng trở nên đủ phức tạp, chúng có thể phát triển hữu thức? Nếu điều đó có sẽ xảy ra, chúng ta có thể xác định được nó như thế nào? Khi những computer thay thế tài xế xe buýt của chúng ta, thày giáo của chúng ta và nhà tâm lý trị liệu của chúng ta, làm thế nào chúng ta có thể xác định liệu chúng có tình cảm, hay liệu chúng chỉ là một tụ hợp của những algorithm không có não thức?


Lê Dọn Bàn tạm dịch – bản nháp thứ nhất




[1] [Evolution, Creationism, Intelligent Design’, Gallup, accessed 20 December 2014,
http://www.gallup.com/poll/21814/evolution-creationism-intelligent-design.aspx; Frank Newport, ‘In US, 46 per cent Hold Creationist View of Human Origins’, Gallup, 1 June 2012, accessed 21 December 2014,
http://www.gallup.com/poll/155003/hold-creationist-view-human-origins.aspx.]
[2] “Survival of the fittest” : ‘sự sống còn của loài thích nghi nhất’ là câu của Herbert Spencer, trở thành câu nói phổ thông, về thuyết tiến hoá của Darwin, ‘thích nghi nhất (fittest)’ = “better designed for an immediate, local environment”
[3] individual: late Middle English (‘indivisible’ không phân chia được): < medieval Latin individualis, < Latin individuus, < in- ‘not’ + dividuus ‘divisible’ (
[4] personality: kết hợp của những đặc tính hoặc những tính chất tạo thành nét riêng biệt, gọi là cá tính, của một cá nhân.
[5] organelle
[6] Mind: tôi tạm dịch, ở đây và những chỗ khác, là não thức, và định nghĩa là ‘có lý trí, suy nghĩ, tình cảm, và trí nhớ, do có khả năng tự ý thức và kinh nghiệm về mình và thế giới quanh mình’ (tôi tự thêm vào, ở trên) để giải thích nghĩa thông thường, dùng được, của từ ‘mind’ này.
Trước đây, vẫn đã thường dịch “mind” là: ‘tâm”, hay “tâm thức”, cũng có khi là ‘tinh thần’ (như đối nghịch với thân xác) hay ‘trí tuệ’ (như đối nghịch với tình cảm). Những từ này đã vướng vào vấn đề ‘tâm/vật’ (hay dualism của Plato/Descartes) nay đã lỗi thời. (a) ‘tâm’ (心): người Tàu đã dịch từ ‘citta’ trong Sankrit, ‘tâm’ = quả tim, là một từ cụ thể (tiếng Tàu rất nghèo từ trừu tượng, nghèo hơn India rất nhiều), nên ‘tâm’ không thể chuyển hết được những nội dung phức tạp trừu tượng của “citta”. (b) Còn ‘thức’ (識): cũng dịch ‘vijñāna’ trong Sankrit, một khái niệm triết học đạo Phật khác, chỉ một yếu tố của Ngũ uẩn, và yếu tố thứ 3 của Mười hai Nhân duyên. – thông thường, ‘thức’ hiểu là sự nhận biết.. Ðó là hoạt động tâm lý khi giác quan (căn) tiếp xúc với đối tượng (trần), thức được sinh ra, ‘thức’ ở đây có thể thấy là cảm nhận của những giả hợp, nghĩa là hoàn toàn không có tính thường tại – chỉ với mức độ hiểu biết sơ đẳng thế đó đã cho thấy ‘thức’ với gốc Phật học của nó, không có nội dung tương đương với ‘mind’ của tâm lý học phương Tây. Như thế, tâm, thức,  tâm thức, trong tiếng Việt, đã sẵn chứa nội dung tôn giáo, nhuốm tính siêu hình, và trong văn học, đã xử dụng với nội dung quá rộng rãi, quá loãng đến thành mơ hồ, bất định; (thí dụ ‘tâm’ trong câu thường nói ‘vạn sự tại tâm’! – trong Phật học, không bao giờ có ‘một’ là nguyên nhân của ‘vạn’ sự, vì như thế đã phản lại tinh thần của nguyên lý ‘vạn sự tương khởi’; tất cả đều nương nhau mà có, hay một thí dụ khác, ‘thức’ trong một mệnh đề quen thuộc khác ‘triết học của tỉnh thức’, thức ở đây không còn là nhận biết thông thường (như trong ‘khoa học thường thức’), nhưng gần như sự giác ngộ chân lý); Thế nên những gì ‘tâm’, ‘thức’ mang những nội dung như hiện đang dùng, hoàn toàn xa lạ với nội dung của ‘mind’ trong tâm lý học phương Tây. Vì ‘tâm’, ‘tâm thức’ khó dùng lại như một thuật ngữ triết học để dịch ‘mind’, nên dịch ‘mind’ là não thức, với định nghĩa (của ‘mind’) rõ ràng như trên, để ứng hợp như là đối tượng của triết học về não thức (philosophy of mind).
Trong thế kỷ XX, triết học não thức đã trở thành một trong những lĩnh vực trọng tâm của thế giới triết học Anh Mỹ, và vẫn còn tiếp tục như thế. Những câu hỏi như những quan hệ giữa trí tuệ và não, bản chất của hữu thức, và chúng ta nhận thức thế giới như thế nào, đã đi đến được xem là rất quan trọng trong việc tìm hiểu thế giới. Ngày nay, vị trí nổi bật trong triết học não thức nhằm thiết lập tương đương giữa những hiện tượng tâm lý với những hoạt động của bộ óc, và giải thích chúng tất cả trong những thuật ngữ khoa học. Đôi khi dự án này được gọi là “khoa học về nhận thức” (cognitive science), và nó mang giả định ngầm rằng nhận thức xảy ra trong những máy computer, cũng như trong bộ óc con người và động vật, và đều có thể được nghiên cứu như nhau trong mỗi một của ba thể dạng này.
Những gì khái niệm ‘não thức’ chứa đựng (tự biết nghĩ, nhớ và cảm,...), có thể không (hay chưa) tìm được hết trong những hoạt động của bộ óc (hay hệ thống thần kinh) của chúng ta, nhưng nếu không có bộ óc sinh hoá, chắc chắn chúng ta không thể có ‘mind’, nên tôi dịch ‘mind’ = ‘não thức’.
[7]  CPU: Central Processing Unit: Đơn vị Tiến hành Trung tâm của computer: những mệnh lệnh được tiến hành ở bộ phận này, CPU gồm hai bộ phận nhỏ hơn: ALU (Đơn vị Toán Lôgích) và  CU (Đơn vị Điều khiển).
[8] [Gregg, Are Dolphins Really Smart?, 82–3.]
[9] automata mindless (René Descartes (1596–1650): les animaux sont des machines. dénués de conscience ou de pensée – thú vật là những bộ máy, trống trơn không ý thức hay suy nghĩ)
[10] [Stanislas Dehaene, Consciousness and the Brain: Deciphering How the Brain Codes Our Thoughts(New York: Viking, 2014); Steven Pinker, How the Mind Works (New York: W. W. Norton, 1997)]
[11] [Dehaene, Consciousness and the Brain.]
[12] [Những người cho là lỗi lạc có thể nhắc đến ‘định lý bất toàn’ của Godel, theo đó không có hệ thống toán học (xây dựng trên những) định đề nào có thể chứng minh được tất cả những chân lý số học (chân lý của set N). Sẽ luôn luôn có một vài mệnh đề đúng, nhưng không thể chứng minh được từ bên trong hệ thống. Trong văn chương phổ thông, định lý này đôi khi bị ‘cướp làm con tin’ để giải thích cho sự hiện hữu của não thức. Phê bình rằng não thức thì cần thiết để giải quyết những chân lý không thể chứng minh được loại như vậy. Tuy nhiên, hoàn toàn không có gì rõ ràng (từ những phê bình đó) cho thấy tại sao những sinh vật cần phải liên luỵ, hay phải bám vào chân lý toán học phức tạp như vậy để tồn tại và sinh sản. Trong thực tại, phần lớn những quyết định hữu thức của chúng ta đều không liên quan gì với những vấn đề như vậy cả.]
Cũng nói thêm; ở đây tác giả nhắc tới những người viện dẫn định lý Goedel để nói rằng những con số thôi không đủ, không tạo thành một hệ thống đóng kín, vẫn cần một gì ngoài nó để cho thấy một vài chỗ đúng củac chính nó, và tác giả biện luận cho chúng ta rằng sự sống, những gì ông đang chú ý tới ở đây, không cần tới, vì không liên hệ gì với một hệ thống giải quyết một vấn đề toán học như vậy (toán lôgích, những bài toán của Hilbert). Nhưng lấy ‘định lý bất toàn’ bắt làm con tin để mong dùng nó đe doạ rằng con người thì bất toàn, nên một gì đó vượt con người (Gót) phải hiện hữu! như thế là bỏ khoa học tìm về tin tưởng tôn giáo.Trong toán học, định lý bất toàn, rất phức tạp, khó hiểu (‘any formal system that is interesting enough to formulate its own consistency can prove its own consistency iff it is inconsistent’) nhưng bản chất là một paradox, nói về một khiếm khuyết, giới hạn của con người, nhưng cũng vẫn do một con người, chính tác giả của nó, Godel đã đưa ra; và vẫn dùng khả năng trí tuệ của chính con người. Trước sau khoa học, cũng như toán học, không bao giờ nói rằng mình đã có và nắm được chân lý. Tất cả những hệ thống, khám phá khoa học đều giả định là ‘chưa đúng’, chưa là là chân lý, có thể sai, chờ và cho đến khi gặp sai, thất bại, không ứng dụng được; sẽ buông bỏ, và tìm một gì đó ‘đúng hơn’ để thay thế, để làm việc tiếp.
[13] [Christopher Steiner, Automate This: How Algorithms Came to Rule Our World (New York: Penguin, 2012), 215; Tom Vanderbilt, ‘Let the Robot Drive: The Autonomous Car of the Future is Here’, Wired, 20 January 2012, accessed 21 December 2014, http://www.wired.com/2012/01/ff_autonomouscars/all/; Chris Urmson, ‘The Self-Driving Car Logs More Miles on New Wheels’, Google Official Blog, 7 August 2012, accessed 23 December 2014, http://googleblog.blogspot.hu/2012/08/the-self-driving-car-logs-more-miles-on.html; Matt Richtel and Conor Dougherty, ‘Google’s Driverless Cars Run into Problem: Cars with Drivers’, New York Times, 1 September 2015, accessed 2 September 2015,
http://www.nytimes.com/2015/09/02/technology/personaltech/google-says-its-not-the-driverless-cars-fault-its-other-drivers.html?_r=1.]
[14] Chúng ta cũng tương tự, ‘thiên’ nhiên, trời mưa, trời đánh, ‘con tạo’,.... nhưng chỉ khác là đã từ lâu, chỉ hiểu chúng với nghĩa tượng trưng, những ẩn dụ. Và ‘trời’, ‘con tạo’ cũng không phải tất cả là những tên gọi của những gì chúng ta không thể hiểu, không thể giải thích; đó có lẽ chỉ là phần tốt đẹp tử tế, muốn có; nhưng còn những gì chúng ta không thể hiểu nhưng tàn ác, độc hại, hay hãm hại con người, những gì đưa lối, dẫn đường con người đến ‘bến mê’, vào ‘khổ đau đứt ruột’, là những sức mạnh cũng siêu nhiên, nhưng chúng ta không muốn có, không muốn gặp, là những ‘ma’, ‘quỉ’, ‘yêu tinh’. Như thế “Trời”, ‘ông trời’, ‘ma’, ‘tinh’, ‘quỉ’, đều là những ẩn dụ, để chỉ những quyền năng siêu nhiên, chỗ chúng ta chạm với những giới hạn của hiểu biết, nó là khoảng trống tri thức, tên gọi của tất cả những gì ‘không/chưa biết’, của thời trước khi có triết học và khoa học. Có lẽ tin tường thành hình đầu tiên trên mặt đất, tín ngưỡngmọi vật có hồn, gọi chúng là ‘mana’Mana là quyền năng siêu nhiên trong bóng tối, hiểu biết con người không soi chiếu tới được; Mana (thành ‘ma’ trong tiếng Việt) sản sinh tất cả những dạng thức của quyền năng vượt con người, tốt lẫn xấu (hình ảnh ma trong người Việt luôn luôn là một phụ nữ, i.e. có thể sinh sản; phải chăng nghĩ ‘mana’ là mẹ, sinh một bầy con. Những đứa tốt lành (trẻ tạo hoá, sau đó lớn lên đến già mới thành khôn - trời già có mắt), chúng nghe theo cầu nguyện, cúng bái, thờ phượng của con người, nên con người cho là tốt (dù chúng cũng có khi làm những điều hại người); và những đứa ác độc (tinh, ma, quỉ, quái), với những đứa con này, mọi chuyện cầu nguyện, cúng bái, thờ phượng, hối lộ đều  không xong, (hay không phải ai cũng làm được, trừ những thày mo, thày pháp, phù thuỷ) nên con người cho là xấu, tránh xa. Sau cùng, người ta quên gốc mana?, Quên người mẹ, chỉ còn loay hoay với đám con, cả tốt lẫn xấu ‘trời, đất, quỉ, thần’ (hay gót, satăng, trong văn chương phương tây) mà thôi). Đều là những không-biết, không-hiểu, nhưng xấu, đổ cho ‘ma, quỉ, satăng’, còn tốt đẹp, cho là ‘trời, gót’.
[15] a computer ‘bug’


Phần nhận xét hiển thị trên trang

Không có nhận xét nào: