Kho giống má trên cánh đồng chữ nghĩa!

Thứ Năm, 3 tháng 11, 2016

Cuộc đời vốn dĩ không trọn vẹn, có được cái này ắt sẽ mất đi cái khác. Vậy nên đứng trước sự lựa chọn cần cân nhắc nặng nhẹ, chớ vì việc nhỏ mà đánh mất đi việc lớn.


việc nhỏ, tôn nghiêm, lời trung thực,
Tâm lượng nhỏ thì phiền não nhiều, đau khổ cũng nhiều; tâm lượng lớn, niềm vui tăng, phúc đức cũng tăng. (Ảnh: Internet)
Chớ vì tranh giành quyền thế mà đánh mất tình bằng hữu
Đôi khi chỉ vì tranh quyền đoạt lợi mà tổn thương đến tình cảm bạn bè, ngay cả tình nghĩa sâu nặng cũng mất, điều đó thật không đáng. Dẫu sao thì quyền lợi chỉ là nhất thời, còn tình bằng hữu mới là vĩnh cửu.
Chớ vì mong cầu giàu có mà đánh mất niềm vui
Có người chỉ vì kiếm tiền cho gia đình mà suốt ngày bận rộn, không trông nom được cho gia đình trái lại còn đánh mất niềm vui.
Lại có người vì bận rộn kiếm tiền mà vợ chồng không thường gặp nhau, nên đánh mất tình yêu.
Đôi khi người ta chỉ vì kiếm tiền, rồi lại kiếm tiền, không dành thời gian dạy dỗ con cái, thế thì không những đánh mất niềm vui gia đình mà còn thiếu trách nhiệm làm cha làm mẹ.
Kỳ thực, cuộc sống vui vẻ mới là tài sản quan trọng nhất của đời người. Vì thế, chúng ta chớ vì lo kiếm tiền mà đánh mất niềm vui.
việc nhỏ, tôn nghiêm, lời trung thực,
Cuộc sống vui vẻ mới là tài sản quan trọng nhất của đời người. (Ảnh: Internet)
Chớ vì gây dựng sự nghiệp mà đánh mất sức khỏe
Con người hiện nay luôn bận rộn với sự nghiệp của mình, nhưng tạo dựng sự nghiệp đâu có dễ dàng? Con người ta một khi đã bận rộn rồi thì quên quan tâm đến sức khỏe của mình, đến khi sự nghiệp đã thành thì sức khỏe cũng cạn kiệt.
Sức khỏe giống như nhiên liệu của chiếc ô tô, không có sức khỏe thì làm sao sống vui và làm việc tốt được. Sức khỏe có thể nói là vốn liếng của mọi sự nghiệp.
Chớ nói lời thiếu thực tế mà đánh mất sự tôn nghiêm
Nếu chúng ta thường nói những lời khéo léo, không thực tế, thì lâu dần sẽ bị người khác xem thường nhân cách. Lời nói không thật chẳng những tự làm mất mặt, mà còn đánh mất chữ tín và sự tôn nghiêm.
Làm người thì lời nói và việc làm phải thống nhất, thường nói những lời từ bi, yêu thương, nói lời ngay thẳng, mới có thể tự mình được lợi, người khác được lợi.
Một người chỉ cần giữ tâm chính niệm là chính bạn, dù cho thiệt thòi thì cũng vẫn là chính bạn.
Nếu chúng ta không biết cân nhắc nặng nhẹ, không biết trân trọng nhân duyên trước mắt, rốt cuộc chỉ vì việc nhỏ mà đánh mất việc lớn thì thật không đáng. Xét cho cùng thì tất cả nhân duyên hình thành đều không dễ dàng.
Cho nên nói: “Tâm lượng nhỏ thì phiền não nhiều, đau khổ cũng nhiều; tâm lượng lớn, niềm vui tăng, phúc đức cũng tăng”.
Sưu tầm


Phần nhận xét hiển thị trên trang

Không có nhận xét nào: