VTN
Bài viết dưới đây (mới đưa trên FB của tôi ngày 2-1) chủ yếu đề cập tới một cách hiểu về sự bình đẳng đã tồn tại ở miền Bắc sau 1954, ngày nay đang mở ra trong cả nước và có những diễn biến tinh vi. Sự bình đẳng vốn được coi như một quan niệm hiển nhiên về con người. Nhưng đến thời ta nó lại được giải thích sai lầm, biến thành chỗ dựa để con người sống hành động tùy tiện vụ lợi dẫn tới tình trạng hỗn loạn. Cách hiểu về bình quân thô thiển này đang là lực cản kéo cả xã hội chúng ta lại.
Có hai hoàn cảnh khiến những suy nghĩ trên nảy sinh trong tôi.
Một là khi đi học , nhiều cán bộ công nông và con em họ lười và dốt lại được cộng điểm và sau khi ra trường được ưu tiên lựa chọn vào những cơ quan đầu não .
Hai là trong mọi công việc, nhất là những công việc đòi hỏi lao động chất lượng cao, có cả một xu hướng cào bằng tốt xâu hay dở chi phối.
Ví dụ như trong văn chương.
Để viết nên một tác phẩm tạm gọi là có chất lượng, người ta phải bỏ ra một công sức gấp trăm lần việc ngoáy vội làm ra những trang văn những dòng thơ xoàng xĩnh. Vậy mà trong khi tính toán tiền nong trả cho công việc, giữa cái hay và cái dở chỉ có sự phân biệt nhỏ, cách đánh giá như thế dẫn những người láu lỉnh chạy theo số lượng hơn là để công chăm lo từng trang viết một cách kỹ lưỡng.
Còn trong thời kinh tế thị trường như hiện nay, lại đang có tình trạng cạnh tranh không lành mạnh, với muôn ngàn biểu hiện khác nhau, mà khi cần biện hộ, người ta lấy quyền sống, sự bình đẳng trong tồn tại làm cái mộc cái lý do cuối cùng che chở.
Trong giao thông chúng ta đang chứng kiến tình trạng hỗn loạn, phần do đường xá đã quá tải, phần do mọi người luồn lách cản trở nhau. Riêng tôi muốn nói thêm một khía cạnh tâm lý thấy rõ nhất ở các trung tâm còn nhiều chất đô thị trung cổ như Hà Nội. Đó là tình trạng người sử dụng xe thô sơ (và nay là xe máy) lấy cớ bình đẳng xâm phạm vào phần đường của xe ô tô, rồi lấy chuyện ngăn trở được những phương tiện hiện đại hơn làm niềm vui.
Nhìn rộng ra cả xã hội càng thấy rõ tình trạng đám đông được chiều chuộng, các phần tử ưu tú bị đánh phá khiến họ không còn chức năng lôi cuốn cả đám đông quần chúng đi tới.
Chủ nghĩa bình quân chưa bao giờ có nhiều bộ mặt như hiện nay, nhưng về bản chất nó là một phương diện của tư tưởng tiểu nông theo mãi chúng ta trên con đường hiện đại hóa tự phát.
Một là khi đi học , nhiều cán bộ công nông và con em họ lười và dốt lại được cộng điểm và sau khi ra trường được ưu tiên lựa chọn vào những cơ quan đầu não .
Hai là trong mọi công việc, nhất là những công việc đòi hỏi lao động chất lượng cao, có cả một xu hướng cào bằng tốt xâu hay dở chi phối.
Ví dụ như trong văn chương.
Để viết nên một tác phẩm tạm gọi là có chất lượng, người ta phải bỏ ra một công sức gấp trăm lần việc ngoáy vội làm ra những trang văn những dòng thơ xoàng xĩnh. Vậy mà trong khi tính toán tiền nong trả cho công việc, giữa cái hay và cái dở chỉ có sự phân biệt nhỏ, cách đánh giá như thế dẫn những người láu lỉnh chạy theo số lượng hơn là để công chăm lo từng trang viết một cách kỹ lưỡng.
Còn trong thời kinh tế thị trường như hiện nay, lại đang có tình trạng cạnh tranh không lành mạnh, với muôn ngàn biểu hiện khác nhau, mà khi cần biện hộ, người ta lấy quyền sống, sự bình đẳng trong tồn tại làm cái mộc cái lý do cuối cùng che chở.
Trong giao thông chúng ta đang chứng kiến tình trạng hỗn loạn, phần do đường xá đã quá tải, phần do mọi người luồn lách cản trở nhau. Riêng tôi muốn nói thêm một khía cạnh tâm lý thấy rõ nhất ở các trung tâm còn nhiều chất đô thị trung cổ như Hà Nội. Đó là tình trạng người sử dụng xe thô sơ (và nay là xe máy) lấy cớ bình đẳng xâm phạm vào phần đường của xe ô tô, rồi lấy chuyện ngăn trở được những phương tiện hiện đại hơn làm niềm vui.
Nhìn rộng ra cả xã hội càng thấy rõ tình trạng đám đông được chiều chuộng, các phần tử ưu tú bị đánh phá khiến họ không còn chức năng lôi cuốn cả đám đông quần chúng đi tới.
Chủ nghĩa bình quân chưa bao giờ có nhiều bộ mặt như hiện nay, nhưng về bản chất nó là một phương diện của tư tưởng tiểu nông theo mãi chúng ta trên con đường hiện đại hóa tự phát.
Đầu những năm 2000, một người bạn tôi kể lên Tây Nguyên, thấy có chuyện lạ, những người làm công canh gác cho một trang trại hồn nhiên cho người ngoài vào thoải mái hái trộm cà phê. Họ bảo nhau, chủ cũng là người như mình, tội gì để chủ vượt lên sung sướng hơn mình.
Có thể cái lối cư xử trắng trợn nói trên chắc là hiếm hoi, nhưng cái triết lý “ai cũng như ai” “cá đối bằng đầu“ “cá mè một lứa“ thì có vẻ mọi người Việt sẵn sàng chia sẻ.
Hà Nội bây giờ khá nhiều nhà, nhất là nhà buôn bán, có người giúp việc, tức các ô - sin.
Nhưng không ít trường hợp phục vụ quán xá được ít ngày, các ô - sin là những con người nông thôn không hề có kinh nghiệm buôn bán kia đã lăm le nhảy ra làm cái việc cạnh tranh ngay với chủ cũ.
Bởi người ta nghĩ mình chẳng kém gì đời.
Buôn bán hay cai quản sai phái người khác, ai chẳng biết làm.
”Cờ đến tay ai người ấy phất”.
Cả học hành nữa, thằng này mà được học thì kém chi đời!
Sở dĩ ông nọ ông kia có vai vế chẳng qua giỏi bịp bợm luồn lọt hoặc kéo bè kéo cánh mà leo lên đầu lên cổ người khác,...chứ chẳng tài cán gì cả --
cái lập luận ấy được nhiều người ưa thích.
Nhiều cuộc khởi nghĩa nông dân thời trung đại trên danh nghĩa bảo là tái lập sự công bằng, nhiều khi chỉ là một cách để người ta khẳng định rằng không có một trật tự nào cả, không làm liều chỉ thiệt.
LẠI CŨNG LÀ NGUYÊN CỚ DẪN ĐẾN HỖN LOẠN
Trong các, xã hội bình thường, cả cộng đồng giống như một khu rừng nguyên sinh có cây cao bóng cả, có cả những dây leo. Cỏ mọc lan trên mặt đất cùng với dây leo ủ đất, giữ nước, làm cho cả cánh rừng thành một tổng thể có cấu trúc chặt chẽ và do đó dây leo cũng có ích.
Còn ở ta suốt trường kỳ lịch sử, một xã hội phân tầng như vậy cũng có, nhưng còn ở trong tình trạng rất yếu ớt. Ngấm ngầm trong dân gian vẫn tồn tại một quan niệm bình đẳng tuyệt đối. Các thành viên quần thể làng xã, chỉ biết đến sự phát triển của chính mình. Một hệ thống giá trị thích hợp không được hình thành, hoặc có hình thành cũng không được mọi người công nhận.
Ai cũng như ai, giữa các cá thể chỉ có sự cạnh tranh, nhiều khi là tàn bạo và trắng trợn. Kẻ nào giỏi kẻ đó thắng và kẻ thắng sẽ có lẽ phải, có chính nghĩa. “Được làm vua thua làm giặc”.
Xã hội không trưởng thành và phát triển lên được ư? Không sao, miễn tôi không kém ai là được, nhiều người nghĩ vậy!
Hồ Xuân Hương không phải chỉ nổi tiếng với những câu thơ ỡm ờ nửa thanh nửa tục mà còn ở lại trong lịch sử với lời giả định
Ví đây đổi phận làm trai được
Thì sự anh hùng há bấy nhiêu
Câu thơ không chỉ thổ lộ cái uất ức của người phụ nữ mà cái chính là nói lên ý chí của lớp người cùng cực tự an ủi rằng thả ra chắc mình chẳng thua kém ai.
Nhà văn Kim Lân từng kể một trong những ý nghĩ thúc đẩy ông sáng tác khi mới vào nghề là cái cảm giác “ Ta cũng chẳng kém gì các người !“
Cái cảm giác đó có thể có ý nghĩa tích cực với nghĩa thúc đẩy một cá nhân lập nên sự nghiệp.
Nhưng một xã hội mà gồm toàn những người không chấp nhận một trật tự nào, không công nhận vai trò của học vấn bản lĩnh truyền thống gia tộc … mà chỉ thấy ai cũng như ai chen cạnh mà sống, thì chưa chắc đã tạo được sự tiến hóa cần thiết.
Khi đã chẳng còn có sự phân tầng thì, theo các nhà sinh học, một quần thể chỉ còn có cấu trúc của một rừng cỏ gianh.
Cấu trúc được đơn giản hóa tới mức tối thiểu.
Mà một trong những quy luật của thiên nhiên là ” Bất cứ sự đơn giản hóa hệ thống nào đều dẫn tới sự thắng lợi của những hình thức thấp của đời sống và điều đó làm xấu đi một cách tệ hại cuộc sống của con người”.
Phần nhận xét hiển thị trên trang
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét